Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 7)

Ronald F. Inglehart

Nguyễn Quang A dịch

image7_thumb_thumb_thumb_thumb

7. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ DÂN CHỦ*

Tổng quan

Trong những năm gần đây, một đợt bùng phát dân chủ đã nhường đường cho một suy thoái dân chủ. Giữa 1987 và 1995, nhiều nước đã chuyển đổi sang dân chủ, mang lại trạng thái phởn phơ phổ biến về tương lại của dân chủ. Nhưng kể từ đó, dân chủ đã rút lui trong nhiều nước và những cố gắng để thiết lập dân chủ ở Afghanistan và Iraq đã để cả hai nước trong hỗn loạn. Hơn nữa, dân chủ trong tình trạng lộn xộn ở nhiều nước thu nhập-cao, vì các lý do được thảo luận trong Chương 9. Điều này, cùng với chủ nghĩa độc đoán tăng lên ở Trung Quốc và Nga, đã dẫn nhiều nhà quan sát cho rằng dân chủ đã đạt mức cao nhất và trong sự rút lui dài hạn.

Kết luận đó là sai lầm. Các điều kiện cơ sở của các xã hội quanh thế giới chỉ ra một thực tế phức tạp hơn. Tin xấu là, thật phi thực tế để cho rằng các định chế dân chủ có thể được dựng lên dễ dàng, ở bất kể đâu. Mặc dù, triển vọng là chẳng bao giờ vô vọng, dân chủ chắc có khả năng nhất để nổi lên và sống sót khi có các điều kiện xã hội và văn hóa nhất định. Chính phủ Mỹ đã bỏ qua thực tế này khi nó thử thiết lập dân chủ ở Iraq mà không tính đến sự chia tách văn hóa gây nguy hiểm cho cố gắng.

Tuy vậy, tin tốt là các điều kiện thuận lợi cho dân chủ có thể và có thay đổi – và bằng chứng dư dả cho biết rằng quá trình hiện đại hóa thúc đẩy chúng. Hiện đại hóa là một hội chứng của những sự thay đổi xã hội liên kết với công nghiệp hóa. Một khi được khởi động, nó có khuynh hướng thấm vào mọi khía cạnh của đời sống, mang lại sự chuyên môn hóa nghề nghiệp, đô thị hóa, các mức giáo dục tăng lên, ước lượng tuổi thọ tăng lên và sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Việc này biến đổi đời sống xã hội và các định chế chính trị, mang lại sự tham gia quần chúng tăng lên vào chính trị và – trong dài hạn – làm cho các định chế chính trị dân chủ chắc có khả năng hơn.

Xu hướng dài hạn hướng tới dân chủ đã luôn luôn chuyển động trong các đợt dâng trào và suy thoái. Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi đã chỉ có một nhúm nền dân chủ, và ngay cả chúng đã không là các nền dân chủ đầy đủ theo các tiêu chuẩn ngày nay. Đã có một sự tăng lớn về số các nền dân chủ ngay sau Chiến tranh Thế giới I, một đợt trào dâng khác tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, và một đợt trào dâng thứ ba vào lúc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Mỗi trong các đợt trào dâng này đã tiếp theo bởi một sa sút, như sự truyền bá của chủ nghĩa phát xít trong những năm 1930 – và mỗi thời kỳ suy thoái đã kích thích niềm tin phổ biến rằng dân chủ đã chấm dứt, và rằng làn sóng của tương lai là chủ nghĩa phát xít (hay chủ nghĩa cộng sản; hay chủ nghĩa độc đoán quan liêu). Nhưng số nền dân chủ đã chẳng bao giờ rớt trở lại đường cơ sở ban đầu của nó, và trong dài hạn, mỗi suy thoái đã tiếp theo bởi một sự truyền bá mới lại của dân chủ. Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, khoảng 90 nước có thể được xem như dân chủ.1

Mặc dù nhiều trong số đó là các nền dân chủ có thiếu sót, xu hướng tổng thể là đáng chú ý: trong dài hạn, sự huy động nhận thức và những sự thay đổi về các giá trị quần chúng liên kết với hiện đại hóa có khuynh hướng mang lại dân chủ. Không có lý do nào để tin rằng điều này không áp dụng cho Nga và Trung Quốc đương đại. Mặc dù Nga đã trải nghiệm một thời kỳ suy sụp đột ngột tiếp sau sự sụp đổ của Liên Xô, với GDP trên đầu người rớt xuống 40 phần trăm của đỉnh trước đó của nó, và ước lượng tuổi thọ đã giảm hơn là tăng lên, Xu hướng dài hạn của Nga đã là hướng tới sự an toàn kinh tế và thân thể tăng lên.

Mặc dù Trung Quốc đã có sự tăng trưởng kinh tế nhanh kể từ 1980, công chúng của nó đã không quên rằng, mới gần đây như các năm 1960, hơn 30 triệu công dân Trung quốc đã chết đói: bây giờ, sự thịnh vượng có ưu tiên cao nhất cho hầu hết công chúng Trung quốc, và thành công kinh tế giúp hợp pháp hóa sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Trung quốc. Ban lãnh đạo Trung quốc hiện nay đang đàn áp những người bất đồng chính kiến – một phần bởi vì họ biết rằng sự phát triển kinh tế có khuynh hướng mang lại những đòi hỏi cho một hệ thống chính trị ngày càng mở và dân chủ, như đã đúng rồi trong khu vực thịnh vượng nhất của Trung Quốc, Hồng Kông. Không cần hoảng loạn về sự thực rằng dân chủ hiện nay đang trong sự rút lui. Các động lực của hiện đại hóa và dân chủ đang trở nên ngày càng rõ, và chắc không có khả năng rằng chúng sẽ không hoạt động trong dài hạn.

Phát triển và Dân chủ

Hơn nửa thế kỷ trước, Seymour Martin Lipset đã chỉ ra rằng các nước giàu chắc có khả năng là dân chủ hơn các nước nghèo rất nhiều. Mặc dù khẳng định này bị tranh cãi trong nhiều năm, nó đã đứng vững đối lại các kiểm định lặp đi lặp lại. Vì sao sự phát triển kinh tế và dân chủ liên kết mật thiết như vậy? Việc đơn giản đạt một mức phát triển kinh tế cho trước không tự động tạo ra dân chủ; nó có thể làm vậy chỉ bằng việc mang lại những thay đổi về người dân hành động thế nào. Do đó, Lipset gợi ý rằng sự phát triển dẫn đến dân chủ bởi vì nó tạo ra các thay đổi văn hóa xã hội nhất định mà định hình các hành động con người.2 Khi đó đã không có dữ liệu kinh nghiệm cần để kiểm định khẳng định này, cho nên gợi ý của ông đã vẫn là một bình luận thoáng qua.3 Nhưng nó có một cơ sở rất thực.

Một thế kỷ rưỡi trước, Karl Marx cho rằng công nghiệp hóa dẫn đến sự lên của giai cấp tư sản, giai cấp mang dân chủ. Karl Deutsch cho rằng đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự biết đọc biết viết tăng lên của quần chúng biến đổi các nông dân mù chữ và tản mác về mặt địa lý thành những người tham gia ngày càng có khả năng đóng một vai trò trong chính trị.4

Nhưng dân chủ đại diện chỉ là một kết cục có thể – công nghiệp hóa cũng có thể dẫn đến chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa cộng sản.5

Hướng nhân quả của sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế và dân chủ đã bị nghi ngờ: có phải các nước giàu chắc có khả năng hơn để là dân chủ bởi vì dân chủ làm cho các nước giàu, hay sự phát triển là thuận lợi cho dân chủ? Ngày nay, có vẻ rõ rằng trình tự nhân quả hoạt động chủ yếu từ sự phát triển kinh tế đến dân chủ hóa. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, các nhà nước độc đoán đúng là chắc có khả năng đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao như các nền dân chủ. Nhưng vượt quá một mức nhất định, dân chủ ngày càng trở nên chắc có khả năng để nổi lên và sống sót. Như thế, giữa nhiều nước mà đã dân chủ hóa khoảng 1990, hầu hết đã là các nước thu nhập trung bình: hầu như tất cả các nước thu nhập-cao đã là các nền dân chủ rồi, và ít nước thu nhập-thấp đã tiến hành chuyển đổi.

Tương quan mạnh giữa sự phát triển và dân chủ phản ánh sự thực rằng sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho dân chủ. Câu hỏi vì sao sự phát triển dẫn tới dân chủ đã được tranh cãi dữ dội. Nó không phải là kết quả từ lực bí ẩn nào đó khiến các định chế dân chủ nổi lên một cách tự động khi một nước đạt một mức GDP nào đó. Thay vào đó, sự phát triển kinh tế mang lại dân chủ nếu nó làm thay đổi các giá trị và hành vi của người dân. Sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho dân chủ hóa trong chừng mực nó (1) tạo ra một giai cấp trung lưu lớn và có khả năng ăn nói rành mạch và (2) biến đổi các giá trị và các động cơ thúc đẩy của người dân, sao cho chúng trao ưu tiên cao cho sự lựa chọn tự do và quyền tự do biểu đạt.

Ngày nay, chúng ta có các số đo tốt hơn bao giờ hết về các thay đổi then chốt là những gì, và chúng đã tiến bộ đến đâu trong các nước cho trước. Phân tích đa biến của dữ liệu từ các Khảo sát Giá trị làm cho có thể để phân loại tác động tương đối của các thay đổi kinh tế, xã hội và văn hóa, và các kết quả cho biết rằng sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho dân chủ trong chừng mực nó mang lại những thay đổi cấu trúc cụ thể (đặc biệt sự nổi lên của một dân cư có giáo dục tốt, ăn nói rành mạch, quen nghĩ cho bản thân họ) và những thay đổi văn hóa nào đó (đặc biệt sự nổi lên của các giá trị Tự-thể hiện).6 Các cuộc chiến tranh, các sự trì trệ, các sự thay đổi thể chế, các quyết định elite và các nhà lãnh đạo cụ thể cũng ảnh hưởng đến cái gì xảy ra – nhưng sự thay đổi văn hóa là một nhân tố chính trong sự nổi lên và sự sống sót của dân chủ.

Hiện đại hóa mang lại các mức giáo dục tăng lên khi lực lượng lao động chuyển vào các nghề đòi hỏi tư duy độc lập, làm cho người dân ăn nói rành mạch và có kỹ năng hơn để tổ chức hoạt động chính trị. Khi các xã hội tri thức nổi lên, người dân quen sử dụng các sáng kiến và các đánh giá riêng của họ về việc làm, và ngày càng trở nên có khả năng hơn để nghi ngờ quyền uy có thứ bậc.

