Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 10)

Nguyễn Quang A dịch

2. Triệu Đi dây

Với tư cách Tổng Bí thư mới của Đảng, Triệu đối mặt với một thách thức gây nản lòng: chỉ đạo chiến dịch của Đặng Tiểu Bình chống lại “sự tự do hoá tư sản” mà không hất các cải cách kinh tế khỏi tiến trình. Triệu cố ý nghĩ ra biệt ngữ rối rắm để mô tả các chính sách của ông vì bây giờ ông có trách nhiệm dẫn đầu một chiến dịch mà ông có mọi ý định để phá vỡ. Không rõ liệu Đặng có biết chiến thuật của Triệu hay không. Điều hiển nhiên là, Triệu có thể làm chính trị với những người giỏi nhất trong số họ.

Trong những năm 1980, cải cách của chúng ta đã ở trong một giai đoạn khó khăn của việc đặt những nền móng cơ bản của nó. Các sự kiện của gia đoạn đó đã có một tác động quan trọng lên quá trình hiện đại hoá và phát triển và đáng ghi nhớ. Ở đây tôi sẽ kể lại chi tiết vài trong các sự kiện đó, những thứ linh tinh. Nếu bao giờ tôi có cơ hội, tôi sẽ muốn kể lại nhiều hơn.

Đầu tiên, tôi sẽ nói về Chiến dịch Chống-Tự do hoá* mà đã xảy ra sau khi Diệu Bang từ chức trong năm 1987.

Vào ngày 4 tháng Giêng, 1987, Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một cuộc họp tại nhà ông và quyết định được đưa ra để chấp nhận sự từ chức của Diệu Bang. Từ 10 đến 15 tháng Giêng, một cuộc sinh hoạt Đảng, được Uỷ ban Cố vấn Trung ương thực hiện và được Bạc Nhất Ba chủ toạ, đã được tổ chức cho mục đích phê phán Hồ Diệu Bang. Vào ngày 16 tháng Giêng, một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng được tổ chức để công bố việc chấp nhận sự từ chức của Diệu Bang. Rồi sau đó, một Chiến dịch Chống-Tự do hoá trên toàn quốc đã được khởi động.

Chiến dịch bao quát rộng đã bắt đầu với một sự nhấn mạnh lại về Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và đã tiến hoá thành một phong trào Chống-Tự do hoá và Chống-các Xu hướng cánh Hữu. Nó đã chấm dứt với Đại hội Đảng thứ Mười ba [vào cuối 1987], mà đã nhấn mạnh cải cách và chống lại “sự hoá xương” và các xu hướng cánh tả. Qua năm này, bầu không khí chính trị đã đảo ngược hoàn toàn 180-độ. Tất nhiên, con đường thực sự đi qua đã là một con đường quanh co khúc khuỷu.

Các hoạt động của tôi trong năm 1987 đại thể có thể được chia thành hai pha chính. Từ tháng Giêng đến tháng Tư, khi tôi đã vừa kế vị Diệu Bang với tư cách Tổng Bí Thư, tôi đã nhận làm nhiệm vụ được phân công về tiến hành Chiến dịch Chống-Tự do hoá toàn quốc. Hầu hết năng lực và sự tập trung của tôi đã tập trung vào việc nghĩ ra cách làm thế nào để ngăn ngừa chiến dịch vượt quá xa, để kiểm soát và hạn chế “cánh tả” những người đã hy vọng sử dụng chiến dịch để phản đối cải cách. Cuộc đấu tranh “cánh tả” này về cơ bản đã đối lại các nguyên tắc được đưa ra trong Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba [trong năm 1978].

Pha thứ hai đã từ tháng Năm cho đến sự bắt đầu của đại hội Đảng thứ 13 [trong tháng Mười]. Trong thời kỳ này, tôi đã nhấn mạnh lại cải cách, đã thử để ngăn chặn một sự quay ngoắt sang tả, và đã chống tư duy bị hoá xương—tất cả với sự chuẩn bị của Đại hội Đảng thứ Mười Ba trong tâm trí.

Chiến dịch Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần của năm 1983 đã dạy chúng ta rằng những người như Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc [các nhà lý luận bảo thủ] phải bị ngăn chặn khỏi việc nắm lấy những cơ hội để khởi động các chiến dịch quá hăng hái. Từ lúc bắt đầu, tôi đã đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bản chất, quy mô, các điểm then chốt, các chính sách, và các phương pháp của chiến dịch. Trong việc soạn thảo văn kiện “Thông cáo của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Đối với Vài Vấn đề trong Chiến dịch Chống-Tự do hoá Hiện thời,” mà tôi đã giám sát, tôi đã xác định chiến dịch được tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của các nguyên tắc chính trị cơ bản và hướng chính sách. Chiến dịch này được áp dụng chỉ bên trong Đảng và bên trong lĩnh vực siêu hình và chính trị học. Nó không được đụng đến các chính sách nông thôn, hay khoa học và công nghệ. Nó cũng không có bất kể sự liên quan nào đến các vấn đề văn học hay phong cách nghệ thuật. Chiến dịch này sẽ không được tiến hành ở vùng quê, và chỉ các hoạt động giáo dục tích cực được tiến hành trong các doanh nghiệp và các tổ chức chính phủ. Và ngay cả bên trong các đấu trường siêu hình và chính trị, chiến dịch được hạn chế ở các hoạt động giáo dục về định hướng và các nguyên tắc chính trị. Chiến dịch Chống-Tự do hoá phải được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba, và không phương pháp tả khuynh cũ nào được cho phép.

Bởi vì Lễ hội Xuân 1987 đã rơi vào ngày 29 tháng Giêng, thông báo do Uỷ ban Trung ương đưa ra phải được thông qua bởi cuộc họp Bộ Chính trị dự định vào chiều 28 tháng Giêng. Vì thế đã là không thể để phổ biến trước Lễ hội Xuân. Thế nhưng tập quán thăm viếng bạn bè và họ hàng trong thời gian Lễ hội Xuân sẽ là cách hữu hiệu nhất để lan truyền tin tức.

Để cho người ta biết về các quy tắc liên quan đến chiến dịch, tôi đã trình bày một bài phát biểu tại một cuộc họp ngày 28 tháng Giêng ở Bắc Kinh của các cán bộ cấp cao từ Uỷ ban Trung ương, các cơ quan quản lý khác nhau của Đảng, chính phủ, và quân đội. Bài phát biểu đã nhận diện quy mô, chính sách, các vấn đề then chốt, và các phương pháp cho chiến dịch, phác hoạ cách tiếp cận của Uỷ ban Trung ương sao cho tin tức có thể được lan truyền qua các hoạt động Lễ hội Xuân.

Tôi đã tuyên bố rõ ràng rằng “Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đã quyết định rằng sẽ không có chiến dịch quần chúng nào nữa. Tuy vậy, người ta vẫn quen với những cách cũ, như vậy bất cứ khi nào chúng ta phản đối bất cứ thứ gì, các phương pháp này đã vẫn được sử dụng. Bây giờ, trong cách tiếp cận của chúng ta để đánh bại chủ nghĩa tự do, để tránh các phương pháp chiến dịch quần chúng này là rất quan trọng từ lúc bắt đầu để cảnh giác với các xu hướng thiên lệch có thể, nhất là các xu hướng ‘tả khuynh’. Chúng ta không thể làm những gì chúng ta đã làm trong quá khứ, đặt sự nhấn mạnh chỉ lên cách tiến hành liều lĩnh và kiên quyết trong khi bỏ qua tất cả các chính sách và các giới hạn. Kết quả của việc đó sẽ là những sai lầm phạm phải từ đầu và một sự vượt quá mà rốt cuộc sẽ chỉ đòi hỏi sự sửa chữa. Lần này chúng ta sẽ theo cách tiếp cận khác biệt với các chiến dịch quần chúng quá khứ. Từ lúc bắt đầu chúng ta sẽ xác định rõ ràng cái gì có thể và không thể và tuyên bố rõ ràng các giới hạn là những gì. Đó là cách để tránh một chiến dịch quần chúng nữa.” (Lúc đó, đà đã bắt đầu rồi, và chúng tôi đã không thể ngừng chiến dịch hoàn toàn.)

