Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 312): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến –Bản Đàn Xuân – Lê Thương

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

Bản Đàn Xuân – Lê Thương; Ca sĩ trình bày: Tâm Vấn

Đọc Thêm:

BẢN ĐÀN XUÂN

Đàn xuân tủi lòng nẩy cung đợi mong

Reo ai oán trong khuê phòng

Tình tang tang tính tính tình

Tình tang tang tính tính tình

Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng

Ngồi se chỉ hồng

Hỏi ai hiểu không

Tiếng oanh muốn nhắn lời thay những tiếng ngân

Như chiếc bóng người chưa dám nhắc chân

Chờ tin thơ chim hoàng oanh đưa

Còn xa bay trong áng sương mờ.

Đàn ca cảnh vườn

Nhủ hoa thả hương

Hương hoa luyến theo cung đàn

Tình tang tang tính tính tình

Tình tang tang tính tính tình

Để cùng bay khắp trần hoàn

Lời hoa kể rằng

nhiều đêm rạng trăng

Thấy ai ướm má hồng ru những tiếng êm

Hoa cũng muốn trời cho có trái tim

Để yêu riêng nhân tình hoa

Và xuân tươi, tươi đến muôn mùa

Đàn bao tuổi rồi, đàn ca chẳng ngơi

Bao giây đứt trong quãng đời

Tình tang tang tính tính tình

Tình tang tang tính tính tình

Của tình duyên số mạng người

Đàn ca nửa lời

Để cung nhẹ lơi

Có dây nắn tiếng cười dây nắn tiếng than

Dây nắn tiếng trầm dây nắn tiếng vang

Tuỳ theo dây tơ tình tơ duyên

Và theo dây lưu luyến u huyền.

Bản Đàn Xuân – Lê Thương; Ngọc Quỳnh trình bày

                         Phạm Duy và Lê Thương, chốn miền Nam, ngày xa xưa…

Vào thời kỳ chuẩn bị và thành hình của Tân Nhạc Việt Nam, những nhạc phẩm có giá trị không phải chỉ đến từ thành phố nghìn năm văn vật là Hà Nội. Tại Hải Phòng, Lê Thương, Hoàng Quý, Hoàng Phú (sau này đổi tên là Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân,… cũng đã tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng, hay theo ban kịch đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên… Họ cũng còn là những hướng đạo sinh (ngoại trừ Lê Thương làm nghề thầy giáo, sau khi đã bỏ dở đường tu nhà dòng) và hay tổ chức đi cắm trại hay đi hát tại các tỉnh lân cận bằng xe đạp.

Lê Thương là người có nhiều nhạc tình nhất trong bọn. Ông khởi sự bằng những bài như Tiếng Ðàn Ðêm Khuya, Một Ngày Xanh, Bản Ðàn Xuân, Thu Trên Ðảo Kinh Châu,… Ông còn là người soan nhạc có nhiều tâm hồn thi sĩ nhất trong đám người tiền phong của nền Tân Nhạc. Lời ca của Lê Thương là những lời thơ tuyệt vời ngay từ lúc này cũng như mãi mãi về sau. Trong khi nhạc tình của các nhạc sĩ trẻ khác dùng nhiều câu, nhiều chữ thật sáo thì tình khúc của Lê Thương mới mẻ, thi vị hơn nhiều. Ví dụ bài Bản Ðàn Xuân mà tôi đã hát trên các sân khấu từ Bắc vào Nam trong những năm tháng tôi làm người du ca đầu tiên của nền Tân Nhạc:

Ðàn Xuân tủi lòng

Nảy cung đợi mong

Gieo ai oán trong khuê phòng

Tình tính tang, tang tính tình

Tình tính tang, tang tính tình

Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng…

Trước hết, trong một bài hát về mùa Xuân như Bản Ðàn Xuân này, giống như các bạn đồng thời của mình, Lê Thương cũng mượn thiên nhiên để tỏ tình, nhưng trong ca khúc, ông đã nhân cách hóa sự vật: thiên nhiên là ông, ông là thiên nhiên. Những chữ lót, chữ đệm mà ta thường thấy trong dân ca cổ truyền như “tình tính tang, tang tính tình” được ông đua vào Tân Nhạc một cách rất hợp thời, hợp cảnh. Nét nhạc ngũ cung có thêm một bán âm thoáng qua, không có hại gì cho mầu sắc rất quê hương của ca khúc. Tiến trình giai điệu rất đẹp, có một câu nhạc chủ đạo được nhắc lại hai lần, vươn lên anacrouse (chỗ hứng khởi nhất của ca khúc), rồi tuần tự đi xuống, nghỉ ngơi ở cuối bài. Tối thiểu thì tôi cũng thấy, về sau, có hai bài bị ảnh hưởng nét nhạc Lê Thương. Ðó là Buồn Tàn Thu của Văn Cao và Chinh Phụ Ca của Phạm Duy,… Chưa kể những bài khác của các tác giả khác. Tôi thích các câu ca trong Bản Ðàn Xuân:

Ngồi xe chỉ hồng

Hỏi ai hiểu không?

Tiếng oanh muốn nhắn lời hay những tiếng ngân

Như chiếc bóng người chưa dám nhấc chân

Chờ tin thơ chim hoàng oanh đưa

Còn xa bay trong áng sương mờ…

Tiếng đàn xuân do Lê Thương gảy lên, sau khi đến với thiếu nữ trong khuê phòng, sẽ tới thăm cảnh vườn, để nhủ hoa thả hương. Hoa sẽ lên tiếng:

Lời hoa kể rằng

Nhiều đêm rạng trăng

Thấy ai ướm má hồng

Ru những tiếng êm.

Hoa cũng muốn trời cho có trái tim

Ðể yêu riêng nhân tình hoa

Và Xuân tươi, tươi đến muôn mùa

Bài hát tiếp tục:

Ðàn bao tuổi rồi

Ðàn ca chẳng ngơi.

Bao dây đứt trong quãng đời

Tình tang tang tính tính tình

Tình tang tang tính tính tình

Của tình duyên số mạng người.

Ðàn ca nửa lời

Ðể cung nhẹ lơi

Có dây nắn tiếng cười, dây nắn tiếng than

Dây nắn tiếng trầm, dây nắn tiếng vang

Tùy theo dây, tơ tình tơ duyên

Và theo dây lưu luyến u huyền…

                                                                                                                    Phạm Duy

(Biên Khảo:Nhạc Việt Tân Nhạc, Những Năm Ðầu Thời Kỳ Thành Lập (1938-45) Xu Hướng Nhạc Tình Duy Nhiên/Lãng Mạn/Trữ Tình Nhóm Hải Phòng)

(Nguồn: quanthoigian.forumvi.com)

Comments are closed.