Giới thiệu Tình ca du mục

(Trích trong Tôi học được bí mật của u sầu (Bộ 1) và Mộ phần tôi ở đâu? (Bộ 2). Thơ Toàn Tập của Federico Garcia Lorca, Ngu Yên dịch liên văn bản.)

Ngu Yên

Image result for romancero gitano

* * *

Đầu thế kỷ 20, hầu hết các nghệ sĩ trong các lãnh vực thẩm mỹ, đồng loạt chỉ trích chủ nghĩa Hiện Thực, phản đối bằng những sáng tác cụ thể và đưa ra những nhận thức luận mới mẻ, chống lại luận lý xây dựng nguyên lý tổng quát, chân lý duy nhất, và nghệ thuật mẫu. Trong hội họa, Picasso dẫn đầu với vẽ lập thể. Trong văn chương, phong trào Siêu Thực như cơn lốc cuốn khắp Châu Âu, lan tràn ra Châu Mỹ và những nơi xa xôi khác. Trong hoàn cảnh đó, Primer Romancero Gitano. Tình ca du mục của Federico Garcia Lorca ra đời, năm 1927, với 18 bài tình ca của dân Gypsy, kể lại những câu truyện bằng thơ, mang tính dân gian, được độc giả hưởng ứng khắp nơi, nhất là các vùng ở miền quê. Phê bình truyền thống đánh giá cao và tên tuổi của Lorca trở thành thi sĩ phổ thông. […]

Ở Tây Ban Nha, trong thời điểm này, những nghệ sĩ phản kháng dòng văn học Hiện Thực và giáo điều cấm kỵ của Ky Tô giáo, đã tung ra những vượt thoát về giới tính, tình dục, tôn giáo, siêu hình, nhân cách… bằng “ngôn ngữ” tự do của Siêu Thực. Lorca chẳng những rất quen thuộc với học thuật mới, ông còn sở hữu một kiến thức sâu sắc về văn học Tây Ban Nha. Nên nhớ, tác phẩm của Lorca bắt đầu từ văn học truyền thống của quê hương ông. Trong Tình ca du mục, Lorca đã tìm thấy một công thức pha trộn giữa văn học dân gian và văn học cao cấp tân thời.

Tình ca dân gian có nguồn gốc sử thi, có nhịp điệu thoải mái hơn nhịp điệu gò bó về sau của các thể thơ truyền thống Tây Ban Nha. Trong thời kỳ Trung Cổ, thể Tình Ca (Romance) đã được công nhận, có thẩm quyền để công bố những giá trị của quốc gia, của quê hương. Đặc điểm của thể loại Tình Ca, như C.W.vCobb nhận xét trong Federico Garcia Lorca, New York, Twayne, 1967, là huyền bí, mê hoặc, khi trình bày sự hỗn hợp giữa thực tế và tưởng tượng.

Tình Ca truyền thống có nhiệm vụ lý tưởng hóa lịch sử, nhân vật, trình bày chân lý qua các câu truyện thời Hy Lạp, La Mã, hoặc ca ngợi tình yêu qua những chuyện tình muôn thuở. Tình ca thời đại của Lorca chủ yếu định dạng lại sự lãng mạn, nêu rõ những nổi loạn xã hội, những phản đối cá nhân bằng cách lật đổ những chức năng kể truyện theo truyền thống và nỗ lực tạo ra hiệu quả ngược lại.

Sự kiện Lorca sử dụng thế giới Gypsy, một dân tộc đã bị người Tây Ban Nha gạt ra ngoài lề xã hội, đủ để thấy ý định của ông. Những ý tưởng đối nghịch tiềm ẩn qua những câu chuyện trữ tình, quen thuộc với dân gian, đã khiến thơ du mục truyền bá rộng rãi và không gặp sự ngăn cản của chính trị.