Bài phát biểu của tôi và “Thông báo Về Chiến dịch Chống-Tự do hoá” của Uỷ ban Trung ương đã bị chế nhạo như các xiềng xích bởi những người mà đã hy vọng một chiến dịch bùng nổ, như Đặng Lực Quần, Hồ Kiều Mộc, và Vương Nhẫn Chi. Họ đã cảm thấy rằng thông báo này [được biết đến phổ biến như Văn kiện Số Bốn] đã trói tay và chân họ và đã bảo vệ các nhà khai phóng tư sản. Họ đã phản đối văn kiện, nhưng bởi vì nó đã xác định quy mô, các điểm then chốt, và chính sách ngay từ đầu, chiến dịch đã kết thúc làm hại ít người. Đã không có cú sốc toàn quốc nào, không sự gián đoạn nào đối với nền kinh tế, và không thiệt hại lớn nào cho cải cách. Kết quả tổng thể đã khá tốt.

Trong thời kỳ này, bất cứ khi nào tôi tiếp khách nước ngoài hay phát biểu công khai, tôi đã lặp đi lặp lại xác nhận rằng các nguyên tắc được đưa ra trong Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba sẽ không bị thay đổi. (Đã có những nghi ngờ ở trong nước và nước ngoài, bởi vì khi người ta nghe “chống-tự do hoá” họ đã nghĩ nó có nghĩa là sự cắt bớt trong cải cách.) Tôi đã nhấn mạnh rằng các cải cách sẽ không lùi lại, mà đúng hơn sẽ chỉ cải thiện. Tôi đã lặp đi lặp lại rằng các chính sách đô thị và nông thôn hiện thời sẽ không thay đổi; cách tiếp cận tổng thể đối với cải cách sẽ không thay đổi; chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài sẽ không thay đổi; xu thế để tiếp sinh lực cho nền kinh tế trong nước sẽ không thay đổi; và chính sách nhân tài thưởng sự hiểu biết và công trạng cá nhân sẽ không thay đổi. Hơn nữa, chúng ta sẽ thử để dựa vào những cố gắng này.

Trong sự đáp lại cho những người mà đã lo về chiến dịch lan sang Hong Kong, tôi đã nói với một số khách Hong Kong rằng đại lục đã buộc phải giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và chống lại chủ nghĩa tự do trong việc theo đuổi của nó về chủ nghĩa xã hội, ý nghĩa của “Một Nước, Hai Hệ thống”* đã cho phép hệ thống tư bản chủ nghĩa tiếp tục ở Hong Kong và Macau, và để cho phép chủ nghĩa tự do ở đó. Làm sao chúng tôi có thể thực hiện Chiến dịch Chống-Tự do hoá ở Hong Kong hay Macau được?

Ý tưởng chính tôi đưa ra đã là thế này: “Có hai điểm cơ bản đối với các nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Một là giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, và điểm cơ bản khác là Chính sách Cải cách và Mở-Cửa. Chúng ta không thể bỏ qua mỗi trong hai điểm cơ bản. Bỏ bất kể một trong hai điểm cơ bản sẽ dẫn đến thất bại của ‘chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc.’ Trong một giai đoạn sớm hơn, chúng tôi đã sao lãng Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, nên bây giờ chúng tôi nhấn mạnh lại nó. Tuy vậy, nếu chúng tôi từ bỏ Chính sách Cải cách và Mở-Cửa, chúng tôi sẽ xoay sang hướng sai khác.”

Tôi đã hy vọng đầu tiên để làm nhẹ bớt các nghi ngờ người ta đang có, và thứ hai để ngăn chặn bất cứ ai khỏi việc nhấn mạnh Bốn Nguyên tắc Cốt yếu trong khi chống lại cải cách. Chiến dịch Chống-Tự do hoá đã gây ra sự hiểu lầm to lớn bởi vì người ta đã không hiểu ý nghĩa thật của các nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Một số người đã tin rằng nó chỉ ủng hộ cải cách, như thế khi Chiến dịch Chống-Tự do hoá được đề xuất, nó đã có vẻ tạo thành một sự thay đổi trong chính sách. Tôi đã làm rõ rằng các nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đã gồm hai điểm cơ bản. Các bài nói chuyện này đã có tác động làm yên lòng công chúng và đã hết sức giảm phạm vi của các hành động mà đã thả phe tả chống lại phe hữu và đã đặt phe chống-tự do hoá chống lại phe cải cách. Các lực lượng đằng sau tư duy cứng nhắc và chủ nghĩa giáo điều, do Đặng Lực Quần, Hồ Kiều Mộc, và Vương Nhẫn Chi đẫn đầu, đã hết sức bực mình với chiến lược của tôi. Họ đã thử gây ảnh hưởng công luận và gây áp lực theo mọi cách có thể để làm gián đoạn và thay đổi cách của Uỷ ban Trung ương về việc triển khai Chiến dịch Chống-Tự do hoá.

Từ lúc bắt đầu, khi Vương Nhẫn Chi đã kế vị Chu Hậu Trạch với tư cách Trưởng Ban Tuyên truyền, tôi đã bảo ông ta hãy nhớ rằng có hai điểm cơ bản và đừng có bỏ qua điểm kia khi thực hiện Chiến dịch Chống-Tự do hoá. Tôi cũng đã bảo ông ta rằng khi thực hiện công việc của mình, ông phải nghĩ cho bản thân ông—ý nói rằng ông không được chỉ tuân theo [cựu Trưởng Ban Tuyên truyền] Đặng Lực Quần—và phải tôn trọng các chính sách của Uỷ ban Trung ương.

Tuy vậy, trong một cuộc họp của những người đứng đầu các ban tuyên truyền cấp tỉnh và thành phố, Vương Nhẫn Chi đã nói, “Chiến dịch Chống-Tự do hoá đánh dấu ‘việc khôi phục trật tự từ sự hỗn loạn’ lần thứ hai kể từ sự sụp đổ của Bè lũ Bốn tên.” Ý nghĩa của ông đã rõ, rằng trường hợp thứ nhất đã gồm việc khôi phục lại trật tự sau sự hỗn loạn cánh tả do Bè lũ Bốn tên gây ra; lần này, trật tự được khôi phục từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba và cải cách. Khi việc này được báo cáo cho tôi, tôi đã quở trách Vương Nhẫn Chi và hỏi ông ta nếu Đặng Lực Quần đã yêu cầu ông ta nói thứ như vậy, nhưng ông đã từ chối trả lời trực tiếp, chỉ thú nhận rằng ông đã bày tỏ “những suy nghĩ còn non.” Tôi đã chẳng bao giờ có ấn tượng xấu về Vương trước đó. Khi ông ở Uỷ ban Kế hoạch hoá Kinh tế, ông đã là một người tử tế và trung thực trong nghiên cứu kinh tế của ông, như thế tôi đã có những hy vọng rằng ông giữ khoảng cách nào đó với Đặng Lực Quần. Vì thế, tôi chỉ phê phán ông ta bằng lời và đã không theo đuổi thêm. Tôi cũng đã không tiết lộ cho công chúng những gì ông ta đã nói hoặc tôi đã phê phán ông ta ra sao, hy vọng cho ông ta một cơ hội khác.

Vào khoảng hè 1987, Vương Thuỵ Lâm [thư ký của Đặng Tiểu Bình] đã chuyển cho tôi một bức thư từ Vương Đại Minh [cựu Phó ban Tuyên truyền]. Nó đã cho rằng một số cục trưởng trong Ban Tuyên truyền, khi nghe tuyên bố của Đặng Tiểu Bình rằng chương trình nghị sự chính trong tương lai gần là chống Phái tả, đã phản ứng với những nhận xét xúc cảm không thích hợp, như “Chúng ta phải kiên trì và kháng cự!” và “Vẫn chưa ai biết ai sẽ thắng!”