Hiện đại hóa cũng làm cho người dân an toàn hơn về mặt kinh tế, và các giá trị Tự-thể hiện ngày càng trở nên phổ biến khi một phần lớn của dân cư lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Khát vọng cho tự do và sự tự trị là các khát vọng phổ quát. Chúng có thể bị lệ thuộc vào các nhu cầu cho sinh kế và trật tự khi sự sống sót là bấp bênh, nhưng chúng có ưu tiên ngày càng cao khi sự sống sót trở nên an toàn. Động cơ thúc đẩy cơ bản cho dân chủ – khát vọng con người phổ quát cho sự lựa chọn tự do – bắt đầu đóng một vai trò ngày càng quan trọng. Người dân đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự lựa chọn tự do trong chính trị và đòi các quyền tự do dân sự và chính trị và các định chế dân chủ.

Dân chủ Hiệu quả

Trong sự bùng nổ dân chủ xảy ra từ 1987 đến 1995, dân chủ lan ra nhanh khắp thế giới. Các thỏa thuận chiến lược elite đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này, được tạo thuận lợi bởi một môi trường quốc tế trong đó sự chấm dứt của chiến tranh Lạnh đã mở đường cho dân chủ hóa. Ban đầu, đã có một xu hướng để xem bất cứ chế độ nào tổ chức các cuộc bầu cử cạnh tranh như một nền dân chủ. Nhưng nhiều nền dân chủ mới chịu sự tham nhũng lớn và không cung cấp luật trị (rule of law) cần để làm cho dân chủ hiệu quả. Một số tăng lên của các nhà quan sát bây giờ nhấn mạnh tính không thỏa đáng của “dân chủ bầu cử,” “dân chủ lai,” “dân chủ độc đoán,” và các hình thức khác của dân chủ giả bộ mà trong đó các sở thích quần chúng – thay cho có một ảnh hưởng quyết định đến các quyết định chính phủ, như lý thuyết dân chủ cho là – phần lớn bị các elite bỏ qua. Là cốt yếu để phân biệt giữa các nền dân chủ hiệu quả và các nền dân chủ phi hiệu quả.

Bản chất của dân chủ là, nó trao quyền cho các công dân bình thường. Dân chủ hiệu quả phản ánh không chỉ mức độ mà các quyền dân sự và chính trị tồn tại trên giấy, mà cả mức độ mà các quan chức thực sự tôn trọng các quyền này. Cái đầu tiên trong hai thành phần này – sự tồn tại của các quyền trên giấy – được đo bằng các xếp hạng hàng năm của Freedom House: nếu một xã hội tổ chức các cuộc bầu cử tự do, Freedom House có khuynh hướng đánh giá nó như “tự do,” cho nó số điểm gần đỉnh của thang của nó. Như thế, không lâu sau khi chúng nổi lên, các các nền dân chủ mới của Ba Lan, Hungary, Bulgaria và Rumania nhận được các số điểm cao như số điểm của các nền dân chủ Tây phương lâu đời, mặc dù phân tích kỹ hơn cho thấy rằng tham nhũng tràn lan làm cho các nền dân chủ mới này phản ứng kém nhanh nhạy hơn nhiều đối với các lựa chọn của các công dân của chúng.

Nếu người ta sử dụng định nghĩa tối thiểu của dân chủ bầu cử, các đặc trưng của các công chúng số đông tương đối không quan trọng: người ta có thể tổ chức các cuộc bầu cử hầu như ở bất cứ đâu. Nhưng các tiêu chuẩn được chấp nhận chung về cái gì tạo thành dân chủ đã trở nên ngày càng khắt khe theo thời gian. Khi dân chủ đại diện nổi lên lần đầu tiên, các tiêu chuẩn tài sản đã tồn tại và việc loại trừ phụ nữ và các nô lệ ra khỏi việc bỏ phiếu đã được xem là tương thích với dân chủ. Ngày nay không ai chấp nhận định nghĩa đó. Các học giả về dân chủ ngày càng phê phán các định nghĩa bầu cử hẹp về dân chủ. Nếu người ta xem dân chủ hóa như một quá trình theo đó quyền lực chính trị chuyển vào tay của các công dân bình thường, người ta cần một định nghĩa rộng hơn của dân chủ – và người ta thấy rằng các định hướng của các công dân bình thường đóng một vai trò cốt yếu trong dân chủ hóa.

Dân chủ hiệu quả liên kết với các mức phát triển xã hội cao. Người ta có thể thiết lập dân chủ bầu cử hầu như ở bất cứ đâu, nhưng nó có thể không bén rễ sâu hay không lâu bền nếu nó không chuyển quyền lực từ các elite sang cho nhân dân. Dân chủ hiệu quả chắc có khả năng nhất để tồn tại với một cơ sở hạ tầng tương đối phát triển mà bao gồm không chỉ sự thịnh vượng kinh tế mà cả các thói quen tham gia rộng rãi và sự nhấn mạnh đến sự lựa chọn tự do giữa công chúng.

Dân chủ nổi lên khi sự phát triển kinh tế làm tăng các nguồn lực của người dân, dẫn đến (1) sự huy động nhận thức và (2) sự nổi lên của các giá trị Tự-thể hiện. Vì sinh kế vật chất và sự an toàn thân thể là các đòi hỏi trực tiếp nhất cho sự sinh tồn, người dân cho chúng ưu tiên cao nhất khi chúng là khan hiếm – nhưng với sự thịnh vượng tăng lên, họ chắc có khả năng hơn để nhấn mạnh đến sự tự trị và các giá trị Tự-thể hiện mà trao ưu tiên cao cho sự lựa chọn tự do và sự tham gia vào việc ra quyết định. Sự phát triển kinh tế xã hội làm cho người dân có khả năng hơn để muốn các định chế dân chủ – và sự huy động nhận thức làm cho họ điêu luyện hơn trong việc tổ chức nhằm để có được chúng.

Trong trả lời cho các câu hỏi khảo sát về liệu dân chủ có đáng mong muốn không, các đa số mạnh mẽ ủng hộ dân chủ, thậm chí trong các nước nơi các giá trị Tự-thể hiện là yếu – nhưng trong các trường hợp như vậy, cả ưu tiên được đặt lên sự tự-thể hiện, và thiên hướng để tham gia vào hoạt động chính trị là yếu, để cho các elite tự do bỏ qua các sở thích của quần chúng. Các áp lực bên ngoài từ các cơ quan như Ngân hàng Thế giới có thể thúc đẩy các elite để chấp nhận các định chế dân chủ, nhưng nếu họ không ở dưới áp lực trong nước mạnh để làm cho các định chế này hiệu quả, thì các elite chắc làm tha hóa chúng, làm cho dân chủ phi hiệu quả. Sự phát triển kinh tế có khuynh hướng làm cho các giá trị Tự-thể hiện ngày càng phổ biến, cả trong các nền dân chủ và trong các xã hội độc đoán.

Vai trò của các Giá trị Tự-thể hiện

Văn liệu văn hóa chính trị đã luôn luôn cho rằng các thái độ quần chúng nào đó là thuận lợi cho dân chủ, nhưng cho đến gần đây giả thiết này đã đơn giản là một đức tin. Nghiên cứu Civic Culture (cuốn Văn hóa Công dân) có ảnh hưởng đã phủ chỉ năm nước cho nên nó đã không thể tiến hành các kiểm định có ý nghĩa thống kê về liệu các thái độ mức-cá nhân nào đó đã liên kết với dân chủ (mà tồn tại chỉ ở mức xã hội). Ngày nay, các Khảo sát Giá trị phủ hơn 100 nước, làm cho có thể để đo liệu các nước nơi các thái độ nào đó là tương đối phổ biến có thực sự dân chủ hơn các nước khác. Các phát hiện cho biết rằng các thái độ quần chúng nào đó liên kết mạnh với dân chủ.

Nhưng tính hợp lệ-bề mặt (face-validity) là một hướng dẫn không đáng tin cậy về thái độ nào có tác động nhiều nhất lên dân chủ. Nhiều nghiên cứu về dân chủ dựa vào giả thiết rằng các xã hội trong đó công chúng nói các thứ thuận lợi về dân chủ có khả năng nhất là dân chủ. Giả thiết này có vẻ là hoàn toàn có vẻ hợp lý – cho đến khi người ta phát hiện ra rằng tỷ lệ phần trăm công chúng bày tỏ các thái độ thuận lợi đối với dân chủ là cao hơn ở Albania và Azerbaijan so với ở Thụy Điển hay Thụy Sĩ. Tại điểm này trong lịch sử, hầu hết người dân sẵn sàng nói đãi bôi về dân chủ, trong các khảo sát công luận đại đa số mạnh công chúng trong hầu như mọi nước nói rằng dân chủ là hình thức chính phủ tốt nhất. Nhưng điều này không nhất thiết đề cập đến các định hướng bén rễ sâu hay các động cơ thúc đẩy mạnh – trong một số trường hợp nó đơn giản phản ánh các tác động đáng mong muốn xã hội.

Sự tán thành rõ ràng mức-quần chúng cho dân chủ cho thấy một tương quan khá mạnh với sự tồn tại của dân chủ ở mức xã hội. Nhưng, gây ngạc nhiên như nó có thể có vẻ, các giá trị Tự-thể hiện – mà không thậm chí nhắc đến dân chủ – là một bộ tiên đoán của dân chủ còn mạnh hơn sự ủng hộ rõ ràng cho dân chủ rất nhiều.7 Vì sự tán thành dân chủ không nhất thiết đi cùng với sự tin cậy giữa cá nhân, sự khoan dung với các nhóm khác và chủ nghĩa hoạt động (activism) chính trị mà là các thành phần lõi của các giá trị Tự-thể hiện – và phân tích kinh nghiệm chứng minh rằng các điều này là quan trọng hơn rất nhiều cho sự nổi lên và sự sống sót của các định chế dân chủ so với chỉ lời nói đãi bôi. Cho nên các giá trị Tự-thể hiện liên kết mạnh hơn nhiều với các định chế dân chủ so với sự tán thành rõ ràng với dân chủ.