Ví dụ như bài thơ nổi tiếng được số đông yêu chuộng và truyền tụng nhất là bài Tình ca mộng du (Romance Sonámbulo.) Lorca kể lại câu chuyện trong bốn mảnh rời, không mấy liên hệ với nhau, mặc dù có thể nhìn thấy hình ảnh tổng thể. Ông sử dụng bài hát dân gian: Con tàu ra biển. Ngựa về núi như một nối kết, nhưng là một nối kết không rõ ràng. 1- Cô gái Gypsy mơ ước trên lan can. 2- Người thương binh xin phép cư dân được chết một cách tử tế trên giường. 3- Cuộc đối thoại giữa hai người đàn ông. 4- Cô gái Gypsy xuất hiện trên bể nước. Bốn câu kết thúc lập lại đoạn mở đầu. Bài thơ di chuyển vòng tròn, các nhân vật nam nữ không xuất hiện cùng một lúc. Không một giải thích hoặc kết cuộc nào từ tác giả. Hoàn toàn phá vỡ những nguyên tắc xây dựng Tình Ca theo truyền thống. Người đọc có cảm giác thất lạc, chưa đầy đủ. Có điều gì hụt hẫng đang xảy ra.

Tiểu luận của Francisco Garcia Lorca, anh trai của ông, giải thích, Tình ca du mục không có một cấu trúc như đa số người đọc mong đợi, nhưng thay vào đó, những câu thơ để lại cảm xúc, tình cảm và sáng tạo.

Những Gypsy da nâu như mơ

mắt họ khép nửa chừng

gió bụi

cổ vươn lên

đầu mặt ngẩng cao.

Sau khi tập thơ Romancero Gitano (Tình ca du mục) ra đời, các nhà phê bình văn học và độc giả gọi Federico Garcia Lorca là nhà thơ Gypsy, mặc dù chính tác giả từ chối danh hiệu này, nhưng không làm sao tháo gỡ. Đã đôi lần Lorca lên tiếng giải thích. Gypsy chỉ là một trong những chủ đề mà ông trình bày, nhưng lời giải thích đã không thuyết phục được đám đông.

Trong tập thơ này, ông sử dụng thể thơ Ballad, một thể thơ rất truyền thống đến từ dân gian, dùng để kể chuyện, mang nhạc tính dân ca, thịnh hành ở Âu Châu. Không phải chỉ tập thơ Romancero Gitano mà tập thơ trước đó, Poema del Cante Jondo, 1921, ông đã trình bày thể thơ này và chất giọng Gypsy. Có thể nói, Lorca là một nhà thơ nỗ lực cách tân thi ca từ một truyền thống văn học đậm đà của quê hương.

Ông đã tự xác nhận về tựa đề Gitano (Gypsy). Tuy gọi là Gypsy nhưng là thơ về Andalusia, vùng đất miền nam Tây Ban Nha, bên bờ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Những câu chuyện được kể lại, được truyền tụng trong xứ sở này, là những đề tài mà ông vay mượn, vừa tường thuật vừa hư cấu để uyển chuyển đưa tinh thần Ballad từ cổ điển sang tân thời.

Phối hợp với ngôn ngữ Castilian, thông dụng ở Bắc và Trung Tây Ban Nha, một loại ngôn ngữ phổ thông trong thời đó, ngày nay đã lỗi thời nhưng là nguồn gốc sinh thành ngôn ngữ hiện đại.

Ngoài ra, ông đưa những yếu tố sân khấu kịch nghệ vào nội dung và cách thể hiện Ballad, tạo cho thơ một bản chất đặc thù. Từ đó, vươn lên ý nghĩa và giá trị phổ quát trong khuynh hướng đối nghịch lại giá trị truyền thống, nhất là những nguyên tắc của Ky Tô giáo đương thời.

Romancero Gitano được xem là một khám phá và thành tựu quan trọng trong văn học Tây Ban Nha của thế kỷ 20. Theo truyền thống, Ballad tường thuật những câu chuyện về những nhân vật anh hùng trong thần thoại, lịch sử và dân gian – sự ca ngợi mang thần tính đạo đức tôn giáo và niềm tin cổ điển. Ngược lại Ballad của Lorca trình bày những tệ đoan thần thánh, những sai lầm lịch sử, những áp bức xã hội. Một trong những lý do tập thơ này được quần chúng đón nhận nhiệt liệt vì họ tìm thấy, suy tư và số mệnh của chính họ ở trong thơ. Ví dụ, Ballad Martirio de Santa Olalla (Chuyện tử vì đạo của thánh nữ Eulalia), Lorca kể lại câu chuyện thánh nữ mười ba tuổi, tử vì đạo một cách thảm khốc. Quan chấp chính bạo hành, muốn cắt cặp vú của cô, rồi chặt đầu treo xác lên cây.