Vào ngày 11 tháng Bảy, khi Hồ Khởi Lập đã tiếp quản mặt trận tuyên truyền, tôi đã triệu tập các Đồng chí từ mặt trận đến một buổi thông báo chính sách mà cũng đã là một cuộc họp chuyển tiếp công việc. Tại cuộc họp, tôi đã phê phán gay gắt Vương Nhẫn Chi và Vương Duy Trừng [một Phó Trưởng Ban Tuyên truyền], theo những gì được báo cáo trong bức thư này.

Tôi đã nói rằng Ban Tuyên truyền đã ở trong một trạng thái xấu. “Ngay khi các anh nghe rằng Đặng Tiểu Bình đang chống Phái tả, các anh đều phản ứng cứ như trời đã sụp, và có vẻ âu sầu cứ như cha mẹ các anh vừa mất. Làm sao các anh có thể thực hiện các chính sách của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba một cách đúng đắn với thái độ loại này?” Tôi đã đòi hỏi rằng họ đưa ra những thay đổi thật sự đối với lập trường của Ban Tuyên truyền, nhưng họ đã bày tỏ không sự hối hận nào, và đã chỉ lảng tránh vấn đề bằng việc chối bất cứ tin tức nào về nó.

Trong tháng Ba 1987, một hội nghị đã được tổ chức ở Huyện {Triệu} Châu, Tỉnh Hà Bắc, cho một thảo luận về lý luận. Tham dự đã có ba tổ chức dưới sự kiểm soát của cánh tả, do Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc lãnh đạo: các tạp chí Hồng Kỳ luận và Phê bình Văn học và Nghệ thuật và tờ báo Quang minh Nhật báo. Hùng Phúc [giám đốc Tân Hoa Xã] và những người khác giữ lập trường để “khôi phục trật tự” từ “sự hỗn loạn” của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, đã than phiền rằng tám năm kể từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đã là một cơn ác mộng. Trong những năm đó, các nhà Marxist đã ở dưới áp lực và một cuộc đấu tranh dữ dội đã được tiến hành giữa những người chống-khai phóng và những người khai phóng.

Mọi người đều biết Hùng Phúc đã là người soạn chính của “Hai Phàm Là.”* Ông đã vẽ chân dung những người giống ông như những anh hùng chống-chủ nghĩa tự do và đã phủ nhận rằng bất cứ thứ gì tích cực đã xảy ra trong tám năm kể từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Hùng Phúc đã bị một số cán bộ phê phán tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Mặc dù Đặng Lực Quần đã phản đối “Hai Phàm Là,” cách tư duy của ông đã có nhiều điểm chung với cách của Hùng, cho nên Đặng Lực Quần đã kết bạn với ông và đã giao cho ông những trách nhiệm quan trọng.

Lúc đó, Đặng Lực Quần, Hồ Kiều Mộc, Vương Nhẫn Chi, và những người khác bị họ ảnh hưởng đã chỉ trích Văn kiện số Bốn của Uỷ ban Trung ương, mà họ đã nói “trói chân trói tay của Chiến dịch Chống-Tự do hoá và đã bóp nghẹt tinh thần chiến đấu của các nhà hoạt động trong khi làm tăng những lo ngại của những người chống đối chủ nghĩa tự do.” Họ cũng đã nói những hạn chế được phác hoạ trong Văn kiện số Bốn đã khuyến khích những người dính líu đến tự do hoá. Một. số người thậm chí đã kêu ca rằng Văn kiện số Bốn đã “giội nước lạnh” lên Chiến dịch Chống-Tự do hoá. Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần sớm hơn đã chỉ kéo dài hai mươi bảy ngày; chiến dịch này, những người này đã nói, thậm chí sẽ không kéo dài đến thế.

Mục tiêu của họ đã là để gây áp lực lên tôi để xét lại cách tiếp cận và để cho họ tiến hành mà không có những giới hạn. Họ cũng đã phàn nàn rằng “việc chỉ trích những người nói về tự do hoá là được phép; việc chỉ trích những người thực sự tiến hành tự do hoá là không được phép.” Họ đã gắn nhãn những người khai phóng trong lĩnh vực tư tưởng và lý luận như “nói về chủ nghĩa tự do” và những người thực hiện cải cách kinh tế như “tiến hành chủ nghĩa tự do.” Họ đã nói, “Chủ nghĩa tự do trong ý thức hệ và lý luận bao hàm thượng tầng kiến trúc, và tự do hoá trong lĩnh vực kinh tế bao hàm {hạ tầng} cơ sở tức là nguồn của nó. Nếu chúng ta không thể đụng đến tự do hoá trong lĩnh vực kinh tế, thì vấn đề cơ bản không thể được giải quyết.”

Họ đã tích cực thử vi phạm các ranh giới do Văn kiện số Bốn đặt ra và đã thử mở rộng Chiến dịch Chống-Tự do hoá sang lĩnh vực các chính sách kinh tế, nông nghiệp, và khoa học và công nghệ. Họ đã thử chỉ trích và trả đũa chống lại cải cách trên tất cả các mặt trận.

Trong Năm Mới và các hoạt động Lễ Hội Xuân và trong những cuộc nói chuyện với các khách nước ngoài, tôi đã đề xuất ý tưởng về “hai điểm cơ bản” của các nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Không bao lâu ai đó đã gợi ý rằng “hai điểm cơ bản” không thể được xem xét trên cùng mức: Bốn Nguyên tắc Cốt yếu đã là các nguyên tắc; cải cách đã chỉ là phương tiện.

Người mà đã đề xuất điều này là Lô Chi Siêu, cục trưởng cánh tả tại Cục Lý luận của Ban Tuyên truyền. Đặng Lực Quần đã đồng ý với ông ta và đã nhiều dịp đề xuất cất nhắc ông ta làm Phó Trưởng Ban Tuyên truyền. Nhưng vì tôi đã luôn luôn phản đối việc đó, ông ta đã chẳng bao giờ lên vị trí này. Muộn hơn tôi đã khăng khăng về việc ông rời Ban Tuyên truyền. [Trưởng Ban Tổ chức] Tống Bình đã thảo luận việc đó với Đặng Lực Quần, và họ đã để ông vào chức phó Tổng Thư ký của Chính Hiệp Nhân dân.

Những người cánh tả đã tổ chức một hội nghị cho việc thảo luận lý luận nhờ người đứng đầu khoa giáo dục của Trường Đảng trung ương, Giang Lưu. Chương trình nghị sự đã là để thảo luận vấn đề “nguyên tắc đối lại (versus) phương tiện” liên quan đến Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và Chính sách Cải cách và Mở-Cửa. Thảo luận đã có ý định để chỉ ra rằng tôi đã làm cho hai ý tưởng ngang hàng—hay đã hạ cấp nguyên tắc bằng việc nhấn mạnh phương tiện. Họ đã hy vọng để hạ cấp cải cách nhân danh giữ vững Bốn Nguyên tắc. Khi tôi nghe về sự kiện, tôi đã yêu cầu hiệu trưởng Trường Đảng trung ương để điều tra. Khi hội nghị được tổ chức, Giang Lưu đã tìm được một lý do biện bạch để không tham gia. Nó đã chẳng có kết quả gì.

Đối mặt với sự kháng cự như vậy từ cánh tả, tôi đã nói tại cuộc họp toàn quốc của các lãnh đạo Ban Tuyên truyền của các tỉnh và địa phương vào ngày 13 tháng Ba, 1987, và đã tuyên bố rằng chúng ta phải thống nhất hơn nữa quan điểm của chúng ta về Văn kiện số Bốn của Uỷ ban Trung ương và phải thực hiện tinh thần của nó một cách đầy đủ, cẩn thận, và chính xác. Tôi đã phê phán các tuyên bố mà đã cho Văn kiện số Bốn là hạn chế, và đã nói thẳng chống lại những cố gắng để mở rộng Chiến dịch Chống-Tự do hoá vào lĩnh vực kinh tế.