Một lý do vì sao điều này đúng là bởi vì các giá trị Tự-thể hiện là thuận lợi cho hành động quần chúng ủng hộ-dân chủ. Các giá trị Tự-thể hiện đặt giá trị cao lên tự do và sự tự trị. Sự tán thành rõ ràng dân chủ, mặt khác, có thể phản ánh các động cơ thúc đẩy khác nhau, như niềm tin rằng dân chủ mang lại sự thịnh vượng. Như thế, các câu hỏi khảo sát về liệu dân chủ có đáng ưa hơn các chế độ độc đoán thay thế là các bộ tiên đoán yếu hơn các giá trị Tự-thể hiện một cách đáng kể về liệu các định chế dân chủ có thực sự hiện diện ở mức xã hội hay không.

Các phát hiện này giúp chúng ta hiểu vì sao sự phát triển kinh tế liên kết với dân chủ: sự phát triển mang lại sự giáo dục tăng lên và việc làm trong khu vực-tri thức làm cho người dân nói năng rõ ràng hơn và thành thạo trong việc tổ chức để đưa ra các đòi hỏi hiệu quả; nó cũng làm cho họ an toàn hơn, cổ vũ các giá trị Tự-thể hiện mà trao sự ưu tiên cao cho quyền tự do lựa chọn. Vì các định chế dân chủ cung cấp sự lựa chọn tự do lớn hơn các định chế độc đoán, người dân với các giá trị Tự-thể hiện nói chung muốn dân chủ. Các elite không lựa chọn trong một chân không liệu có chấp nhận dân chủ hay không. Các công chúng ngày càng trở nên rành mạch, được tổ chức tốt và đặt ưu tiên cao hơn lên tự do, các elite có ít lựa chọn hơn trong vấn đề này.

Để xây dựng một index về dân chủ hiệu quả, chúng tôi nhân các số đo Freedom House về các quyền dân sự và chính trị với số điểm chống-tham nhũng của Ngân hàng Thế giới,8 mà là một chỉ báo về “tính liêm chính elite (elite integrity),” hay mức độ mà quyền lực nhà nước thực sự theo các chuẩn mực pháp luật. Khi chúng tôi xem xét sự liên kết giữa số đo này của dân chủ đích thực và các giá trị Tự-thể hiện của quần chúng, chúng tôi tìm thấy một tương quan mạnh đáng kinh ngạc r = 0,90 ngang 73 quốc gia, như Hình 7.1 chứng minh. Hình mẫu này phản ánh một sự liên kết ngang-mức mạnh mẽ, kết nối các giá trị quần chúng mà nhấn mạnh sự lựa chọn tự do, và mức độ mà các định chế xã hội thực sự cung cấp nó.

clip_image002

Hình 7.1 Dân chủ hiệu quả khoảng năm 2000 với mức trung bình của các giá trị Tự-thể hiện trong giữa các năm 1990 của một nước.

Nguồn: Inglehart and Welzel, 2005: 155.

Hình 7.1 cho thấy mối quan hệ giữa index này của dân chủ hiệu quả và các giá trị Tự-thể hiện của quần chúng. Mức độ mà các giá trị Tự-thể hiện có mặt trong một xã hội giải thích hơn 80 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia về mức độ mà dân chủ tự do thực sự được thực hành. Các phát hiện này gợi ý rằng tầm quan trọng của sự liên kết giữa các giá trị mức-cá nhân và các định chế dân chủ đã bị đánh giá thấp. Ngày nay, các sở thích quần chúng có vẻ đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên của dân chủ đích thực.9

Sự liên kết này giữa các giá trị Tự-thể hiện của quần chúng và các định chế dân chủ là rất mạnh và nhất quán, cho thấy chỉ vài outlier (trường hợp nằm ngoài) – nhưng các outlier này là quan trọng. Trung Quốc và Việt Nam cho thấy các mức dân chủ thấp hơn đáng kể mức mà các giá trị của công chúng của các nước này tiên đoán. Cả hai nước có các chế độ độc đoán mà đã tăng hết sức quyền rộng rãi cho sự lựa chọn cá nhân trong lĩnh vực kinh tế, và đã thử nghiệm với dân chủ mức-cơ sở – nhưng các chế độ độc đảng của họ là cực kỳ không tự nguyện để cho phép cạnh tranh ở mức quốc gia. Trong dài hạn, thành công của các cải cách kinh tế của chúng có khuynh hướng gây ra các áp lực xã hội làm xói mòn sự thống trị độc đảng.

Các nhà cai trị của một số xã hội Á châu cho rằng “các giá trị Á châu” phân biệt của các xã hội này làm cho chúng không thích hợp với dân chủ (Zakaria and Lee, 1994; Thompson, 2000). Thực ra, vị trí của hầu hết những nước Á châu trên Hình 7.1 là ở khoảng nơi mức phát triển kinh tế xã hội của chúng tiên đoán. Nhật Bản xếp hạng với các nền dân chủ Tây phương có uy tín, cả trên chiều các giá trị Tự-thể hiện và trên mức dân chủ của nó. Và vị trí của Hàn Quốc trên cả hai chiều là tương tự với vị trí của các nền dân chủ tương đối mới khác như Chile và Uruguay. Các công chúng của các xã hội Khổng giáo ủng hộ dân chủ nhiều hơn mức trường phái “các giá trị Á châu” cho là.

Mặt khác, trong các xã hội đa số-Muslim mà chúng ta có dữ liệu, ít hơn 30 phần trăm của công chúng xếp hạng cao về các giá trị Tự-thể hiện. Mục tiêu của dân chủ là hấp dẫn cho các công chúng này, nhưng các mức khoan dung và sự tin cậy của họ và ưu tiên họ trao cho sự tự-thể hiện không đạt mức được tìm thấy trong tất cả các nền dân chủ được củng cố. Nhưng chúng ta không tìm thấy một sự ngăn cách không thể vượt qua được nào giữa các xã hội Islamic và phần còn lại của thế giới. Các hệ thống niềm tin của các nước Islamic này cũng rơi đại thể vào nơi mức phát triển kinh tế xã hội của chúng tiên đoán. Nước phát triển nhất trong số đó, Thổ Nhĩ Kỳ, ở gần vùng chuyển đổi cùng với các nước khác như Philippines, Nam Phi, Ba Lan, Hàn Quốc và Slovenia mà đã trải nghiệm các chuyển đổi tương đối gần đây sang dân chủ. Iran là một ngoại lệ đáng kể trong chừng mực nó có một mức dân chủ thấp hơn mức các giá trị của công chúng tiên đoán. Giữa tất cả các nước Islamic, Iran cho thấy các áp lực giải phóng mạnh nhất từ công chúng của nó. Sự căng thẳng này dẫn chúng ta đến kỳ vọng rằng sự ủng hộ quần chúng tăng lên cuối cùng có thể giúp các lực lượng giải phóng của nước này thắng sự cai trị thần quyền, đưa đất nước lên con đường tới dân chủ tự do. Trong các cuộc bầu cử quốc gia gần đây, các đa số mạnh mẽ của công chúng Iranian đã bỏ phiếu ủng hộ các chế độ tìm kiếm các quan hệ thân mật hơn với các nền dân chủ Tây phương – nhưng khả năng của họ để di chuyển theo hướng này đã bị cản trở bởi elite thần quyền không được bàu những người kiểm soát quân đội và cảnh sát.

Cái nào đến đầu tiên – một văn hóa chính trị dân chủ hay các định chế dân chủ? Mức độ mà người dân nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện liên kết mật thiết với sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Nhưng cái nào gây ra cái nào? Nghiên cứu trước đây cho biết rằng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến dân chủ, hơn là ngược lại. Như thế, hướng nhân quả của mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và dân chủ đã được Burkhart và LewisBeck (1994) phân tích, sử dụng dữ liệu kinh nghiệm từ 131 nước. Họ kết luận rằng sự phát triển kinh tế xã hội gây ra dân chủ, nhưng dân chủ không gây ra sự phát triển kinh tế xã hội. Helliwell (1993) đi đến các kết luận tương tự. Chúng ta hãy theo đuổi các phát hiện này thêm nữa.

Tác động của các Giá trị Tự-thể hiện

Về mặt kinh nghiệm, ta tìm thấy một tương quan rất mạnh giữa các giá trị Tự-thể hiện và dân chủ hiệu quả. Nhưng các giá trị Tự-thể hiện có dẫn đến dân chủ, hay dân chủ khiến cho các giá trị Tự-thể hiện nổi lên? Bằng chứng cho biết rằng dòng chảy nhân quả chuyển động chủ yếu từ các giá trị Tự-thể hiện tới dân chủ.10 Một dấu hiệu là sự thực rằng không cần phải có các định chế dân chủ để cho các giá trị Tự-thể hiện nổi lên. Trong các năm trước làn sóng dân chủ hóa 1990, các giá trị Tự-thể hiện đã nổi lên qua một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ – không chỉ ở các nền dân chủ Tây phương, mà cả bên trong nhiều xã hội độc đoán.11 Vào 1990, các công chúng của Đông Đức và Tiệp Khắc – sống tại hai trong số các chế độ độc đoán nhất thế giới – đã bày tỏ các mức giá trị Tự-thể hiện cao. Mặc dù hệ thống chính trị của họ là độc đoán, các nước này là trong số các nước tiên tiến nhất về kinh tế bên trong thế giới cộng sản, với các hệ thống giáo dục hết sức phát triển và các hệ thống phúc lợi xã hội tiên tiến – và các mức giá trị Tự-thể hiện cao. Như thế, khi mối đe dọa của sự can thiệp quân sự Soviet được dỡ bỏ, chúng đã chuyển mau lẹ tới dân chủ.

Các giá trị tự-thể hiện nổi lên khi một phần lớn dân cư lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Khi các nước phát triển, thế giới quan này có khuynh hướng nổi lên ngay cả dưới các chế độ chính trị độc đoán. Người dân trở nên an toàn về mặt kinh tế và thân thể và nói năng rành mạch hơn. Họ tìm kiếm nhiều quyền tự do lựa chọn hơn về việc sử dụng thời gian và tiền như thế nào, tin vào cái gì, và tương tác với ai. Ngay cả các chế độ đàn áp thấy khó để cản trở các xu hướng này, vì chúng liên kết mật thiết với hiện đại hóa, và việc đàn áp chúng cản trở sự nổi lên của khu vực tri thức hiệu quả. Các giá trị Tự-thể hiện có vẻ nổi lên trong bất kể chế độ nào nơi hiện đại hóa làm tăng cảm giác của người dân về sự an toàn tồn tại.

