Sai & Oan

Huy Đức

Không điều tra tới nơi những vụ việc như thế này là tiếp tay cho tội ác. Không thể nhân danh bất cứ điều gì để chấp nhận nhục hình.

Cách đây không lâu khi ngồi với một sỹ quan công an trẻ, nói về cách thức một bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết: có tội hay không có tội. Sỹ quan trẻ này – một người đang còn nhiệt huyết và vẫn tin vào công lý – sợ rằng, cách làm đó ít oan sai nhưng dễ để lọt người lọt tội. Tôi không tranh luận, chỉ hỏi, “Thế anh không thấy, cứ một người ở tù oan sai thì lại có ít nhất một tội phạm thực sự đang ở ngoài xã hội và có thể đang tiếp tục gây án?”

Bộ máy tư pháp rất ít khi tự phát hiện oan sai. Viện và Tòa thường xử theo nguyên tắc “án tại hồ sơ”, chỉ khi nạn nhân không có (như trường hợp em Tỏ ở Tiền Giang từ CPC trở về minh oan cho bố bị buộc tội giết con) hay hung thủ ra đầu thú (như trường hợp ông Nguyễn Văn Chấn ở Bắc Giang) thì bị án mới được tháo còng, ra tù.

Cách làm án bằng nhục hình đã đưa nhiều nhân vật chủ chốt của PC16 Tiền Giang vào tù, riêng thượng tá Nguyễn Văn Nên thì phải trốn vào nhà thương điên để rồi thành điên thật. Nhưng, phanh phui được những vụ như PC16 Tiền Giang, rất tiếc, cũng không phải nhờ ý chí tìm công lý của các cơ quan tố tụng.

clip_image001

Một người tử vong do ‘thắt cổ bằng dây thun quần’

Sáng 15.6, gia đình ông Ngô Văn Lâu (60 tuổi, ngụ KP.5, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP.HCM) vẫn đang rất hoang mang về cái chết của con trai ông là Ngô Chí Tâm (40 tuổi).

THANHNIEN.VN|BỞI BÁO THANH NIÊN

FB Truong Huy San

Comments are closed.