Vì việc tính thời gian đã vẫn chưa đúng, phê phán của tôi về tư duy sai như vậy đã vẫn mơ hồ và hiền hậu. Tôi đã nghĩ lúc đó rằng nhằm để xoay chuyển tình hình, tôi sẽ phải tìm cơ hội đúng để đánh lại một cách mạnh mẽ. Tôi đã cần kháng cự các lực lượng này để kiềm chế Chiến dịch Chống-Tự do hoá.

Một vấn đề khác đã là làm thế nào để xử lý những người dính líu vào tất cả việc này. Chiến dịch Chống-Tự do hoá đã không chỉ là một vấn đề lý luận. Những mối đau đầu lớn nhất của tôi đến từ những vấn đề về liệu có trừng trị người hay không, làm thế nào để giảm thiệt hại gây ra cho dân, và làm sao để kiềm chế gới của những người bị hại. Từ lúc bắt đầu chiến dịch, một số Đảng viên lão thành đã cũng nhiệt tình và đã muốn trừng trị nhiều người. Đặng Tiểu Bình đã luôn luôn tin rằng những người tiến hành tự do hoá bên trong Đảng phải bị trừng trị nghiêm khắc. Vương Chấn và các lão thành khác cũng đã tin điều này. Những người như Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc thậm chí đã còn háo hức hơn để chớp cơ hội để tiêu diệt những người nhất định và thích thú với hậu quả.

Trong những hoàn cảnh này, đã là khó để bảo vệ những người nào đó, hay hạn chế số người bị tổn thương hoặc thậm chí để giảm mức độ của sự thiệt hại bị gây ra. Vì thế khi nó được soạn thảo, Văn kiện số Bốn đã định ra các giới hạn nghiêm ngặt về sự phạt những người bị chiến dịch xác định như đã phạm các sai lầm. Văn kiện đã xác định việc này như: “Những sự phạt mà sẽ được đưa ra công khai và những sự phạt hành chính phải trước tiên được Uỷ ban Trung ương chấp thuận, và được phân chia cho số ít Đảng viên những người công khai thúc đẩy chủ nghĩa tự do tư sản, từ chối sửa chữa những cách của họ bất chấp những lời khuyên nhủ lặp đi lặp lại, và có ảnh hưởng rộng.” Văn kiện cũng đã nói rõ, “Đối với những người mà đã giữ một số quan điểm sai lầm, sự phê bình của các bạn Đảng viên có thể được tiến hành trong các cuộc họp nhóm hành chính Đảng. Họ phải được phép giữ quan điểm riêng của họ và phương pháp tiến hành phê bình phải bình tĩnh.”

Tại cuộc họp toàn quốc của các lãnh đạo Ban Tuyên truyền {cấp tỉnh} và vào những dịp khác, tôi cũng đã nói về làm thế nào để lôi kéo được tuyệt đại đa số người trong các lĩnh vực lý luận và văn hoá. Tôi đã gợi ý chúng ta hợp tác thậm chí với những người có các ý tưởng thiên vị hay sai. Tôi đã chỉ ra, “Giữa các Đảng viên làm việc trong các lĩnh vực lý luận và văn hoá, có những người rõ ràng giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu nhưng hơi bảo thủ và cứng nhắc; một số người nhiệt tình với cải cách thế nhưng đã đưa ra những tuyên bố không thích hợp. Chúng ta không thể đơn thuần gắn nhãn những người trước là giáo điều hay những người sau là theo đuổi tự do hoá. Chúng ta phải giáo dục và hợp tác với tất cả họ.”

Khi theo đuổi Chiến dịch Chống-Tự do hoá, tôi đã chủ ý nhấn mạnh rằng chúng ta phải phân loại những người mà đã tiến hành những hành động tự do có thiếu sót cũng như những người mà đã quá bảo thủ và cứng nhắc vào cùng nhóm của những người mà đã quá thiên kiến. Mục đích đã là để tránh hay làm giảm thiệt hại gây ra cho những người đó.

Đặng Tiểu Bình đã gợi ý lập một danh sách những người tự do, và phạt họ từng người một. Ngoài [biên tập viên khai phóng] Vương Nhược Vọng và [nhà vật lý thiên văn bất đồng chính kiến] Phương Lệ Chi, những người mà Đặng từ lâu đã muốn đuổi ra khỏi Đảng, bản thảo đầu tiên của danh sách này—mà đã gồm [kinh tế gia xuất sắc] Vu Quang Viễn—đã được Đặng Lực Quần và Hồ Kiều Mộc đề xuất. Tôi đã gợi ý rằng theo tinh thần của Văn kiện số Bốn, việc phê bình Vu Quang Viễn phải được làm tại một cuộc sinh hoạt Đảng của Hội đồng Cố vấn Trung ương, với không sự phạt hành chính nào. Vào ngày 2 tháng Ba, 1987, Đặng đã yêu cầu tôi tại nhà ông nên tiến hành thế nào vụ của Trương Quang Niên [một nhà thơ và nhà phê bình văn học xuất sắc]. Tôi đã trả lời rằng tôi nghĩ sẽ là tốt nhất để áp dụng cùng phương pháp được dùng với Vu Quang Viễn. Đã có những người khác trên danh sách, nhưng họ đã không được thông qua nhờ quá trình chấp nhận.

Một số người trong Uỷ ban Kỷ luật Trung ương đã vẫn hăng hái về phạt người vì chủ nghĩa tự do, và Đặng Lực Quần đã hợp tác với họ. Ông đã có sự giúp đỡ từ Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư Trung ương. Họ đã thu thập các tư liệu và đã soạn một hồ sơ về những thứ người ta đã nói như bằng chứng về các ý kiến sai của họ. Rồi họ đã soạn thảo một danh sách các tên mà được gửi tới Uỷ ban Kỷ luật Trung ương xin bình luận và sau đó chuyển nó, theo từng lô, cho Ban Bí thư Trung ương.

Nếu việc này được tiếp tục, hết lô này đến lô khác, người ta chỉ có thể hình dung sẽ có bao nhiêu người bị phạt. Tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xử lý việc này bằng ngăn nó lại. Vì các danh sách này phải được Ban Bí thư thảo luận, tôi sẽ tổ chức các cuộc họp thưa thớt và thảo luận chỉ vài trường hợp tại mỗi cuộc họp. Những sự khác biệt ý kiến không thể tránh khỏi đã nảy sinh trong các cuộc thảo luận. Nếu một sự thảo luận đã dở dang, trường hợp đó sẽ tiếp tục được thảo luận vào cuộc họp tiếp. Không nhiều người đã bị phạt, và những trường hợp chẳng bao giờ được thảo luận đã biến mất vào sự quên lãng.

Trong chiến dịch, Ban Bí thư đã quyết định khai trừ Đảng Lưu Tân Nhạn [nhà báo có ảnh hưởng] và Trương Hiển Dương [trí thức khai phóng]. [Nhà biên kịch] Ngô Tổ Quang ban đầu đã được đánh dấu bị đuổi khỏi Đảng nhưng rốt cục đã “được thuyết phục để rời.” [Phó tổng biên tập Nhân dân Nhật báo] Vương Nhược Thuỷ ban đầu đã được đánh dấu “được thuyết phục để rời” nhưng rốt cục đã bị đuổi. [Trí thức khai phóng] Tô Thiệu Trí ban đầu đã được đánh dấu cho việc khai trừ nhưng tôi đã đề xuất cách chức ông với tư cách giám đốc Viện Chủ nghĩa Marx-Chủ nghĩa Lenin–Tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng giữ lại tư cách Đảng viên của ông.