Trong các xã hội tri thức, người dân quen với việc sử dụng sáng kiến và đánh giá riêng của họ trong đời sống hàng ngày của họ. Họ ngày càng trở nên nghi ngờ quyền uy có thứ bậc, vì sự mong muốn cho sự lựa chọn tự do và sự tự trị là các khát vọng phổ quát. Chúng có thể bị lệ thuộc vào các nhu cầu sinh kế và trật tự khi sự sống sót là bấp bênh, nhưng chúng có ưu tiên ngày càng cao khi sự sống sót trở nên an toàn hơn. Các định chế dân chủ cụ thể mà đã nổi lên trong hai trăm năm qua phần lớn đã là một sản phẩm của lịch sử Tây phương. Nhưng động cơ thúc đẩy cơ bản cho dân chủ – khát vọng con người cho sự lựa chọn tự do – là sản phẩm tự nhiên của một môi trường trong đó sự an toàn tồn tại tăng lên dẫn đến sự phổ biến của các giá trị Tự-thể hiện.

Các elite hầu như luôn luôn tìm cách bám lấy quyền lực. Do đó, các định chế dân chủ nói chung nổi lên chỉ khi nhân dân đấu tranh để giành lấy chúng; điều này đã đúng từ các cuộc cách mạng tự do của thế kỷ thứ mười tám đến các cuộc cách mạng dân chủ của cuối thế kỷ thứ hai mươi. Các động cơ thúc đẩy và các giá trị của nhân dân đóng một vai trò quan trọng trong quá khứ và chúng đang trở nên ngày càng quan trọng. Các giá trị Tự-thể hiện đặt một giá trị vốn có lên quyền tự do và sự tự-thể hiện, và trong các thập niên gần đây các giá trị này đã lan ra hầu hết thế giới. Điều này có nghĩa rằng các hệ thống độc đoán sẽ sụp đổ một cách không thể tránh khỏi? Không một cách tự động. Sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện làm xói mòn tính chính đáng của các hệ thống độc đoán, nhưng chừng nào các elite độc đoán quyết tâm kiểm soát quân đội và cảnh sát mật, họ thường có thể đàn áp các lực lượng ủng hộ-dân chủ.

Nhưng hiện đại hóa có khuynh hướng mang lại cả sự huy động nhận thức và sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện. Một phần tăng lên của nhân dân được thúc đẩy để đòi các định chế dân chủ, và ngày càng hiệu quả trong việc làm vậy. Các chi phí và các rủi ro của sự đàn áp trở nên ngày càng cao. Cuối cùng, với sự thay thế giữa thế hệ, bản thân elite có thể trở nên ít độc đoán và áp bức hơn, khi các nhóm tuổi trẻ hơn của nó nổi lên từ một xã hội đặt giá trị tăng lên đến sự tự-thể hiện. Sự thay đổi xã hội là không tất định, nhưng hiện đại hóa đem lại một xác suất tăng lên rằng các định chế dân chủ sẽ nổi lên.

Giải thích sự Thay đổi hướng tới và ra xa khỏi Dân chủ

Hãy để chúng ta kiểm định luận đề rằng các giá trị Tự-thể hiện là thuận lợi cho dân chủ, từ một quan điểm khác, dựa vào một tiền đề trung tâm của cách tiếp cận văn hóa chính trị – luận đề phù hợp (congruence thesis). Các nhà khoa học xã hội xuất sắc cho rằng sự ổn định của các chế độ chính trị phụ thuộc vào sự phù hợp giữa các định chế chính trị và các giá trị quần chúng:12 các chế độ chính trị phải nhất quán với các định hướng giá trị của các công dân hoặc chúng sẽ thiếu tính chính đáng, và sự ổn định của chúng sẽ thấp. Sự không-phù hợp (incongruence) giữa các giá trị quần chúng và các chế độ chính trị càng lớn, chế độ sẽ càng bất ổn đinh. Nếu khẳng định này là đúng, những sự thay đổi hướng tới và rời xa khỏi dân chủ phải phản ánh sự không-phù hợp giữa các định chế và văn hóa: sự không-phù hợp càng lớn, thì sự thay đổi tiếp sau càng lớn.13 Nếu những sự thay đổi xảy ra, chúng sẽ là lớn nhất ở các nước mà bắt đầu với những khoảng cách lớn nhất giữa văn hóa và các định chế: những sự thay đổi chế độ điều chỉnh sự khác biệt giữa văn hóa và các định chế.

Ta có thể xem sự liên kết giữa các định chế dân chủ và các giá trị Tự-thể hiện như phản ánh sự phù hợp giữa cung và cầu cho tự do. Các định chế dân chủ tạo ra một cung tự do cao vì chúng thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị; và các giá trị Tự-thể hiện tạo ra một cầu văn hóa cho tự do bởi vì các giá trị này nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn. Điều này có nghĩa rằng có hai thứ phù hợp: (1) một nhà nước độc đoán có các định chế và văn hóa phù hợp nếu nhân dân của nó nhấn mạnh các giá trị Sinh tồn hơn là các giá trị Tự-thể hiện; và (2) các nền dân chủ có sự phù hợp nếu nhân dân của chúng nhấn mạnh các giá trị Tự-thể hiện, tạo ra cầu quần chúng mạnh cho tự do mà phù hợp với cung thể chế rộng về tự do của các xã hội của họ.

Ngược lại, nếu các công dân của một nhà nước độc đoán đặt sự nhấn mạnh mạnh mẽ đến các giá trị Tự-thể hiện, việc di chuyển tới dân chủ sẽ làm giảm sự không-phù hợp, đưa nó vào sự tương ứng gần hơn với cầu văn hóa cơ sở. Tương tự, một xã hội với các mức dân chủ cao nhưng sự nhấn mạnh thấp đến sự tự-thể hiện sẽ có một dư cung thể chế về tự do, cho nên ta kỳ vọng một sự thay đổi rời xa khỏi dân chủ.

Trong Làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba, trong cuối các năm 1980 và đầu các năm 1990, hàng tá nước đã chuyển đổi từ chế độ độc đoán sang chế độ dân chủ. Việc này cung cấp một cơ hội để phân tích động học của mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa và các định chế dân chủ.

Sự không-phù hợp giữa cung thể chế về dân chủ và cầu văn hóa cho dân chủ được tính bằng việc trừ cung khỏi cầu. Nhằm để đo sự không-phù hợp hiện diện trước Làn Sóng chuyển đổi thứ Ba, chúng tôi sử dụng các mức dân chủ trước-chuyển đổi, như được đo trong 1981–1986, để cho biết cung dân chủ. Để tính cầu văn hóa cho dân chủ, chúng tôi sử dụng các giá trị Tự-thể hiện được đo khoảng 1990 như một chỉ báo về các giá trị này mạnh thế nào trước chuyển đổi.14

clip_image004

Hình 7.2 Sự thay đổi về mức dân chủ hiệu quả từ đầu các năm 1980 đến cuối các năm 1990, theo cầu dân chủ không được thỏa mãn (hay dư cung) dân chủ trong đầu các năm 1980.

Nguồn: Inglehart and Welzel, 2005: 189.

Các giá trị Tự-thể hiện vượt mức dân chủ của một xã hội càng nhiều, cầu không được thỏa mãn càng lớn. Trong phân tích được thấy trên Hình 7.2, một số điểm –1 cho biết sự thiếu cầu mạnh nhất có thể cho dân chủ, còn số điểm +1 cho biết cầu cực đại cho dân chủ. Mẫu của chúng tôi gồm một số các nền dân chủ Tây phương ổn định trong đó các mức dân chủ đã không đổi kể từ sự đo bắt đầu. 16 nền dân chủ này ở trong cân bằng nơi cung và cầu cho dân chủ trong cân bằng; do đó, chúng ở điểm-zero trên thang không-phù hợp. Chúng cũng ở điểm-zero trên chiều dọc, mà đo bao nhiêu sự thay đổi một nước đã trải nghiệm về mức dân chủ hiệu quả từ đầu các năm 1980 đến cuối các năm 1990: vì cung và cầu cho dân chủ trong cân bằng, chúng đã trải nghiệm không sự thay đổi nào.

Thang không-phù hợp ngang trên Hình 7.2 phản ánh mức độ mà cầu dân chủ vượt, hay thấp hơn, cung của nó. Chúng tôi giả thuyết rằng số điểm của một xã hội trên thang này trong đầu các năm 1980 sẽ tiên đoán cả hướng và mức độ một xã hội trải nghiệm những sự thay đổi tiếp sau hướng tới nhiều hay ít dân chủ hơn: các nước với cầu không được thỏa mãn phải di chuyển tới nhiều dân chủ hơn; còn các nước với nhiều (cung) dân chủ hơn cầu văn hóa của chúng phải di chuyển tới ít dân chủ hơn. Hơn nữa, những sự di chuyển tới dân chủ phải là lớn nhất giữa các nước với số điểm dương cao nhất trên thang không-phù hợp.

Các tiên đoán này là trúng mục tiêu, như Hình 7.2 chứng minh. Không giống Hình 7.1, mà cho thấy mối quan hệ giữa các mức giá trị Tự-thể hiện và các mức dân chủ, hình này phân tích tác động của sự khác biệt (sự vênh) giữa các giá trị quần chúng và các mức dân chủ, trên những sự thay đổi về về mức dân chủ từ giữa-các năm 1990.15 Như Hình 7.2 chứng minh, cầu văn hóa cho dân chủ càng vượt cung thể chế của nó quanh 1986, các sự di chuyển tiếp sau tới dân chủ càng lớn, từ 1987 đến 2002. Mối quan hệ ngược cũng đúng: cầu văn hóa cho dân chủ càng thấp hơn cung thực tế của nó, các sự dịch chuyển rời xa khỏi dân chủ càng lớn.

Chúng tôi diễn giải số điểm trên trục ngang như sự phản ánh cầu không được thỏa mãn cho dân chủ – mà tạo ra một sự căng thẳng chính trị được giải thoát khi các nhân tố ngăn cản được dỡ bỏ khoảng 1990. Như dữ liệu chứng minh, các nước có cầu quần chúng cho dân chủ không được thỏa mãn cao nhất đã là các nước tiến hành sự di chuyển tiếp sau lớn nhất tới dân chủ.

