Trong bể khổ chơi vơi

Marcel Reich-Ranicki

Phạm Kỳ Đăng dịch

PK _angKẻ phá đám là Beethoven. Bởi qua sự phổ nhạc (phải nói tuyệt vời), hầu như không ai biết, bài thơ bị kéo ra khỏi kho tàng thơ ca Đức. Từ một khúc hát dịu dàng kín đáo của một cô gái đang yêu, ông đã làm ra một màn trình diễn đình đám của một vũ công chủ đạo. Chỉ có khúc dạo đầu là dung dị, nhưng chỉ ngay sau đó nhạc đệm của dàn hợp xướng khá rầm rộ – kể thêm khúc Crescendo (1) trước lời hát “Hò reo ngất trời

– đã đẩy toàn bộ lên cao trào kịch tính: Từ một bài hát của nàng Klärchen (2) bé bỏng suýt trở thành khúc aria (3) trong vở Fidelio (4). Mà thế đấy, người ư ứ và hát chẳng phải là nữ anh hùng, mà là báu vật ngây thơ trên giường của bá tước Egmont. Như vậy âm nhạc Beethoven đã che lấp mất văn bản của Goethe, dù rằng, phải công nhận, theo một cách thức vương giả.

Từ dạo đó đã hình thành thông lệ xử lý khúc hát này như một thuộc phần của vở bi kịch “Egmont(5) và không hề là một bài thơ độc lập: Bài này không thuộc về bài chuẩn mẫu của thơ ca Đức, như tôi thấy, nó hiếm khi có mặt trong các hợp tuyển thơ, thường xuyên bị các nhà xuất bản sách giáo khoa và sách luyện đọc cương quyết chối bỏ. Nhưng gì thì gì, bài thơ đối với tôi, là bài thơ hay nhất, hoàn hảo nhất, gợi tình nhất trong tiếng Đức.


Lời của Goethe – tổng cộng không hơn 23 chữ miêu tả trạng thái tâm hồn bất định khác thường. Những chao đảo cực đoan đặc tả tâm trạng đó – giữa “đầy hân hoan
và “đầy khổ đau cho tới mâu thuẫn giữa cảm giác sống thăng hoa nhất và suy sụp xuống sâu nhất, nếu không nói là tuyệt vọng.

Thế còn điều diễn đạt “Hò reo ngất trời, u sầu đến chết có nhắm nhe vào ai đó, đang bị giày vò bởi bệnh tâm lý hay không? Chẳng hay Goethe muốn phác họa hình ảnh của một người hưng – trầm cảm? Không nhất thiết như vậy. Tuy nhiên chúng ta có liên quan tới một trường hợp bệnh lý hoặc ít nhất tỏ dấu hiệu bệnh lý, khi những chao đảo gấp gáp và dữ dội giữa phấn khích và trầm cảm, được nói tới ở đây, không có lý do hợp lý. Mà đồng thời, gây ra điều gì, nó được gọi ra rõ ràng, tuy rằng mãi với lời cuối của bài thơ: đây là chuyện tình yêu.
Giữa hai đối ngẫu – một cực khoan hòa suy ngẫm và cực kia dâng trào hết cỡ không còn có chỗ cho từ “đầy suy nghĩ
, Goethe chỉ dẫn ta về yếu tố chắc chắn đã góp phần vào những căng thẳng và chao đảo, vâng không chừng còn gây ra nó cũng nên: sự sợ hãi.

Trong khi đó bài thơ kết “Hạnh phúc riêng biết/ là tâm hồn đang yêu. Hạnh phúc bất chấp nỗi đau khổ chơi vơi? Không, không phải bất chấp, mà chính bởi có được vì sự sợ hãi không sao tránh, cái độc đáo, cái hầu như không nắm bắt được có thể bất chợt đi đến kết thúc, như nó đã bắt đầu. Nhờ tình yêu ấy, cũng bị đe dọa, vậy tức là không chắc chắn, con người có được hạnh phúc cao nhất. Với điều đó sự sợ hãi xuất hiện không chỉ là hiện tượng đi kèm của tình yêu, mà còn là nền tảng và tiền đề của tình yêu nữa.