[Trí thức] Tôn Trường Giang đã được đánh dấu bị khai trừ, nhưng bởi vì Tướng Nhiếp [Vĩnh Trăn] đã nói thẳng cho ông, ông đã không bị phạt. Tướng Nhiếp đã làm một việc tốt. Khi ông nghe rằng trường hợp Tôn Trường Giang sắp được thảo luận tại Ban Bí thư, ông đã viết một ghi chú cho Trần Vân ca ngợi công việc của Tôn tại tờ Nhật báo Khoa học và Công nghệ và gợi ý ông không bị phạt. Trần Vân, người lúc đó là bí thư của Uỷ ban Kỷ luật Đảng, đã đồng ý với Tướng Nhiếp. Tôi đã tận dụng cơ hội để bình luận trên tài liệu theo hướng này: “Việc đối xử với các trường hợp khác sẽ được xử lý theo tinh thần của Tướng Nhiếp và chỉ thị của Trần Vân,” có nghĩa là chúng sẽ được xử lý như Tôn Trường Giang đã được. Sau đó, các sự phạt hầu như đã kết thúc.

Về vấn đề liệu có công khai hoá tên của những người bị phê bình hay không, Văn kiện số Bốn đặt ra những giới hạn và các sự ưu tiên: những bài báo chứa những sự tấn công cá nhân hay ngôn từ lăng mạ là không được phép, và việc đưa tràn ngập báo chí với những khẳng định vô nghĩa phải bị loại bỏ. Cấm việc sử dụng ngôn ngữ kiểu–Cách mạng Văn hoá không thích hợp của các chiến dịch quần chúng quá khứ. Nếu những người bị phê phán cung cấp những sự bác bỏ cụ thể và có lý, chúng cũng phải được công bố. Bất kể xuất bản phẩm nào không liên quan đến chiến dịch phải tránh công bố các bài báo thuộc loại này.

Tuy vậy, ngay khi chiến dịch bắt đầu, Đặng Lực Quần đã tổ chức một nhóm để áp dụng các phương pháp được dùng trong phê bình đông người của Cách mạng Văn hoá: thu thập các bài báo và các bài phát biểu của những người họ cho là đã phạm sai lầm tự do hoá; biên soạn các sách tóm tắt về cái gọi là “ý kiến không đúng” của họ, mà được in thành các cuốn sách nhỏ; đưa ra những sự tấn công về các nhận xét tách khỏi ngữ cảnh; phân phát tư liệu này cho những người viết của các tổ chức liên quan, mời họ viết những chỉ trích của riêng họ theo sách tóm tắt đã được soạn. Họ đã công bố hết bài này đến bài khác, dùng hình thức phê bình quần chúng bằng việc trích dẫn ngoài ngữ cảnh và phóng đại những tội của một người—tất cả theo cách tuỳ tiện và chuyên chế.

Tại một cuộc họp Ban Bí thư, tôi đã phê phán Đặng Lực Quần và đã yêu cầu nhóm này ngừng hành vi này. Trong một cuộc họp muộn hơn của những người đứng đầu tuyên truyền tỉnh và thành phố, tôi đã chỉ ca ngợi các bài báo của [bí thư Đảng Hắc Long Giang] Trần Tuấn Sanh và [người đứng đầu think tank cải cách chính trị] Bảo Đồng. Tôi đã tin các bài báo của họ đã biện luận cẩn trọng và đã có một tác động tích cực, không giống những người khác mà đã không trình bày các lý do, đã đơn giản hoá và thô lỗ, và đã thử gây áp lực cho người ta bằng việc gán nhãn họ.

Tôi đã nó rằng trong tương lai, khi đăng bất kể bài phê phán nào, cần phải xem xét tác động; tức là, liệu nó có sức mạnh thuyết phục không và liệu người ta có thể chịu đọc nó không. Các bài báo được nhóm của Đặng Lực Quần viết nhìn chung đã không được hoan nghênh, vì chúng đầy rẫy các phương pháp phê bình quần chúng của Cách mạng Văn hoá. Như một kết quả, các bài báo phê phán chủ nghĩa tự do xuất hiện ngày càng ít.

Sau sự từ chức của Diệu Bang, một vấn đề khác đã nổi lên trong Chiến dịch Chống-Tự do hoá: “tội liên đới (guilt by association).” Nhiều người, kể cả các Đảng viên lão thành, từ lâu đã không thích các quyết định cất nhắc mà Diệu Bang đã đưa ra. Họ đã kết tội ông cất chắc người dựa trên các kỹ năng của họ mà không chú ý tới đức hạnh [chính trị] của họ. Ngoài việc thích những người nói năng trôi chảy, ông cũng đã cất nhắc những người trong “Phái Đoàn Thanh Niên” lên những vị trí quan trọng. Trong cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng để phê bình Hồ, một số lão thành đã nêu vấn đề về cái gọi là “Phái Đoàn Thanh Niên,” lên án Diệu Bang thiên vị nhóm này.

Tôi đã nghĩ rằng nếu vấn đề này được phép ở trên chương trình nghị sự, thì tác động có thể là thái quá. Cho nên tôi đã khuyến nghị rằng trong mọi trường hợp, họ không nên nêu vấn đề về một “Phái Đoàn Thanh Niên,” về Diệu Bang thử xây dựng một phái. Tôi đã giải thích rằng trường hợp này là rất khó để đánh giá, vì rằng Liên đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức chịu trách nhiệm huấn luyện và cung cấp các cán bộ cho Đảng.

Tuy vậy, vấn đề đã chẳng bao giờ tiêu tan. Trong tháng Ba 1987, ngay cả Đặng Tiểu Bình đã nhận xét rằng Diệu Bang có vẻ đã cất nhắc các cán bộ từ một phái nào đó. Trong Văn kiện số Bốn và trong nhiều bài phát biểu của tôi, tôi đã nói rõ rằng chúng ta sẽ tuyệt đối không quy tội cho mọi người do sự liên đới; chúng ta sẽ không làm như đã làm trong Cách mạng Văn hoá, gán nhãn người ta bởi vì quan hệ của họ với ai đó khác. Tôi đã nêu vấn đề với Đặng Tiểu Bình và đã gợi ý rằng chúng ta tối thiểu hoá sự thay đổi nhân sự trong chiến dịch này. Trong mọi trường hợp mà tình hình hiện tại có thể chịu đựng được, chúng ta sẽ tránh sự sắp xếp lại. Cho dù sự sắp xếp lại được thấy là cần thiết, chúng ta sẽ làm mọi thứ có thể để trì hoãn sự thay đối và tiến hành chầm chậm, để làm giảm sốc. Đặng đã đồng ý.

Chính Hồ Diệu Bang đã là người đề xuất Vương Mông cho vị trí Bộ trưởng Văn hoá. Đặng Lực Quần và các cộng sự của ông đã luôn luôn coi ông như một đại diện của chủ nghĩa tự do. Một cách tự nhiên, họ đã muốn đẩy ông ra. Ngay khi Diệu Bang từ chức và Chiến dịch Chống-Tự do hoá bắt đầu, sự thay đổi này đã được đề xuất. Tôi đã kiên quyết phản đối. Tôi đã bảo Đặng Lực Quần và Vương Nhẫn Chi rằng Vương Mông sẽ không bị cách chức. Chủ nhiệm của Nhân dân Nhật báo, Tiền Kỳ Nhân, người đã được cất nhắc từ “Liên đoàn Thanh Niên,” đã tương đối tiến bộ, cho nên Đặng Lực Quần đã muốn tận dụng cơ hội để cách chức ông nữa; tôi cũng đã phản đối việc này. Bạc Nhất Ba bảo tôi rằng Lương Bộ Đình bí thư Tỉnh uỷ Sơn Đông đã là một thành viên của phái Diệu Bang và đã duy trì một mối quan hệ thân thiết với Diệu Bang; vì Sơn Đông là một tỉnh lớn, ông ta cần được thay. Tôi đã tìm được một lý do biện minh để chống sự thay đổi này.