Các giá trị tự-thể hiện gây áp lực cho sự thay đổi về mức dân chủ. Các giá trị này nổi lên qua các sự thay đổi giữa thế hệ dài hạn, còn dân chủ thường nổi lên đột ngột sau các thời kỳ dài của sự tắc nghẽn thể chế. Do đó, chính mức giá trị Tự-thể hiện tại thời gian đột phá, không phải những sự thay đổi gần đây về các mức này, là cái quyết định độ lớn của những thay đổi tiếp sau tới dân chủ. Phân tích được thấy trong Hình 7.2 không phải là cách thông thường để phân tích sự thay đổi, nhưng nó là một cách thích hợp để phân tích các quá trình gồm các ngưỡng và các nhân tố cản trở, như áp dụng ở đây. Các kết quả cho biết rằng cầu dân chủ không được thỏa mãn của một xã hội trong 1990 giải thích cho 67 phần trăm sự thay đổi về mức dân chủ từ giữa các năm 1980 đến giữa các năm 1990.

Nhưng các giá trị Tự-thể hiện có dẫn đến dân chủ, hay dân chủ mang lại các giá trị Tự-thể hiện? Có vẻ chủ yếu là cái trước, vì các định chế dân chủ không cần có mặt cho các giá trị Tự-thể hiện để nổi lên. Bằng chứng chuỗi thời gian từ các Khảo sát Giá trị cho biết rằng trong những năm trước làn sóng dân chủ hóa 1988–1992, các giá trị Tự-thể hiện đã nổi lên qua một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ – không chỉ ở các nền dân chủ Tây phương, mà cả trong nhiều xã hội độc đoán. Vào 1990, các công chúng của Đông Đức, Tiệp Khắc, Estonia, Latvia và Lithuania – sống dưới các chế độ độc đoán nặng nề – đã bày tỏ các mức giá trị Tự-thể hiện cao bất chấp các hệ thống chính trị độc đoán của chúng, phản ánh sự thực rằng chúng là trong các nước tiên tiến nhất về kinh tế trong thế giới cộng sản, với các mức cao của sự thịnh vượng, giáo dục và các hệ thống phúc lợi xã hội tiên tiến. Trong các thập niên trước 1990, các giá trị Tự-thể hiện đã lan ra, làm cho người dân có khả năng hơn để can thiệp trực tiếp vào chính trị. Như thế, khi Gorbachev rút lại mối đe dọa can thiệp quân sự Soviet, số người chưa từng thấy đã tham gia vào các cuộc biểu tình giúp gây ra làn sóng dân chủ hóa xảy ra từ 1988 đến 1992. Chừng nào các elite độc đoán quyết tâm còn kiểm soát quân đội và cảnh sát, họ có thể đàn áp các lực lượng ủng hộ-dân chủ. Nhưng ngay cả các chế độ đàn áp này thấy là tốn kém để làm vậy, vì nó cản trở sự nổi lên của một khu vực tri thức hiệu quả.

Đã có một trường hợp duy nhất của hiện tượng đối nghịch, nơi các mức dân chủ giảm sút mặc dù cầu vượt cung – Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất. Chính phủ Trung quốc đã tạo ra cung dân chủ cực kỳ thấp, nhưng các đòi hỏi (cầu) của quần chúng đã tích tụ dần dần, nổ ra trong Phong trào Dân chủ 1989, khi những người biểu tình chiếm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đòi quyền tự do biểu đạt lớn hơn. Trong vài tháng chính phủ đã do dự – nhưng trong tháng Sáu 1989 các lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc đã ra lệnh cho quân đội đàn áp phong trào, sử dụng các xe tank để làm vậy. Sự đàn áp Phong trào Dân chủ minh họa sự thực rằng các đòi hỏi quần chúng cho quyền tự do không luôn luôn thành công. Các elite độc đoán quyết tâm có thể ngăn chặn các áp lực quần chúng chừng nào họ còn kiểm soát quân đội. Nhưng sự đàn áp nghiêm khắc là rất tốn kém. Trong 1989, Phong trào Dân chủ đã chủ yếu tập trung giữa những mảng trẻ hơn và có giáo dục hơn của dân cư đô thị, trong một xã hội vẫn chủ yếu là nông thôn. Nếu sự phát triển kinh tế xã hội tiếp tục với nhịp độ hiện thời, sự nhấn mạnh quần chúng đến sự tự-thể hiện cuối cùng sẽ trở nên phổ biến hơn. Trong dài hạn nó chắc có khả năng thấm vào hàng ngũ elite trẻ hơn của quân đội và đảng, làm cho ngày càng khó để cưỡng lại dân chủ hóa.

Đã có nhiều xã hội nơi cầu tự do vượt cung của nó, hơn các xã hội nơi cầu tự do thấp hơn cung của nó. Nhưng đã vài nước thuộc hạng sau, như Venezuela và Peru – và đấy chính xác là các trường hợp cho thấy các mức dân chủ giảm sút.

Hình mẫu tổng thể được chi phối bởi một xu hướng mạnh cho sự cân bằng giữa các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ, và cung dân chủ của một xã hội, để trở nên phù hợp. Xu hướng này giải thích đầy đủ 67 phần trăm phương sai về những sự thay đổi hướng tới các mức dân chủ cao hơn hay thấp hơn trong Làn sóng Thứ Ba. Mô hình động này giải thích những sự thay đổi về các mức dân chủ, và không chỉ các mức dân chủ tĩnh.

Là hầu như không thể để diễn giải mối quan hệ được mô tả trong Hình 7.2 như phản ánh tác động của các định chế dân chủ lên các giá trị Tự-thể hiện. Như chúng ta đã thấy, các sự thay đổi về các giá trị Tự-thể hiện đã tích tụ đều đặn trong các thời kỳ dài. Mức các giá trị Tự-thể hiện được đo khoảng năm 1990 đã được tích lũy trong nhiều năm, và nó đã tồn tại trước khi dân chủ hóa xảy ra. Dân chủ hóa vào khoảng 1990 đã không thể tạo ra các mức của các giá trị Tự-thể hiện đã tồn tại trong các năm 1980. Mũi tên nhân quả chỉ có thể chạy từ các giá trị Tự-thể hiện được tích lũy tới các thay đổi xã hội đột ngột: cung dân chủ đã di chuyển tới sự phù hợp lớn hơn với các đòi hỏi tự do cơ sở của các xã hội.

Điều này xác nhận một điểm do Inglehart và Welzel đưa ra:16 kiểm soát cho các biến khác, quan hệ giữa các giá trị Tự-thể hiện và dân chủ tự do hoạt động chủ yếu từ các giá trị tới dân chủ. Các mức dân chủ sớm cho thấy không tác động nào lên các giá trị Tự-thể hiện, khi ta kiểm soát cho sự tự-tương quan theo thời gian17 của các giá trị Tự-thể hiện; nhưng các giá trị Tự-thể hiện một tác động đáng kể lên các mức dân chủ – ngay cả khi kiểm soát cho sự tự-tương quan theo thời gian của dân chủ.

Mặc dù sự mặc cả elite đã là trung tâm khi dân chủ đại diện nổi lên đầu tiên, và vẫn đóng một vai trò quan trọng, dân chủ hiệu quả ngày càng nổi lên khi những người bình thường bày tỏ các giá trị và những kỹ năng cho phép họ đặt những áp lực hữu hiệu lên các elite. Hiện đại hóa không chỉ mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện – nó cũng dẫn đến sự huy động xã hội và nhận thức. Hai tập hợp này của những sự thay đổi làm cho người dân chắc có khả năng hơn để muốn dân chủ, và ngày càng hiệu quả hơn trong việc tổ chức để có được nó. Hãy thảo luận nhân tố huy động nhận thức chi tiết hơn.

Sự Huy động Xã hội và sự Huy động Nhận thức: sự Thay đổi Cân bằng của các Kỹ năng Chính trị

Trong các cộng đồng chính trị mặt-đối-mặt ban đầu như bộ lạc hay thành bang (city state), truyền thông chính trị là bằng sự truyền miệng và đã giải quyết các thứ người ta biết trực tiếp. Hầu như tất cả mọi người đã có các kỹ năng cần thiết cho sự tham gia chính trị, cho nên chính trị đã có thể là tương đối dân chủ, với sự ra quyết định thường xảy ra trong các hội đồng nơi mọi đàn ông trưởng thành đều đã có một tiếng nói.

Sự nổi lên của các cộng đồng chính trị rộng, cai quản hàng triệu hơn là hàng ngàn người, đòi hỏi các kỹ năng đặc biệt như sự biết đọc biết viết. Truyền miệng đã không còn thích hợp nữa; những thông điệp thành văn phải được gửi đi và nhận được ngang những khoảng cách lớn. Ký ức con người không còn có khả năng ghi lại những chi tiết như cơ sở thuế của hàng ngàn làng hay nhân sự quân đội mà họ có thể nuôi dưỡng; đã cần đến các hồ sơ thành văn. Và các chuỗi trung thành cá nhân đã không thích hợp để duy trì các đế chế lớn; đã phải tuyên truyền những huyền thoại hay những ý thức hệ để hợp pháp hóa.

Cộng đồng chính trị rộng đã hết sức mở rộng dân cư và cơ sở nguồn lực, mà cho phép nó đẩy các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn đến tuyệt chủng. Nhưng một cái giá đã phải trả. Đã cần các elite với các kỹ năng đặc biệt để điều phối hệ thống. Một khoảng cách rộng mở ra giữa quần chúng mù chữ, những người không có sự huấn luyện đặc biệt cần thiết để đối phó với chính trị từ xa, và một elite nhỏ giải quyết chính trị quốc gia. Quần chúng nông dân đã trở nên hầu như không liên quan đến chính trị của những quốc gia nông nghiệp lớn.

Công nghiệp hóa đã làm cho có thể để lại thu hẹp khoảng cách này giữa các elite và quần chúng. Khi các dân quê trở thành những người đô thị, biết đọc biết viết, và có tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, họ có được các kỹ năng cần thiết để quan hệ với cộng đồng chính trị quốc gia hơn là chỉ với làng của họ.18

Deutsch đã phân tích quá trình “huy động xã hội,” xảy ra khi người dân được nhổ bật rễ khỏi sự cô lập vật lý và trí tuệ, và khỏi các truyền thống cũ, các nghệ nghiệp, và nơi cư trú.19 Dần dần họ được tích hợp vào các tổ chức hiện đại và các mạng lưới truyền thông rộng – mở rộng các chân trời của họ vượt quá sự truyền miệng và ngày càng liên hệ với chính trị quốc gia.