Nhưng mà nàng Klärchen tương tư ai đây. Trong những bài thơ gợi cảm thời xưa của Goethe, chúng ta luôn luôn nghe về một người bạn tình, về chủ thể của một mối cảm tình sâu sắc. Nhưng trái với điều ấy, Klärchen chỉ nói về riêng bản thân mình, về tình yêu của riêng mình. Vậy thực lòng tình cảm này, không nghi ngờ gì nữa chi phối tới khả năng tri giác của cá thể nhắm vào ai đây, câu hỏi này được bỏ qua một cách có ý thức: chúng ta thừa hiểu, đó là một câu hỏi vớ vẩn. Bởi vì Chúa Thánh, người ta đã có thể đọc được ở Platon (6), không ở bên người được yêu, mà ở bên người đang yêu. Có thể diễn đạt khác đi: Khả năng yêu đương, một cách bất đồng đều, lớn hơn và cao hơn so với ân huệ, hay là có nên nói: ơn phước được yêu. Bài thơ rõ nét này chỉ về hướng đó.

Goethe như chúng ta học được, đã muốn biết những gì gắn kết thế giới bên trong sâu thẳm nhất. Điều đó đã đúng rồi. Tuy nhiên còn nhiều hơn thế đấy, có vẻ như tình yêu đã thu hút tâm trí và thôi miên ông: ông cảm nhận cuộc sống gợi tình. Chính vì thế ông cũng đã dám táo bạo tuyên bố: “Đó đây, nơi ta yêu/ là tổ quốc

(1981)


(Nguồn: Ein Jüngling liebt ein Mädchen (Một chàng trai yêu một cô gái), Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2001, ISBN 3-458-06655-I)

Có thể xem: FAZ.NET, dưới tiêu đề khác.

  

Đầy hân hoan và đầy khổ đau

Johann_Wolfgang_von_GoetheJohann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Đầy hân hoan
và đầy khổ đau
tồn sinh đầy suy nghĩ
phấp phỏng
và e sợ
trong khổ sở chơi vơi
Hò reo ngất trời
U sầu đến chết
Hạnh phúc lòng riêng biết
là tâm hồn đang yêu.

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

 

Freudvoll und leidvoll

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Freudvoll
Und leidvoll,
Gedankenvoll sein,
Langen
Und bangen
in schwebender Pein,
Himmelhoch jauchzend,
zum Tode betrübt –
Glücklich allein
Ist die Seele, die liebt.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hoàng văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức, cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, có nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới trong sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Ludwig van Beethoven (1770-1827): Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại người Đức.

(1) Crescendo: Đoạn nhạc chơi to dần lên.
(2) Klärchen/Clärchen:Tên nhân vật nữ, người tình của bá tước Egmont.
(3) Aria: Tiếng Ý nguyên gốc có nghĩa là “khúc ca” hay “điệu ca”, “điệu nhạc”) là thuật ngữ chỉ một bài ca hoặc độc lập (như “Ah Perfido” của Beethoven và một số aria hòa nhạc của Mozart) hoặc là một phần của một tác phẩm lớn (opera, cantata, oratorio). Aria được thể hiện bằng một giọng solo có hoặc không có phần nhạc đệm và thường thể hiện cảm xúc mãnh liệt.
(4) Fidelio : Fidelio, Op.72 (tên cũ là Leonore): Vở opera nổi tiếng và duy nhất của Ludwig van Beethoven.
(5) Egmont – một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Beethoven. Vở bi kịch (Goethe viết năm 1787) dựa trên cơ sở những sự kiện lịch sử có thật vào thời kì Tây Ban Nha chiếm đóng nước Hà Lan. Egmont, bá tước Lemorale (1522 – 1568) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Tây Ban Nha và đã bị nhà cầm quyền Tây Ban Nha – công tước Alba, đàn áp tàn bạo.
(6) Platon (428/427 TCN – 348/347 TCN): Triết gia Hy Lạp cổ đại.

 

Phụ lục: Một bài thơ tình của Johann Wolfgang von Goethe

 

Chào và Giã biệt

         

Tim tôi đập, mau mau lên ngựa!                                                                             Dường như làm trước lúc nghĩ ra
Chiều ru trái đất ánh tà
Đêm giăng trên đỉnh núi mờ sương vây
Cây sồi đã đứng đây lực luỡng
– Gã khổng lồ lừng lững mọc lên –                                                                           Trong cành bóng tối đan chen

Có trăm con mắt mở đen ngó nhìn.     