Đã là không thể để ngăn chặn tất cả những thay đổi nhân sự. Chu Hậu Trạch, Trưởng Ban Tuyên truyền, đã ở một vị trí rất nhạy cảm, như thế việc cách chức ông đã là không thể tránh được, như đã là trường hợp của Uý Kiện Hành, Trưởng Ban Tổ chức, và Nguyễn Sùng Vũ, Bộ trưởng Công An. Về các bộ {và các ban} nhạy cảm này, các lão thành đã cực kỳ kiên quyết có những người phụ trách mà họ đã quen. Trong những tình thế này, đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa ra những sự thay đổi. Dưới hoàn cảnh này tôi đã cố hết sức để dàn xếp các vị trí khác cho họ. Một nữ bí thư đảng ở Giang Tây cũng đã bị cách chức, chủ yếu do sự bất tài không liên quan đến chiến dịch. Ngoài ra, Trương Thự Quang, bí thư Đảng của Nội Mông, đã bị cách chức bởi vì ông đã đưa ra vài nhận xét không thích hợp và, sau khi Diệu Bang từ chức, ông đã bày tỏ các vấn đề thái độ mà đã kích nhiều sự chỉ trích. Tất cả những sự chấm dứt này đã được xử lý với sự thận trọng và các vị trí mới đã được dàn xếp cho tất cả họ.

Nhìn chung, suốt chiến dịch, những thiệt hại thái quá và những sự sắp xếp lại lớn đã được đẩy lui. Tập quán cũ về việc ám chỉ hay gán nhãn người ta chỉ bởi vì những sự liên đới của họ đã không được lặp lại.

Mặc dù đã không có lựa chọn nào khác ngoài để thực hiện Chiến dịch Chống-Tự do hoá, các biện pháp trên phần lớn đã kiềm chế các cố gắng của Đặng Lực Quần, Hồ Kiều Mộc, và các lão thành khác để mở rộng nó. Tuy vậy, sự phản đối công khai các cải cách đã tiếp tục nhân danh chiến dịch. Chiến dịch đã vẫn có tiếng nói to nhất trong các phương tiện truyền thông quốc gia, trong khi tiếng nói cải cách đã vẫn cực kỳ yếu. Đa số cán bộ những người ở tuyến đầu của cải cách đã ở trong một vị trí khó khăn. Với đại hội Đảng thứ 13 chỉ cách mấy tháng nữa, tôi đã cảm thấy sẽ là khó khăn trong bầu không khí chính trị hiện thời để làm cho nó là một Đại hội ủng hộ cải cách. Đã là lúc để thay đổi dứt khoát tình hình.

Vào ngày 28 tháng Tư, 1987, tôi đã có một cuộc nói chuyện dài với Đặng Tiểu Bình. Tôi đã báo cáo cho ông rằng sau mấy tháng của Chiến dịch Chống-Tự do hoá, bầu không khí thịnh hành đã thay đổi. Tình hình mà đã tồn tại trước đó, trong đó các phương tiện truyền thông đã được tiếp quản bởi những người ủng hộ chủ nghĩa tự do, đã được xoay chuyển. Tuy vậy, một số người đã sử dụng chiến dịch để chống cải cách. Thái độ này đã không tương thích với các mục tiêu của việc làm cho đại hội Đảng thứ 13 thành một cuộc họp ủng hộ cải cách, cho nên là quan trọng, nếu chúng ta muốn Đại hội Đảng thứ Mười Ba thành công, đối với chúng ta để bắt đầu ngay việc nêu bật cải cách trong các phương tiện truyền thông.

Đặng đã ủng hộ cách nhìn của tôi. Ông đã yêu cầu tôi chuẩn bị cẩn thận và trình bày một bài phát biểu về vấn đề này sớm.

Vào ngày 13 tháng Năm, 1987, tôi đã phát biểu tại một cuộc họp của các cán bộ dính líu đến tuyên truyền, lý luận, và các phương tiện truyền thông, và từ Trường Đảng trung ương. Vào khoảng thời gian đó, Đặng Tiểu Bình đã nói với các khách nước ngoài rằng chủ nghĩa xã hội đã không chỉ có nghĩa là nghèo, và rằng các sai lầm về quá tả đã là những bài học quan trọng nhất được học trong sự theo đuổi chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc. Bởi vì những nhận xét của ông, bài phát biểu của tôi đã có tác động hơn nhiều. Trong các cuộc họp của Ban Bí thư và Bộ Chính trị, ngoài việc chỉ trích gay gắt những sự rối loạn bị gây ra trong Chiến dịch Chống-Tự do hoá bởi những mưu toan sử dụng phái tả chống lại phái hữu để bỏ qua những giới hạn mà Văn kiện số Bốn đặt ra, tôi đã lặp lại những điều sau:

Thứ nhất, sau mấy tháng cố gắng, bầu không khí chung đã thay đổi. Sự lan ra của tự do hoá đã bị chặn một cách thành công. Từ thời điểm này trở đi, chúng ta phải nhấn mạnh cải cách. Đại hội Đảng thứ Mười Ba phải là một hội nghị ủng hộ Chính sách Cải cách và Mở-Cửa. Chúng ta phải chẩn bị cho một đại hội Đảng thứ 13 thành công.

Thứ hai, chiến dịch này đã có nghĩa để giải quyết vấn đề về sự lan ra của tự do hoá. Sự lan ra đã có thể được tránh ngay từ đầu; nó đã chỉ là một trường hợp thất bại về sự lãnh đạo. Nó không phải là vấn đề khó để giải quyết.

Nhưng sau khi chúng ta đã giải quyết vấn đề về sự lan ra, bước tiếp theo là nhìn vào những cố gắng dài hạn. Đầu tiên, chúng ta phải dựa vào giáo dục; và thứ hai, chúng ta phải dựa vào các cố gắng tiếp tục trong cải cách. Chỉ với các chương trình cải cách năng suất mới sẽ tiến triển và các tiêu chuẩn sống của nhân dân mới tăng lên, như thế nhân dân có thể thấy những sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội—và khi đó ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do sẽ tự nhiên suy yếu. Từ quan điểm này, chỉ cải cách có thể mang lại các mục đích của việc giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu. Thất bại để thực hiện cải cách rốt cuộc sẽ dẫn đến việc đạp đổ Bốn Nguyên tắc Cốt yếu.

Vì thế, chúng ta không thể dựa vào việc tiến hành các chiến dịch được lặp lại để giải quyết các vấn đề cơ bản về tự do hoá. Chúng ta không thể để vấn đề về tự do hoá lan ra làm thay đổi quyết tâm của chúng ta để phát triển sức sản xuất qua các chương trình cải cách. Để giải quyết vấn đề tự do hoá lan ra, đã là đúng để dành thời gian để nhổ tận gốc rễ các rắc rối từ phái hữu, nhưng từ một quan điểm dài hạn và căn bản, các rào cản chống lại cải cách đã đến từ phái tả.

Thứ ba, Bốn Nguyên tắc Cốt yếu là cơ sở của hệ thống chính trị của chúng ta. Cải cách là hướng và chính sách chung của chúng ta cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc. Việc mô tả đặc trưng của Bốn Nguyên tắc Cốt yếu như nguyên tắc và Chính sách Cải cách và Mở-Cửa chỉ như phương tiện, đã là một mưu toan để lật đổ cải cách nhân danh giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, tức là, để phản đối kịch liệt chính sách mới được đưa ra tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11 nhân danh giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu. Nếu cải cách chỉ là phương tiện và chỉ là một chiến thuật đặc thù, thì chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc là gì? Chúng ta không được đối xử với cải cách cứ như nó là tự do hoá, chúng ta cũng chẳng được giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu theo một cách giáo điều. Chúng ta phải dùng khái niệm cải cách để diễn giải Bốn Nguyên tắc Cốt yếu. Khác đi thì, kết quả sẽ là lật đổ cải cách, và rơi vào cái bẫy của giáo điều tả khuynh. Nếu vậy, “sự giữ vững” sẽ chỉ có một ý nghĩa không tưởng và chủ nghĩa xã hội được sinh ra sẽ là kiểu-Soviet, không phải với các đặc trưng Trung Quốc.