Các xã hội công nghiệp tiên tiến từ lâu đã hoàn tất các giai đoạn huy động xã hội có thể nhìn thấy bên ngoài này, như đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự biết đọc biết viết hàng loạt, nghĩa vụ quân sự của số đông và quyền bỏ phiếu phổ quát. Nhưng lõi của quá trình tiếp tục: sự phổ biến của các kỹ năng cần thiết để đối phó với một cộng động chính trị rộng. Thuật ngữ “sự huy động nhận thức” nhắc đến khía cạnh này của quá trình. Mặc dù giáo dục chính thức chỉ là một thành phần của sự huy động nhận thức, nó là chỉ báo sẵn có tốt nhất (mặc dù việc có một việc làm đòi hỏi tư duy cho bản thân mình là quan trọng ngang thế).

clip_image006

Hình 7.3 Tỷ lệ phần trăm trung bình của dân cư tuổi đại học được tuyển vào giáo dục bậc cao ở Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, 1960–2010.

(các cột cho thấy phần trăm trung bình cho ba nước, với trọng số bằng nhau).

Các Nguồn: Dữ liệu Hoa Kỳ từ National Center of Education Statistics, 2012; Snyder, 1993 và US Census Bureau, 2012. Dữ liệu Nhật Bản từ: Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology – Japan, 2012. Dữ liệu Đức từ: Kehm, 1999 và Statistisches Bundesamt (2012). Kích thước của nhóm tuổi liên quan dựa vào UN Department of Economic and Social Affairs, 2012.

Như Hình 7.3 cho biết, tỷ lệ của dân cư 18–25-tuổi nhận được giáo dục bậc cao đã tăng lên đầy kịch tính trong nửa thế kỷ qua trong các xã hội công nghiệp tiên tiến: trong 1960, chỉ 16 phần trăm của những người trong nhóm tuổi liên quan ở Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản được tuyển vào giáo dục bậc cao. Con số đã tăng đều đặn, đến điểm nơi trong 2010, hơn một nửa nhóm tuổi này được tuyển vào giáo dục bậc cao. Đấy chỉ là một dấu hiệu về mức độ mà dân cư nói chung có được các kỹ năng cho phép họ để giao tiếp và tổ chức cho hoạt động chính trị hiệu quả. Những người có giáo dục chắc có khả năng hơn để có một ý thức về “năng lực chính trị chủ quan” và để tham gia vào chính trị.20 Nhiều nghiên cứu khác đã tìm thấy rằng những người với địa vị kinh tế xã hội cao hơn cũng chắc có khả năng hơn để tham gia vào chính trị. Nhưng điều này có phải là do sự huy động nhận thức hay là do bản thân địa vị xã hội? Nói cách khác, có phải những người có giáo dục hơn chắc có khả năng hơn để có nhiều tiếng nói hơn trong chính trị bởi vì họ có các kỹ năng cần thiết để nhấn mạnh các đòi hỏi của họ một cách hiệu quả hơn – hay đơn giản bởi vì họ có những mối quan hệ xã hội tốt hơn, và nhiều tiền hơn để khiến cho các quan chức bẻ cong các quy tắc vì lợi ích của họ?

Là ấu trĩ để nghĩ rằng của cải và các mối quan hệ cá nhân là không quan trọng. Nhưng các kỹ năng và thông tin cũng quan trọng. Theo định nghĩa, sẽ luôn luôn có một phần ba bên trên, một phần ba giữa và một phần ba thấp hơn về địa vị kinh tế xã hội. Nhưng các mức giáo dục và thông tin của các công dân bình thường đã tăng lên hết sức, làm thay đổi cân bằng về các kỹ năng chính trị giữa các elite và quần chúng, làm tăng khả năng của các công dân để đưa ra các đòi hỏi chính trị hiệu quả.

Sự phát triển kinh tế có khuynh hướng làm tăng kích thước của giai cấp trung lưu, mang lại các tỷ lệ cao hơn của tư cách thành viên trong các tổ chức chính thức. Giáo dục là một chỉ báo về địa vị xã hội của người ta, nhưng nó cũng là một chỉ báo về các kỹ năng giao tiếp. Sự phân biệt này là quan trọng, vì trong phân tích đa biến, các biến nhận thức như giáo dục và thông tin chính trị tỏ ra là các bộ tiên đoán về sự tham gia chính trị mạnh hơn các chỉ báo giai cấp-xã hội tương đối thuần khiết như thu nhập hay nghề nghiệp.21 Các kỹ năng giao tiếp có vẻ còn thuận lợi cho sự tham gia chính trị hơn bản thân địa vị xã hội.

Sự tham gia xuất phát từ hai quá trình khác nhau cơ bản, một quá trình ở dưới một phương thức tham gia chính trị cũ hơn, quá trình khác nằm dưới một phương thức mới hơn.22 Các định chế mà đã huy động quần chúng tham gia chính trị trong cuối thế kỷ thứ mười chín và đầu thế kỷ thứ hai mươi – các nghiệp đoàn lao động, các giáo hội và các đảng chính trị quần chúng – đã là các tổ chức có thứ bậc trong đó một số nhỏ các nhà lãnh đạo hay các thủ trưởng đã lãnh đạo một đám binh lính có kỷ luật. Chúng đã hiệu quả trong việc đem số đông các công dân mới được trao quyền bỏ phiếu tới các nơi bầu cử trong một thời đại khi giáo dục bắt buộc phổ quát đã vừa bén rễ và công dân trung bình đã có một mức kỹ năng chính trị thấp. Nhưng trong khi các tổ chức do elite-chỉ huy này đã có thể huy động các số đông, thông thường chúng đã chỉ tạo ra mức tham gia có chất lượng thấp, thường là hành động bỏ phiếu đơn giản.

Một phương thức tham gia mới hơn do elite-chỉ huy bày tỏ các sở thích cá nhân với sự chính xác lớn hơn phương thức cũ. Nó là định hướng-vấn đề, và dựa vào các nhóm ad hoc (bột phát) hơn là dựa vào các tổ chức quan liêu đã được củng cố. Và nó nhắm tới việc tác động đến các thay đổi chính sách cụ thể hơn là đơn giản ủng hộ các đại diện của một nhóm cho trước. Phương thức tham gia này đòi hỏi các mức kỹ năng tương đối cao.

Như thế, nếu chúng ta xem giáo dục hình thức của người ta như một chỉ báo về các kỹ năng chính trị, chúng ta thấy rằng sự biết đọc biết viết hoàn toàn có vẻ là đủ cho việc bỏ phiếu. Hầu hết các công dân Tây phương đã đạt ngưỡng này hàng thế hệ trước. Nhưng một mình sự biết đọc biết viết có thể là đủ để tạo ra các tỷ lệ bỏ phiếu cao, các mức giáo dục cao hơn liên kết mật thiết với các hình thức tham gia chính trị tích cực hơn, như việc ký các kiến nghị hay tham gia vào các cuộc biểu tình. Nhưng các mức cao của các kỹ năng chính trị là một bộ tiên đoán về sự tham gia tích cực mạnh hơn giáo dục hay giai cấp xã hội rất nhiều.23

Sự lên của xã hội tri thức cũng dẫn đến một tiềm năng tăng lên cho công dân tham gia vào chính trị. Trong các xã hội tri thức, kinh nghiệm việc làm của người ta phát triển các kỹ năng liên quan đến chính trị. Công nhân dây-chuyền truyền thống đã tạo ra các đối tượng vật chất, làm việc trong một hệ thống có thứ bậc đòi hỏi (và cho phép) ít sự đánh giá tự trị. Những người lao động trong các khu vực dịch vụ và thông tin xử lý những con người và các khái niệm; hoạt động trong một môi trường nơi sự đổi mới sáng tạo là cốt yếu, họ cần sự tự trị để sử dụng sự đánh giá riêng của họ. Là không thể một cách cố hữu để quy định sự đổi mới từ trên xuống. Quen với việc làm việc trong các cấu trúc quyết định ít có thứ bậc hơn trong đời sống việc làm của họ, những người trong các khu vực thông tin và dịch vụ chắc tương đối có khả năng hơn để có cả các kỹ năng và thiên hướng để tham gia vào việc ra quyết định cả trong lĩnh vực chính trị nữa.

Các mạng lưới tổ chức mạnh có thể giúp các nhóm ít lợi thế hơn để đạt được các tỷ lệ tham gia cao hơn, và các nhân tố tình huống là cũng quan trọng. Nhưng trong dài hạn, các mức kỹ năng tăng lên là còn quan trọng hơn. Trong chính trị, những thời kỳ hứng thú có khuynh hướng luân phiên với các thời kỳ buồn tẻ; trong dài hạn, người dân có khuynh hướng mất sự quan tâm. Nhưng các tác động dài hạn của sự Huy động Nhận thức – tức là, mức-cá nhân tăng lên của kỹ năng chính trị – có khuynh hướng là tích lũy. Sự Huy động Nhận thức từ từ nâng đường cơ sở của sự tham gia chính trị của quần chúng lên.

Sự nổi lên của xã hội hậu-công nghiệp mang lại các thay đổi xã hội và văn hóa làm cho dân chủ ngày càng có khả năng xảy ra. Các xã hội tri thức không thể hoạt động hiệu quả mà không có các công chúng có giáo dục cao, những người ngày càng trở nên quen với việc nghĩ cho bản thân họ – về việc làm và trong đời sống chính trị. Hơn nữa, các mức an tòa kinh tế tăng lên mang lại một sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện, mà trao ưu tiên cao cho sự lựa chọn tự do và thúc đẩy hoạt động chính trị. Vượt quá một điểm nào đó, trở nên khó để tránh dân chủ hóa, bởi vì việc ngăn chặn các đòi hỏi quần chúng cho các xã hội mở hơn trở nên ngày càng tốn kém và có hại cho tính hiệu quả kinh tế. Như thế, trong các giai đoạn tiên tiến của nó, hiện đại hóa mang lại các thay đổi xã hội và văn hóa có khuynh hướng đem lại các định chế dân chủ.

Tái Phân phối và Dân chủ

Văn liệu hết sức có ảnh hưởng nào đó xem dân chủ như cái gì đó mà các elite ban cho, nếu các chi phí về mặt tái phân phối kinh tế là không quá đáng. Cách tiếp cận này phần lớn bỏ qua tác động của sự huy động nhận thức và các giá trị quần chúng đang thay đổi.