[…]

Quan chấp chính đòi xem

vú Eulalia đựng trên đĩa.

Dòng huyết mạch thanh xuân

phun ra từ cuốn cổ.

Thân xác cô run rẩy

như chim vướng lùm cây.

Giảo trường, vô luật pháp,

họ chặt đứt đôi tay

còn đang chắp nguyện cầu

lúc xử trảm.

Qua vết khoét lủng máu

xuyên đôi vú trinh nguyên

nhìn thấy màu trời xanh

ẩn náu dòng sữa trắng.

Cả ngàn tia máu con

trên lưng nàng che kín

ướt sũng toàn khúc thân

và lưỡi đao thắm lửa.

Thế kỷ đố kỵ

thịt xương buồn sầu

họ không ngủ

đi lên thiên đàng

vang tiếng áo giáp sắt.

Trong khi nỗi si mê bạo hành

và gươm đao lầm lẫn,

quan chấp chính nhìn trên mâm

đôi vú Eulalia nấu bốc khói.

[…]

Loại Ballad cũ, Romance Viejos, thịnh hành trong thế kỷ 14-15 được đổi mới sau nửa thế kỷ 16, gọi là Romance nuevo, Tân Ballad. Rồi đến Ballad của Lorca, mang cho Tân Ballad một sắc thái xã hội và tâm lý. Trong câu chuyện Tharmar y Amnón, kể lại tệ đoan trong cung đình, em trai hãm hiếp chị. Ông diễn tả tâm lý của Amnón về người chị Tharmar:

[…]

Thamar say mê cất tiếng ca

trên sân thượng trần truồng mơ mộng.

Chung quanh dưới chân nàng,

năm con bồ câu chết vì lạnh.

Amnon ốm nhưng cứng cáp,

nhìn nàng từ tháp cao,

háng nổi đầy bọt nước

và hàm râu run run.

Thân thể nàng thịt da tỏa sáng

từ sân thượng lan tràn xa xôi

nàng thì thầm môi răng rung cảm

như mũi tên nhắm bắn hồng tâm.

Amnon đang theo dõi

vầng trăng tròn rất gần,

chợt thấy vú Thamar căng cứng

hiện ra trong huyễn hoặc ánh trăng.

[…]

Ballad của Lorca không theo cấu trúc truyền thống, ông diễn đạt câu chuyện qua từng mảnh rời. Đôi khi không có kết luận, hoặc quan niệm “huấn dụ” như mục đích của truyện cổ điển.

Thơ của ông luôn luôn mang ảnh hưởng của dân ca, ngay cả những lúc diễn tả bằng siêu thực. Quê hương của ông, Andalusia, tràn đầy chuyện dân gian, ngôn từ dân ca và âm điệu flamenco. Một trong bản chất đậm đà trong thơ Lorca là kịch tính. Dĩ nhiên, vì ông vừa là kịch sĩ, vừa là kịch tác gia nổi tiếng đương thời với những vở kịch tân tiến và khai phá. Mang kịch tính vào Romancero Gitano, ông thuyết phục người đọc một cách dễ dàng.

Thơ là nơi tập trung tính hoa của biểu tượng và ẩn dụ. Nếu biểu ẩn dụ trong truyện mang tính gợi ý và giải thích, biểu ẩn dụ trong thơ vượt lên, thẩm thấu vào kinh nghiệm trực giác. Trước đây thơ sử dụng biểu ẩn dụ dàn dựng hoặc kịch tính để chuyển tiếp giải mã ý nghĩa. Ngày nay, những hình ảnh, những tứ thơ bình thường trở thành biểu ẩn dụ, tự nhiên hơn, gần gũi hơn với đời sống. Thơ Lorca thể hiện cả hai loại biểu ẩn dụ với thẩm mỹ lãng mạn và ý đồ tiền phong.

[…]

Ngày 25 tháng Sáu

El Amargo còn mở mắt.

Ngày 25 tháng Tám

anh nhắm mắt nằm im.

Người tấp nập tìm đến

xem một người qua đời.

Trên tường còn sót lại

bóng lặng lẽ cô đơn.

[…]

(Romance del emplazado. Tình ca cho người nằm xuống.)