 

Từ cung mây vầng trăng ló mặt
Nhợt nhạt thay qua lớp sương mù
                                                    

Gió nâng cánh vỗ êm ru
Rùng mình tôi cảm gió ù bên tai
Đêm sinh ma quỷ bao loài
Nhưng can đảm mới đã mài lòng tôi
Trong mạch máu lửa nào hun đúc!
Trong trái tim hừng hực than hồng!

 

Nhìn em ánh mắt sáng trong
Tỏa niềm vui dịu sang lòng anh đây
Tim anh ngự hẳn bên này
Bên em hơi thở từng ngày cho em
Bao quanh gương mặt dịu hiền
Khí trời hồng sắc một miền mùa xuân
Vẻ dịu dàng – Hỡi thánh thần
Nào tôi đâu dám một lần ước mong!

 

Nhưng giờ điểm, bình minh le lói
Thắt tim tôi giờ phút chia tay:
Nụ hôn em mới ngất ngây!
Và trong ánh mắt mới đầy nỗi đau!
Anh đi, em đứng cúi đầu
Nhìn theo anh với lệ sầu chứa chan
Hỡi thần thánh! Mà sao hạnh phúc!
Hạnh phúc yêu và được người yêu!

 

Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

 

 

Willkommen und Abschied

 

Es schlug mein Herz, geschwind zu Pferde!
Es war getan fast eh gedacht.
Der Abend wiegte schon die Erde,
Und an den Bergen hing die Nacht;
Schon stand im Nebelkleid die Eiche,
Ein aufgetürmter Riese, da,
Wo Finsternis aus dem Gesträuche
Mit hundert schwarzen Augen sah.

Der Mond von einem Wolkenhügel
Sah kläglich aus dem Duft hervor,
Die Winde schwangen leise Flügel,
Umsausten schauerlich mein Ohr;
Die Nacht schuf tausend Ungeheuer,
Doch frisch und fröhlich war mein Mut:
In meinen Adern welches Feuer!
In meinem Herzen welche Glut!

Dich sah ich, und die milde Freude
Floß von dem süßen Blick auf mich;
Ganz war mein Herz an deiner Seite
Und jeder Atemzug für dich.
Ein rosenfarbnes Frühlingswetter
Umgab das liebliche Gesicht,
Und Zärtlichkeit für mich – ihr Götter!
Ich hofft es, ich verdient’ es nicht!

Doch ach, schon mit der Morgensonne
Verengt der Abschied mir das Herz:
In deinen Küssen welche Wonne!
In deinem Auge welcher Schmerz!
Ich ging, du standst und sahst zur Erden,
Und sahst mir nach mit nassem Blick:
Und doch, welch Glück, geliebt zu werden!
Und lieben, Götter, welch ein Glück!

                                                     

Bản tiếng Anh:

 

Welcome and Farewell

                                  

My heart beat fast, a horse! away!
Quicker than thought I am astride,
Earth now lulled by end of day,
Night hovering on the mountainside.
A robe of mist around him flung,
The oak a towering giant stood,
A hundred eyes of jet had sprung
From darkness in the bushy wood.

Atop a hill of cloud the moon
Shed piteous glimmers through the mist,
Softly the wind took flight, and soon
With horrible wings around me hissed.
Night made a thousand ghouls respire,
Of what I felt, a thousandth part­
My mind, what a consuming fire!
What a glow was in my heart!

You I saw, your look replied,
Your sweet felicity, my own,
My heart was with you, at your side,
I breathed for you, for you alone.
A blush was there, as if your face
A rosy hue of Spring had caught,
For me-ye gods!-this tenderness!
I hoped, and I deserved it not.

Yet soon the morning sun was there,
My heart, ah, shrank as leave I took:
How rapturous your kisses were,
What anguish then was in your look!
I left, you stood with downcast eyes,
In tears you saw me riding off:
Yet, to be loved, what happiness!
What happiness, ye gods, to love!

 

Comments are closed.