Thứ tư, chúng ta phải hiểu tầm quan trọng của năng suất. Những sự tăng thêm về năng suất là tiêu chuẩn cho việc đánh giá liệu một xã hội đang tiến bộ hay trong suy thoái. Nhất là trong nước chúng ta, mà ở trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, tăng năng suất là một sự cần thiết. Quan điểm tả khuynh đã kéo dài sự tồn tại của nó trong thời gian dài với lời nói về các quan hệ sản xuất, mà không thực sự phát triển năng suất.

Về chủ nghĩa xã hội là gì, có nhiều thuộc tính mà chúng ta đã gắn cho nó trong nhiều năm trời. Thí dụ, mô hình kinh tế kiểu-Soviet đã thực ra là một mô hình kinh tế cho thời chiến, nhưng chúng ta đã coi nó cứ như kế hoạch hoá kinh tế thuộc bản chất của chủ nghĩa xã hội. Trong những nghiên cứu lý luận, một số người đã gán nhãn các phương pháp có lợi cho việc phát triển năng suất và hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa như là tư bản chủ nghĩa, trong khi lại gán nhãn các phương pháp cản trở sự phát triển năng suất như là xã hội chủ nghĩa. Ngay cả bây giờ những quan điểm này, mà đã tách rời khỏi thực tế và cứng nhắc trong lập luận của chúng, vẫn thịnh hành trong lĩnh vực lý luận. Chúng ta phải giải phóng thêm đầu óc chúng ta và ủng hộ những sự thám hiểm táo bạo.

Sau bài phát biểu của tôi, hầu hết cán bộ đã bày tỏ sự ủng hộ và bầu không khí thịnh hành đã chuyển sang ủng hộ cải cách. Việc này đã làm cho việc soạn thảo báo cáo Đại hội Đảng thứ Mười Ba thành công.

3. Các Nhà Lý luận

Ngay cả với sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình, chương trình cải cách kinh tế vẫn dễ bị tổn thương về mặt chính trị. Rốt cuộc, nó sau rốt không nhất quán với ý thức hệ được tuyên bố của Đảng Cộng sản. Hai người cánh tả có ảnh hưởng, Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần, thử khai thác tính dễ bị tổn thương này, với sự chống lưng từ các Đảng viên lão thành hùng mạnh. Triệu làm việc tích cực để giữ họ tránh xa lĩnh vực tuyên truyền. Nhưng làm vậy ông trở thành Kẻ thù Số 1 giữa các lão thành bảo thủ của Đảng.

Comments are closed.

More Stories

Tôi tố cáo

Nguyên Ngọc Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh…

Tội ác Đồng Tâm

Hoàng Xuân Phú Sáng sớm ngày 9/1/2020, Bộ Công an công bố “Thông báo về vụ việc gây rối trật tự công cộng và…

Tôi tố cáo

Nguyên Ngọc Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh…

THƠ PHÙNG THÀNH CHỦNG

  Di huấn   Tổ tiên tôi nhiều người là khanh tướng công hầu. Nhưng cũng không ít người là giặc!     Văn…

CHIA TAY GIÁP NGỌ

Tranh sơn dầu của Hoàng Ly Một năm đầy biến động đã qua, với quá nhiều cảm xúc buồn, đau, giận, uất, và cũng…

Ngay cả trước Chiến dịch Chống-Tự do hoá, tình thế của Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã không tốt. Bắt đầu trong năm 1986, Đặng Tiểu Bình đã giữ khoảng cách với Hồ Kiều Mộc và đã không gặp ông trong một thời gian dài. Hồ đã thử nhiều lần để dàn xếp những cuộc hẹn nhưng đã bị từ chối mỗi lần; việc này đã làm cho ông rất lo lắng. Ông đã nhờ Dương Thượng Côn [Chủ tịch Trung Quốc] để nói với Đặng nhân danh ông.

Đặng Tiểu Bình đã đối xử với Đặng Lực Quần tốt hơn một chút, nhưng đã lưu ý rằng ông đã thích dính líu đến những hoạt động kiểu cánh tả. Đặng một lần đã bình luận về Đặng Lực Quần đề xuất như thế nào một sự xét lại dự thảo “Nghị quyết để Xây dựng một nền Văn minh Tinh thần” trong cuộc thảo luận Bắc Đới Hà. Ông đã trích Đặng Tiểu Bình rất nhiều nhưng thực sự đã thử để thực hiện một sự bước ngoặt lớn sang phía tả. Đặng đã vẫn nhắc đến việc này trong một cuộc nói chuyện với tôi mãi đến tháng Ba 1987. Đặng đã nói Đặng Lực Quần rất ngoan cố, bướng như một con la Hồ Nam.

Lúc đó, ở giữa bầu không khí chung của cải cách dưới sự ủng hộ tích cực của [Hồ] Diệu Bang, Chu Hậu Trạch đã đứng đầu Ban Tuyên truyền và nhất quán thức đẩy một môi trường khoan dung và nới lỏng cho các trí thức. Những người trong lĩnh vực trí thức đã dám nói lên ý kiến của họ và đã bỏ qua những người tả khuynh. Trong một thời kỳ, các lực lượng bảo thủ, cứng nhắc, và giáo điều được đại diện bởi Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã bị gạt sang bên lề.

Tuy vậy, sau khi Diệu Bang từ chức và Chiến dịch Chống-Tự do hoá bắt đầu trong sự sốt sắng, họ [Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần] đã đột nhiên là các anh hùng chống-tự do hoá và đã làm ra vẻ như những người chiến thắng. Họ đã hy vọng lợi dụng tình hình bằng việc xả sự giận dữ bị dồn nén của họ. Trong khi Diệu Bang đã chịu trách nhiệm về công việc của Uỷ ban Trung ương, tôi đã bận xử lý những công việc kinh tế và đối ngoại, và đã rất ít dính líu đến lĩnh vực lý luận và siêu hình.

Thành thực, tôi đã không có sự quan tâm nào đến nó. Tôi đã cảm thấy Diệu Bang đã sai để bỏ qua những chỉ thị của Đặng Tiểu Bình. Tôi đã tin ông đã không xem xét bức tranh lớn, và rằng các hành động của ông đã không giúp tình hình tổng thể. Và nó đã không tốt cho bản thân Diệu Bang. Vì thế, tôi đã ở một vị trí tương đối trung lập trong cuộc đấu tranh giữa Diệu Bang và Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần.

Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần cũng đã chẳng coi tôi như một đối thủ, mặc dù tôi đã phản đối các cố gắng của họ để mở rộng Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần vào lĩnh vực kinh tế. Trong lĩnh vực kinh tế, tôi đã luôn luôn tích cực ủng hộ các đầu óc giải phóng, táo bạo trong khai phá, và loại bỏ những hạn chế. Nhưng tôi đã ít khi dính líu đến lĩnh vực văn hoá, cho nên đã không có bất cứ sự đối đầu trực tiếp nào với hai người này.

Sau khi Diệu Bang từ chức, tuy vậy, tôi đã chịu trách nhiệm về công việc của Uỷ ban Trung ương. Tình hình mau chóng thay đổi, vì tôi đã thử làm nguôi đi Chiến dịch Chống-Tự do hoá và tiếp tục một cách ôn hoà. Tôi đã thử bảo đảm rằng số người ít nhất có thể bị thiệt hại và đã tích cực bảo vệ cải cách. Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã muốn dốc toàn lực, khiến cho sự đối đầu trực tiếp là khó tránh. Họ mau chóng coi tôi như đối thủ chính của họ.

Trong tháng Ba, tôi đã gợi ý cho Đồng chí Tiểu Bình rằng Lí Thuỵ Hoàn được chuyển từ Thiên Tân [nơi ông đã là bí thư Đảng] về Ban Tuyên truyền để giúp Đặng Lực Quần trong công việc lý luận; Đặng Tiểu Bình đã chuẩn y. Với hai người phụ trách, các ý kiến khác nhau có thể được nghe thấy. Các vấn đề từ các mức thấp hơn đã có thể được báo cáo, không giống khi một người phụ trách. Tuy vậy, Trần Vân đã phản đối ý tưởng, cho nên nó không được thực hiện.