Những biểu ẩn dụ trong thơ của Lorca thường bắt gặp là “trăng”, “ngựa”, “bò” và “đấu bò”, những loại cây như Nguyệt Quế, Cam Tùng, Thường Xuân, Ô-liu… Như nhiều nhà phê bình đồng ý với nhau, những biểu ẩn dụ của Lorca liên quan đến sự chết hoặc nỗi u buồn để chết.

Dân tộc Gypsy được thể hiện như đám dân du mục gánh chịu những tai ương bởi lính vệ binh Tây Ban Nha. Trong thơ Lorca, họ chỉ là những người yếu đuối, chỉ bày tỏ được lòng sầu thảm qua than khóc, ca hát và nhảy múa. Hành trình thi ca, âm nhạc và vũ điệu cuả dân Gypsy thể hiện hành trình sinh tồn của một tộc dân. Ngày nay, những nghệ thuật tồn tại của họ để lại là những hoàn tất của cuộc truy lùng ý nghĩa của đời sống.

Những Gypsy da nâu như mơ

mắt họ khép nửa chừng gió bụi

cổ vươn lên đầu mặt ngẩng cao.

Mượn ý từ The Gypsy in the Poetry of Federico Garcia Lorca của Nanyu Chen.)

Thơ Tuyển Trong Tình Ca Du Mục

1. Nữ tu sĩ Gypsy

Tường vôi trắng và cây Sim im ắng.

Trên đồng hoang bông tím nở đầy hoa.

Nữ tu sĩ đang thêu cành quế trúc

trên mảnh khăn có màu sắc cỏ tranh.

Đèn chùm treo sáng bạc

như bảy chim sặc sỡ bay qua.

Xa xa chuông nhà thờ gầm thét

như gấu đang lăn ngửa kêu gào.

Nàng thêu khéo léo, tài thiên phú!

Trên mảnh khăn có màu sắc cỏ tranh

nàng muốn thêu thật đẹp

bông hoa trong ước mơ.

Hoa hướng dương tuyệt diệu!

Hoa mộc lan dát bạc với ru-băng!

Màu vàng nghệ và ánh trăng ảo mộng

trên mảnh khăn thánh thần!

Trong nhà bếp gần đó

năm trái bưởi chín mùi.

Năm vết thương của Christ

khắc tại hải cảng Almeria.

Sâu trong đáy mắt nữ tu sĩ

in hình hai kỵ mã phóng nhanh.

Sau cùng những thì thầm câm nín

kéo vạt áo nàng nâng hở ra

nhìn thấy mây bay và đồi núi

trong mập mờ xa xăm,

trái tim nàng đau khổ

trái tim đường mật và cỏ roi.

Ôi, đồng cỏ dốc đứng

với hai mươi mặt trời lên cao.

Những dòng sông chổi dậy

trong tưởng tượng mơ hồ.

Nhưng nàng vẫn tiếp tục

thêu hoa trong gió thoảng

ánh sáng in bóng hình bàn cờ

qua cửa lưới mắt cáo.

Liên văn bản:

The Gypsy Nun (A.S.Kline,) The Gypsy Nun (Chartkoff, Zachary Jean,) The Gypsy Nun (Langston Huges.)

La monja gitana

Silencio de cal y mirto.

Malvas en las hierbas finas.

La monja borda alhelíes

sobre una tela pajiza.

Vuelan en la araña gris

siete pájaros del prisma.

La iglesia gruñe a lo lejos

como un oso panza arriba.

¡Que bien borda! ¡Con qué gracia!

Sobre la tela pajiza

ella quisiera bordar

flores de su fantasía.

¡Qué girasol! ¡Qué magnolia

de lentejuelas y cintas!

¡Qué azafranes y qué lunas,

en el mantel de la misa!

Cinco toronjas se endulzan

en la cercana cocina.

Las cinco llagas de Cristo

cortadas en Almería.

Por los ojos de la monja

galopan dos caballistas.

Un rumor último y sordo

le despega la camisa,

y al mirar nubes y montes

en las yertas lejanías,

se quiebra su corazón

de azúcar y yerbaluisa.

¡Oh, qué llanura empinada

con veinte soles arriba!

¡Qué ríos puestos de pie

vislumbra su fantasía!

Pero sigue con sus flores,

mientras que de pie, en la brisa,

la luz juega el ajedrez

alto de la celosía.