Về mặt kinh nghiệm, chúng ta thấy sự biến thiên rất lớn về mức độ mà các công chúng cho trước trao ưu tiên cao cho việc có được các định chế dân chủ, và về khả năng của họ để tổ chức các đòi hỏi hiệu quả cho chúng. Sự phát triển kinh tế làm tăng một cách đầy kịch tính các nguồn lực vật chất và nhận thức, cho phép họ tổ chức các hoạt động tập thể mạnh mẽ hơn, và đặt áp lực ngày càng hiệu quả lên các elite.24

Hơn nữa, không phải những người nghèo khó (the have-nots) là những người mong muốn dân chủ mạnh mẽ nhất. Thay vào đó, khi người dân có các nguồn lực kinh tế và nhận thức tương đối dư dả, và chuyển từ sự nhấn mạnh đến các giá trị Sinh tồn sang sự nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện, họ phấn đấu mạnh mẽ nhất cho các định chế dân chủ.

Do đó, sự sống sót của các chế độ độc đoán không đơn giản là một vấn đề về liệu các elite có chọn để đàn áp quần chúng hay không. Nó phản ánh sự cân bằng lực lượng giữa các elite và quần chúng – mà thay đổi theo thời gian. Làn sóng dân chủ hóa ồ ạt khoảng 1990, phần lớn, đã là một câu chuyện về sự huy động quần chúng hiệu quả, được thúc đẩy bởi sự nhấn mạnh một cách mạnh mẽ đến các giá trị Tự-thể hiện giữa những người mà đã ngày càng trở nên có kỹ năng và nói năng rành mạch trong việc tổ chức các phong trào quần chúng. Tác động quan trọng nhất của hiện đại hóa không phải là nó làm cho dân chủ dễ được chấp nhận hơn cho các elite. Mà chính là hiện đại hóa làm tăng các năng lực và sự sẵn sàng của các công dân bình thường để đấu tranh cho các định chế dân chủ.

Một phân tích về thu nhập và dân chủ được Acemoglu et al. tiến hành là một số gắng nhìn thấu để hiểu vì sao các nước giàu chắc có khả năng hơn nhiều để là dân chủ so với các nước nghèo.25 Sử dụng một cơ sở dữ liệu lịch sử to lớn, Acemoglu và các đồng nghiệp của ông thăm dò ngược thời gian xa để xem nếu sự giàu có tăng lên có đi trước dân chủ tăng lên. Chỉ khi họ đẩy phân tích của họ quay lại đầy đủ 500 năm họ mới tìm thấy một tương quan dương giữa những sự thay đổi thu nhập và những sự thay đổi về dân chủ – mà yếu đi hay biến mất khi họ kiểm soát cho các tác động quốc gia cố định. Họ kết luận rằng cả sự phát triển kinh tế và sự lên của dân chủ là phụ thuộc-con đường mạnh mẽ và rằng năm thế kỷ trước, những nước Âu châu nào đó và các nhà thực dân của chúng đã bắt đầu một con đường phát triển liên kết với cả dân chủ và sự tăng trưởng kinh tế, trong khi các nước khác đã chuyển động trên một con đường dẫn tới sự áp bức chính trị và ít tăng trưởng kinh tế hơn.

Phân tích của họ cho biết rằng các tác động đặc thù quốc gia đóng một vai trò quyết định, nhưng họ làm ít để làm rõ bản chất của các tác động rất quan trọng này. Tính bền bỉ nổi bật của các tác động này gợi ý rằng chúng là các nhân tố văn hóa và thể chế bén rễ sâu tương tự như các nhân tố mà Putnam phát hiện ra trong phân tích của ông về các sự khác biệt giữa văn hóa chính trị của miền Bắc và miền Nam Italy – mà cũng có thể truy nguyên về các hình mẫu đã bền bỉ trong hàng thế kỷ.26 Các phát hiện của ông cũng cho biết rằng các nhân tố văn hóa và thể chế bén rễ sâu đóng một vai trò quyết định.

Acemoglu, Robinson và các đồng nghiệp của họ đúng: một mình sự phát triển kinh tế không mang lại dân chủ. Nó mang lại chỉ trong sự kết hợp với các nhân tố văn hóa và thể chế nào đó. Nhưng các nhân tố này không nhất thiết là độc nhất cho các nước Âu châu nào đó và các nước được cư ngụ chủ yếu bởi những người di cư từ châu Âu. Bằng chứng từ các Khảo sát Giá trị cho biết rằng trong những năm gần đây, các nhân tố văn hóa và thể chế này đã lan ra khắp phần lớn thế giới.

Mô hình được Acemoglu và Robinson sử dụng xem mong muốn quần chúng cho dân chủ như một hằng số mà không thể giải thích vì sao dân chủ nổi lên. Vì thế, nó để một con voi không được giải thích ở trong phòng: vào đầu thế kỷ thứ hai mươi, đã chỉ có môt nhúm nền dân chủ trên thế giới; vào cuối thế kỷ đã có nhiều nền dân chủ. Nếu sự phát triển kinh tế đã không mang lại sự thay đổi này, thì cái gì đã mang lại? Mô hình của họ cho biết rằng các nước nào đó từ lâu đã có một sự dẫn đầu trong cả sự phát triển kinh tế và dân chủ, nhưng không giải thích cái gì đã gây ra sự tăng lên rất lớn này về dân chủ. Tôi cho rằng nguyên nhân gốc rễ đã là hiện đại hóa kinh tế và xã hội, đem lại những sự thay đổi về các giá trị và cấu trúc xã hội làm cho dân chủ ngày càng có khả năng.

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa ngụ ý – và dữ liệu từ nhiều nước xác nhận – rằng sự nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện đã tăng lên trong các thập niên gần đây, làm tăng sức mạnh của đòi hỏi quần chúng cho dân chủ. Khoảng 1990, những thay đổi trên quang cảnh quốc tế đã mở đường cho hàng tá nước để dân chủ hóa.27 Mức độ mà các nước cho trước sau đó đã di chuyển tới các mức dân chủ cao hơn phản ánh cường độ của cầu không được thỏa mãn cho dân chủ trong các xã hội này khi cửa sổ cơ hội mở ra.

Acemoglu et al. không xem các giá trị quần chúng và các kỹ năng như có một tác động tự trị lên dân chủ hóa: sự phản kháng quần chúng đơn giản được cho là cái gì đó xảy ra mỗi khi sự bất bình đẳng kinh tế là cao. Các giả thiết này hợp với dữ liệu lịch sử sớm hơn tương đối tốt, khi quần chúng là các nông dân mù chữ, nhưng chúng không thỏa đáng để giải thích làn sóng dân chủ hóa gần đây nhất. Các động cơ thúc đẩy chính trị đã thay đổi to lớn và thiên hướng để tham gia vào các cuộc biểu tình trong các xã hội hậu-công nghiệp đã tăng hơn gấp đôi kể từ 1974.28 Như thế, trong làn sóng dân chủ hóa 1987–1995, số những người biểu tình chưa từng có về mặt lịch sử đã tham gia trong đòi hỏi cho dân chủ hóa từ Seoul và Manila đến Moscow và Đông Berlin. Hơn nữa, lần này cuộc đấu tranh đã không chủ yếu là về tái phân phối kinh tế mà về tự do chính trị. Trong một mức độ đáng chú ý, dân chủ hóa trong thế giới nguyên-cộng sản đã không được thúc đẩy bởi các áp lực quần chúng cho sự bình đẳng kinh tế lớn hơn – nó đã dịch chuyển quyền lực từ các elite, mà đã nhấn mạnh bình đẳng kinh tế một cách mạnh mẽ, sang các nhóm nhấn mạnh nó ít mạnh mẽ hơn.

Dân chủ không đơn giản nổi lên từ mong muốn cho tái phân phối kinh tế. Nó nổi lên từ một cuộc đấu tranh cho quyền tự do dân chủ mà đi xa hơn quyền bỏ phiếu rất nhiều. Suốt hầu hết lịch sử con người, chế độ chuyên quyền và chế độ độc đoán đã thịnh hành. Điều này đã không đơn giản bởi vì các elite chọn để đàn áp quần chúng, mà cũng bởi vì cho đến thời hiện đại, quần chúng đã thiếu các kỹ năng tổ chức và các nguồn lực cần thiết để huy động các đòi hỏi hiệu quả cho các định chế dân chủ – và việc nhận được chúng đã không là ưu tiên cao nhất của họ. Để hiểu dân chủ nổi lên như thế nào, là không đủ để tập trung chỉ vào các elite – ta ngày càng cũng phải nghiên cứu các diễn tiến mức-quần chúng.

Kết luận

Lý thuyết hiện đại hóa có những ngụ ý cả tích cực và tiêu cực. Nó cho rằng các mức an toàn tồn tại cao là thuận lợi cho sự truyền bá dân chủ – và rằng sự an toàn kinh tế sa sút có tác động ngược lại. Và như Chương 9 chứng minh, trong ba thập kỷ qua, một phần lớn dân cư của các xã hội thu nhập-cao đã trải nghiệm thu nhập thực tế sa sút và thu nhập tương đối đã suy giảm đột ngột khi so sánh với 10 phần trăm trên đỉnh của nước họ. Điều này đã kích thích sự lên của các đảng dân túy độc đoán bài ngoại trong nhiều nước Âu châu, và việc bầu một Tổng thống Mỹ người tấn công các phương tiện truyền thông đại chúng như “kẻ thù của nhân dân Mỹ” và thử đe dọa “cái gọi là các thẩm phán” từ chối thực hiện các sắc lệnh của ông – đe dọa quyền tự do báo chí và một nền tư pháp độc lập.

Dân chủ hiện đang rút lui. Câu hỏi là: “Đấy có là sự kết thúc, hay nó là một sự suy thoái tạm thời so sánh được với những suy thoái đã được trải nghiệm sớm hơn?” Xu hướng dài hạn là rõ: kể từ Cách mạng Công nghiệp, thế giới đã trở nên giàu hơn và an toàn hơn, với các tỷ lệ giảm của cả chiến tranh và bạo lực trong nước. Ngay cả ngày nay, thế giới như một toàn bộ đang trở nên giàu hơn, mặc dù các nước thu nhập-cao hiện đang trải nghiệm một Phản xạ Độc đoán – không phải bởi vì sự khan hiếm khách quan (các nguồn lực kinh tế của chúng là dư dả và tăng lên) mà chủ yếu bởi vì sự bất bình đẳng kinh tế tăng vút lên mà cuối cùng là một vấn đề chính trị. Nếu giả như nó được đảo ngược, sự phổ biến dài hạn của dân chủ có lẽ sẽ lại tiếp tục.