2. Người vợ phản bội

Thế rồi tôi đưa nàng đến bờ sông

tưởng rằng nàng còn độc thân

ngờ đâu nàng đã có chồng.

Buổi chiều ở Saint james

hầu như là định mệnh.

Đèn đường tự nhiên tắt.

Đàn dế thắp sáng lên.

Nơi góc hè im lìm cuối phố

tôi nâng niu đôi vú ngủ quên.

bất ngờ vú thức dậy bừng nở

cánh hoa Dạ Lan Hương.

Chiếc áo lót hồ cứng cựa quậy

nghe thành tiếng dịu dàng

như vải lụa mềm mại

khi mười ngón tay xé như dao.

Tàng lá không ánh sáng lấp lánh

rặng cây hình như rậm rạp thêm.

Vòm chân trời nghe tru tiếng chó

từ nơi nào xa lắt một bến sông.

Qua bụi cây Mâm Xôi, (*)

qua lùm Táo Gai và lau sậy,

dưới mái tóc của nàng

tôi đào một vùng lõm trên đất.

Tôi cởi cà vạt thật vội vàng.

Nàng cởi nhanh y phục.

Tôi tháo súng và nịt da.

Nàng tháo mãi bốn áo lót.

Dù Cam Tùng hay Ngọc trai

không thể sánh bằng làn da mịn,

dù thủy tinh hay ánh trăng

không thể sáng đẹp như thế này.

Đôi đùi thon lẩn trốn tôi

nàng như con cá hoảng hốt

nửa nóng bỏng

nửa lạnh lùng.

Đêm ấy tôi phi ngựa

trên con đường tuyệt vời

cưỡi lưng ngựa ngọc trai

không cần yên cương, bàn đạp.

Người quân tử không kể lại

những lời nàng nói thì thầm.

Ánh sáng của trí tuệ

khiến cho tôi kín đáo.

Người dính cát, môi đầy nụ hôn

tôi đưa nàng ra khỏi bờ sông

Hoa Ly Ly rung những lá nhọn

như lưỡi gương đâm vào gió thổi.

Tôi cư xử theo cách của tôi

một người Gypsy đúng mức.

Tôi tặng nàng một rổ đồ may

đan bằng rơm bóng loáng,

tôi không lụy vì tình

mặc dù đã có chồng

nàng nói với tôi còn độc thân

khi tôi đưa nàng ra bờ sông.

Ghi:

(*) Blackberry.

Liên văn bản:

The Faithless Wife (Zachary Jean Chartkoff,) The Unfaithful Wife (A.S.Kline,) The Unfaithful Wife (John Frederick Nims,) The Faithless Wife (bopping.com)

La Casada Infie

Y que yo me la llevé al río

creyendo que era mozuela,

pero tenía marido.

Fue la noche de Santiago

y casi por compromiso.

Se apagaron los faroles

y se encendieron los grillos.

En las últimas esquinas

toqué sus pechos dormidos,

y se me abrieron de pronto

como ramos de jacintos.

El almidón de su enagua

me sonaba en el oído,

como una pieza de seda

rasgada por diez cuchillos.

Sin luz de plata en sus copas

los árboles han crecido,

y un horizonte de perros

ladra muy lejos del río.

Pasadas las zarzamoras,

los juncos y los espinos,

bajo su mata de pelo

hice un hoyo sobre el limo.

Yo me quité la corbata.

Ella se quitó el vestido.

Yo el cinturón con revólver.

Ella sus cuatro corpiños.

Ni nardos ni caracolas

tienen el cutis tan fino,

ni los cristales con luna

relumbran con ese brillo.

Sus muslos se me escapaban

como peces sorprendidos,

la mitad llenos de lumbre,

la mitad llenos de frío.

Aquella noche corrí

el mejor de los caminos,

montado en potra de nácar

sin bridas y sin estribos.

No quiero decir, por hombre,

las cosas que ella me dijo.

La luz del entendimiento

me hace ser muy comedido.

Sucia de besos y arena

yo me la llevé del río.

Con el aire se batían

las espadas de los lirios.

Me porté como quien soy.

Como un gitano legítimo.

Le regalé un costurero

grande de raso pajizo,

y no quise enamorarme

porque teniendo marido

me dijo que era mozuela

cuando la llevaba al río..