Sự phát triển kinh tế liên kết mạnh mẽ với sự lên của dân chủ hiệu quả bởi vì nó có khuynh hướng mang lại các giá trị Tự-thể hiện và sự huy động quần chúng tăng lên. Hiện đại hóa là một quá trình dựa vào công nghiệp hóa mang lại sự giáo dục tăng lên, một cấu trúc nghề nghiệp hiện đại và các mức an toàn tồn tại tăng lên – mà cuối cùng dẫn đến các công chúng đông đảo trao ưu tiên cao tăng lên cho dân chủ.

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa có các ngụ ý cả khích lệ và cảnh cáo cho chính sách đối ngoại Mỹ. Iraq cung cấp một bài học cảnh cáo. Ngược với quan điểm hấp dẫn rằng dân chủ hóa có thể dễ dàng được thiết lập hầu như ở bất cứ đâu, lý thuyết này ngụ ý rằng dân chủ chắc có khả năng hơn nhiều để thịnh vượng dưới các điều kiện nhất định hơn dưới các điều kiện khác. Một số nhân tố làm cho phi thực tế để kỳ vọng rằng dân chủ sẽ dễ dàng để thiết lập ở Iraq, kể cả các sự chia tách sắc tộc sâu đã bị các chính sách của Saddam làm cho trầm trọng thêm. Và sau sự đánh bại Saddam, việc cho phép sự an toàn thân thể sụp đổ đã là một sai lầm chí tử. Sự tin cậy giữa cá nhân và sự khoan dung hưng thịnh khi người dân cảm thấy an toàn. Dân chủ chắc không có khả năng sống sót trong một xã hội bị sự ngờ vực và sự bất khoan dung xé nát, và trong các khảo sát gần đây, công chúng Iraq biểu lộ lức cao nhất của tính bài ngoại trong số các xã hội mà có sẵn dữ liệu.29

Lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa cũng có các ngụ ý tích cực cho chính sách đối ngoại Mỹ. Được một lượng bằng chứng lớn ủng hộ, nó chỉ ra kết luận rằng sự phát triển kinh tế là một động lực cơ bản của sự thay đổi dân chủ – có nghĩa rằng chính phủ Hoa Kỳ phải làm cái nó có thể để khuyến khích sự phát triển. Nếu muốn mang lại sự thay đổi dân chủ cho Cuba, chẳng hạn, việc cô lập nó là phản tác dụng. Việc dỡ bỏ cấm vận, việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, và việc nuôi dưỡng sự can dự xã hội và sự kết nối với thế giới chắc có khả năng là hiệu quả hơn. Chẳng gì là chắc chắn cả, nhưng bằng chứng kinh nghiệm gợi ý rằng một cảm giác tăng lên về sự an toàn và sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Tự-thể hiện có khuynh hướng làm xói mòn các chế độ độc đoán.

Tương tự, mặc dù nhiều nhà quan sát đã bị hoảng hốt bởi sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, nó có các ngụ ý dài hạn tích cực. Bên dưới cấu trúc chính trị có vẻ chắc như bàn thạch (đá nguyên khối) của Trung Quốc, các tiền đề xã hội cho dân chủ hóa đang nổi lên, và đã tiến bộ xa hơn nhiều nhà quan sát nhận ra. Về mặt các định hướng của công chúng, Trung Quốc đang di chuyển tới mức của sự nhấn mạnh quần chúng đến các giá trị Tự-thể hiện ở mức mà Chile, Ba Lan, Hàn Quốc và Đài Loan đã nhấn mạnh khi tiến hành chuyển đổi sang dân chủ. Chừng nào Đảng Cộng sản Trung quốc còn kiểm soát các lực lượng an ninh, các định chế dân chủ sẽ không nổi lên ở mức quốc gia. Nhưng áp lực quần chúng cho sự giải phóng chắc có khả năng nổi lên, và việc đàn áp chúng sẽ có các chi phí tăng lên về mặt tính hiệu quả kinh tế và tinh thần công chúng. Trong dài hạn, sự thịnh vượng tăng lên cho Trung Quốc là thuận lợi cho lợi ích quốc gia Hoa Kỳ. Rộng hơn, lý thuyết hiện đại hóa ngụ ý rằng Hoa Kỳ phải hoan nghênh và khuyến khích sự phát triển kinh tế khắp thế giới.


* Chương này bao gồm nội dung từ Inglehart and Welzel, 2005; Inglehart and Welzel, 2009; Welzel and Inglehart, 2008; và Inglehart and Welzel, 2010.

GHI CHÚ

Chương 7 Phát triển và Dân chủ

1 Cho một phân tích rộng về xu hướng dài hạn của dân chủ hóa, xem Christian Welzel, Ronald Inglehart, Patrick Bernhagen and Christian Haerpfer. 2018. “The New Pessimism about Demoracracy,” in Welzel, Bernhagen, Inglehart and Haerpfer (eds.), Democratization (2nd edn.). New York: Oxford University Press.

2 Lipset, Seymour Martin, 1959. “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy,” American Political Science Review 53, 1: 69–105.

3 Gần đây hơn, sử dụng những kỹ thuật kinh tế lượng hiện thời, Acemoglu and Robinson (2006b) cũng kết luận rằng cả sự phát triển kinh tế và dân chủ phản ánh các nhân tố thể chế/văn hóa bén rễ sâu.

4 Deutsch, Karl W., 1961. “Social Mobilization and Political Development,” American Political Science Review 55, 3: 493–514.

5 Moore, Barrington, 1966. The Social Origins of Dictatorship and Democracy. Boston: Beacon Press.

6 Xem Inglehart and Welzel (2005), Chapters 7 and 8.

7 Inglehart, Ronald, 2003. “How Solid is Mass Support for Democracy – and How Do We Measure It?” PS: Political Science and Politics 36, 1: 51–57. Phát hiện này được xác nhận trong Inglehart and Welzel, 2005: Chapter 10; và nhận đước sự ủng hộ thêm trong Welzel, Christian, 2007. “Are Levels of Democracy Affected by Mass Attitudes? Testing Attainment and Sustainment Effects on Democracy,” International Political Science Review 28, 4: 397–424.

8 Kaufman, Kraay and Mastruzzi, 2003.

9 Welzel and Inglehart, 2004.

10 Cho bằng chứng kinh nghiệm rộng của khẳng định này, xem Inglehart and Welzel, 2005.

11 Inglehart and Welzel, 2005: Chapters 8 and 9.

12 Xem Eckstein, 1966, 1975 và Almond and Verba, 1963.

13 Lập luận này áp dụng cho những sự thay đổi chế độ do xã hội dẫn đường nhưng không cho những sự that đổi chế độ được áp đặt từ bên ngoài.

14 Vì dân chủ và các giá trị Tự-thể hiện được đo trên các thang khác nhau: chúng tôi đã biến chúng thành các thang có thể so sánh được nhằm để tính sự khác biệt giữa dân chủ và các giá trị Tự-thể hiện. Đầu tiên chúng tôi chuẩn hóa cả hai biến, tiêu chuẩn hóa các thang của chúng cho cực đại kinh nghiệm của chúng, mà được đặt ở 1,0. Sau đó chúng tôi trừ dân chủ khỏi các giá trị Tự-thể hiện [các giá trị Tự-thể hiện – dân chủ], mang lại một thang không thích hợp (incongruence scale) từ –1 đến +1, trên đó –1 là tình huống trong đó có dân chủ tự do cực đại [1] và hoàn toàn thiếu vắng các giá trị Tự-thể hiện [0], trong khi +1 cho biết tình huống ngược lại.

15 Phân tích này được Welzel nghĩ ra. Một phiên bản sớm hơn của Hình 7.2 xuất hiện trong Inglehart and Welzel, 2005: 189.

16 Inglehart and Welzel, 2005.

17 Sự tự-tương quan theo thời gian là xu hướng cho mức của một biến cho trước tại thời gian 1 để là một bộ tiên đoán mạnh về mức của cùng biến đó tại thời gian 2. Thí dụ, dân số của một nước trong năm 2014 là một bộ tiên đoán mạnh của dân số của nó trong năm 2015.

18 Cho một phân tích sâu sắc về những thay đổi này, xem: Lerner, Daniel, 1958. The Passing of Traditional Society: Modernizing the Middle East. New York: Free Press.

19 Xem Deutsch, 1961, và Deutsch, Karl W., 1966. Nationalism and Social Communication. Cambridge, MA: MIT Press.

20 Xem Almond, Gabriel A. and Sidney Verba, 1963. The Civic Culture: Political Attitudes and Democracy in Five Nations. Newbury Park, CA: Sage Publications; cf. Milbrath, Lester W. and Madan Lal Goel, 1977. Political Participation: How and Why Do People Get Involved in Politics? Boston: Rand McNally College Publishing Co.; Verba, Sidney, Norman H. Nie and Jae-on Kim, 1978. Participation and Political Equality: A SevenNation Comparison. Chicago: University of Chicago Press; Barnes, Samuel H. and Max Kaase (eds.), 1979. Political Action: Mass Participation in Five Western Democracies. Beverly Hills, CA: Sage Publications.

21 Inglehart, 1977.

22 Inglehart, 1977 makes this argument.

23 Barnes, Kaase et al., 1979 chứng minh điểm này, với bằng chứng từ năm nước.

24 Aristotle 2.500 năm trước cho rằng dân chủ là một chế độ điển hình của các xã hội giai cấp trung lưu. Lý lẽ lại được Dahl, 1971 trình bày lần nữa và được chứng minh trong các phân tích kinh nghiệm của Muller, Edward N., 1988. “Democracy, Economic Development, and Income Inequality,” American Sociological Review 53: 50–68, và Vanhanen, Tatu, 2003. Democratization: A Comparative Analysis of 170 Countries. New York: Routledge.

25 Acemoglu and Robinson, 2006; Acemoglu, et al., 2008; Acemoglu, Daron and James A. Robinson, 2006a. “De Facto Political Power and Institutional Persistence,” American Economic Review 96, 2: 326–330.

26 Putnam, 1993.

27 Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã dỡ bỏ nhân tố cản trở quan trọng nhất, nhưng việc này được bổ sung bởi các điều kiện như sự đạt được các mức phát triển cao ở Đài Loan và Hàn Quốc.

28 Cho bằng chứng, xem Inglehart and Welzel, 2005: 118–126 and 224–227.

29 Xem Inglehart, Ronald, Mansoor Moaddel and Mark Tessler, 2006. “Xenophobia and In-Group Solidarity in Iraq: A Natural Experiment on the Impact of Insecurity,” Perspectives on Politics 4, 3: 495–506.

Comments are closed.