3. Nỗi muộn phiền u uẩn

(Soledad vừa là tên gọi, vừa có nghĩa là nỗi cô đơn.)

Vài gà trống vừa bươi vừa xới

như đang tìm kiếm buổi rạng đông,

theo con dốc xuôi vào mờ tối

khi nàng Soledad Montoya trở về.

Da nàng ngả màu đồng nâu lợt

tỏa ra mùi hơi ngựa trong đêm.

Vú như đe thép, còn bốc khói

rền rĩ điệp ca, khúc bềnh bồng.

– “Soledad, em đang tìm ai

đã quá khuya, sao đi một mình?”

– ” Em đang tìm người em muốn gặp

hỏi làm gì, không mắc mớ anh?

em đã đến vì em phải đến

tìm hạnh phúc rồi tìm chính em”

– “Soledad mà ta thương tiếc

như ngựa hoang xưa đã sổng chuồng

chạy tận cùng đến nơi bờ biển

rồi vùi chôn vào sóng ngàn khơi”.

– ” Đừng nhắc, đừng nhắc tới biển,

cho niềm đau u uất nẩy mầm

qua cánh đồng qua rạng Ô-liu

dưới cây lá đang rung xào xạc.”.

– ” Soledad, em buồn chuyện gì vậy

Phiền muộn ra sao! tội nghiệp chưa!

Em đang khóc vì tháng năm chờ đợi

lệ như chanh chua đắng hết bờ môi.”.

– ” Đau khổ lắm, như điên như dại

chạy khắp nhà, em chạy đớn đau,

kéo tóc bím trên sàn lê lết,

từ phòng ngủ ra tới phòng ăn.

Ôi, khốn khổ! xui sao tận mạng

vén váy lên nhìn lại thịt da

kìa, quần áo lót vải lanh rất mịn!

kìa, đùi thon như hoa phiện rủ mê.”

– ” Soledad, em hãy mau đi tắm

ngâm thân vào nước sạch vui đùa

rồi hãy để con tim bình thản

con tim an lành hỡi Soledad Montoya.”

Bên dưới dòng sông ca hát:

những chiếc lá bay lên trời cao.

Ánh sáng mới tự mình chúc tụng

tự đăng quang vòng hoa Bí Ngô.

Ôi, muộn phiền của dân du mục!

Nỗi muộn phiền trong sáng với cô đơn

Ôi, muộn phiền từ dòng sông ẩn mật

và đêm đen chờ đợi buổi rạng đông!

Liên văn bản:

Ballad of Black Pain (Will Kirkland,) Ballad of the Black Sorrow (A.S.Kline,) Ballad of Black Dread (Zachary Jean Chartkoff.) Ballad of Deep Sorrow (Langston Hughes.)

Romance de la pena negra

Las piquetas de los gallos

cavan buscando la aurora,

cuando por el monte oscuro

baja Soledad Montoya.

Cobre amarillo, su carne,

huele a caballo y a sombra.

Yunques ahumados sus pechos,

gimen canciones redondas.

Soledad, ¿por quién preguntas

sin compaña y a estas horas?

Pregunte por quien pregunte,

dime: ¿a ti qué se te importa?

Vengo a buscar lo que busco,

mi alegría y mi persona.

Soledad de mis pesares,

caballo que se desboca,

al fin encuentra la mar

y se lo tragan las olas.

No me recuerdes el mar,

que la pena negra, brota

en las tierras de aceituna

bajo el rumor de las hojas.

¡Soledad, qué pena tienes!

¡Qué pena tan lastimosa!

Lloras zumo de limón

agrio de espera y de boca.

¡Qué pena tan grande! Corro

mi casa como una loca,

mis dos trenzas por el suelo,

de la cocina a la alcoba.

¡Qué pena! Me estoy poniendo

de azabache carne y ropa.

¡Ay, mis camisas de hilo!

¡Ay, mis muslos de amapola!

Soledad: lava tu cuerpo

con agua de las alondras,

y deja tu corazón

en paz, Soledad Montoya.

Por abajo canta el río:

volante de cielo y hojas.

Con flores de calabaza,

la nueva luz se corona.

¡Oh pena de los gitanos!

Pena limpia y siempre sola.

¡Oh pena de cauce oculto

y madrugada remota!

Comments are closed.