Muộn hơn, tôi đã cảm thấy rằng một quyết định về vấn đề này đã là cần thiết bởi vì các cải cách cần khẩn cấp những lý thuyết và những chủ trương mới. Những nghiên cứu lý luận cần tiến triển bên cạnh sự thực hành thật sự của cải cách. Tuy vậy, với Đặng Lực Quần phụ trách, chẳng gì được làm trong lĩnh vực này; ngược lại, ông đã là một lực phản tác dụng. Tôi đã bày tỏ quan điểm của mình rằng nếu Đặng Lực Quần tiếp tục dẫn đầu những nghiên cứu lý luận, không chỉ sẽ không có sự tiến bộ nào trong việc phát triển các lý thuyết, mà có thể có những rào cản thêm cho sự phát triển của chúng. Vì thế, tôi đã đề xuất tại đại hội Đảng thứ 13 rằng Đặng Lực Quần trở thành một uỷ viên Bộ Chính trị để cho ông một vị trí từ đó ông có thể nói thẳng và nêu các ý kiến của ông—nhưng cũng chuyển ông khỏi Ban Bí thư để ông sẽ không còn lãnh đạo công tác lý luận và siêu hình nữa.

Trong khi vấn đề này đang trong giai đoạn lập kế hoạch, Đồng chí Lí Nhuệ [một lão thành ủng hộ-cải cách] đã viết một bức thư cho tôi để báo cáo rằng trong khi ở Diên An,* Đặng Lực Quần đã biểu lộ hành vi nhơ nhuốc và trái đạo đức và vì thế không thích hợp để lãnh đạo công tác ý thức hệ và tuyên truyền. Tôi đã chuyển bức thư cho Đặng Tiểu Bình, người đã đáp lại bằng việc đưa ra một lệnh rằng Đặng Lực Quần sẽ không còn chịu trách nhiệm về tuyên truyền nữa. Cả hai được chuyển cho Trần Vân và Lí Tiên Niệm để đọc. Họ cả hai đã viết những bình luận ca ngợi Đặng Lực Quần nhưng đã không có khả năng trực tiếp phản đối lệnh của Đặng Tiểu Bình rằng Đặng Lực Quần bị cách chức chịu trách nhiệm về tuyên truyền của ông. Như thế quyết định đã được hoàn thành.

Vào ngày 7 tháng Bảy, 1987, ở nhà ông Đặng Tiểu Bình đã tổ chức một cuộc họp của Nhóm-Năm-Người [được dựng lên để thực hiện quyền của Ban Thường vụ Bộ Chính trị cho đến Đại hội Đảng thứ Mười Ba] và chính thức công bố quyết định của ông. Tôi đã gợi ý Hồ Khởi Lập tiếp quản công việc này, và tất cả mọi người đã đồng ý. Một quyết định cũng đã được đưa ra để giải tán Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư, mà Đặng Lực Quần đã là người đứng đầu, vì nó đã tạo ra các bình luận gây ra sự nghi ngờ về cải cách. Đặng đã nói rằng Đặng Lực Quần sẽ tiếp tục là một uỷ viên Bộ Chính trị trong Uỷ ban Trung ương khoá 13. Những thay đổi đã có hiệu lực ngay lập tức. [Đảng viên lão thành] Bạc Nhất Ba đã được giao nhiệm vụ nói với Đặng Lực Quần. Tất cả các dàn xếp đã tiến hành theo các ý muốn của Đặng Tiểu Bình.

Hoá ra là, bởi vì sự phản đối của Đặng Lực Quần với cải cách đã khiến ông mất lòng người, ông đã không trúng cử vào Uỷ ban Trung ương của Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Khi Đặng Tiểu Bình biết về điều này, ông đã nói ông sẽ tôn trọng kết cục của bầu cử. Như thế, đã là không thể cho Đặng Lực Quần là một uỷ viên Bộ Chính trị. Tôi đã gợi ý cho đoàn chủ tịch Đại hội Đảng thứ Mười Ba rằng Đặng Lực Quần được đưa vào danh sách như một ứng viên cho Hội đồng Cố vấn Trung ương, như thế ông có thể là một uỷ viên Ban Thường Vụ của Hội đồng. Kết quả đã là ông được bầu vào Hội đồng Cố vấn Trung ương, nhưng lại thua trong các cuộc bầu cử vào Ban Thường Vụ của nó.

Cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba, chúng tôi đã cải cách một chút cách mà các cuộc bầu cử được tổ chức, trao một số quyền dân chủ cho các đại biểu. Các đại biểu vì thế đã sử dụng các quyền của họ để đưa ra sự lựa chọn này.

Việc cách chức Đặng Lực Quần khỏi vị trí của ông với tư cách người đứng đầu ngành tuyên truyền, việc giải tán Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư, và ngừng xuất bản tạp chí Hồng Kỳ—tất cả việc này đã khiến một số Đồng chí lão thành, kể cả Trần Vân, Vương Chấn, và Lí Tiên Niệm, đã không hài lòng với tôi. Đối với họ, đã có vẻ rằng những thứ Hồ Diệu Bang đã muốn làm nhưng đã không thể làm, cuối cùng đã được tôi thực hiện. Tôi đã làm cái Diệu Bang đã không có khả năng để làm. Vì thế, họ đã hướng sự phản đối của họ về phía tôi.

Lúc đó tôi đã không nhận ra rằng những hoàn cảnh này sẽ có những hệ luỵ sâu như vậy. Nhưng khi các vấn đề nổi lên với giá cả tiêu dùng trong năm 1988, với việc mua điên cuồng, rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, và lạm phát, họ đã tiến hành một chiến dịch chống lại tôi với các Đảng viên lão thành, lên án tôi về những việc làm sai và thậm chí kêu gọi buộc tội tôi, tất cả việc đó đã liên quan rất nhiều đến sự cố trên.

Đặng Lực Quần đã cực kỳ thân thiết với Trần Vân, Lí Tiên Niệm, và Vương Chấn. Ông được họ hết sức coi trọng và có được sự công nhận tích cực của họ. Trong năm 1980, Đặng Lực Quần đã tích cực quảng bá tư tưởng và các đề xuất của Trần Vân trong kinh tế qua Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư dưới sự kiểm soát của ông. Đặng Lực Quần đã quảng bá các ý tưởng kinh tế của Trần Vân trong một mưu toan hiển nhiên để sử dụng chúng để kháng cự các ý tưởng cải cách của Đặng Tiểu Bình.

Như tôi đã nhắc tới ở trên, trong năm 1987, tôi đã gợi ý rằng đưa Lí Thuỵ Hoàn vào để giúp đỡ Đặng Lực Quần trong việc quản lý những nghiên cứu ý thức hệ. Trần Vân đã không bình luận ngay lập tức, nhưng sau một ngày xem xét, ông đã nói với tôi qua thư ký của ông rằng là tốt hơn khi công việc được một mình Đặng Lực Quần quản lý. Ông [Trần Vân] đã bác bỏ gợi ý của tôi.

Vào ngày 3 tháng Bảy, ông [Trần Vân] đã nói với Bạc Nhất Ba và đã công bố một bài phát biểu có tựa đề “Những người với những trách nhiệm quan trọng tốt hơn hãy học một chút triết học.” Nó đã có ý dành cho tai tôi. Bạc Nhất Ba đã ghi chép và đã chuyển nó cho tôi. Trên bề mặt của nó, đã là một gợi ý cho tôi để học phép biện chứng; thực ra, nó đã là một sự phê bình tôi. Ông đã tin rằng tôi đã không có khả năng để khoan dung các ý kiến phản đối.

Nguyên nhân chính của việc này đã là việc tôi ép Đặng Lực Quần khỏi mặt trận tuyên truyền ngay khi tôi tiếp quản quyền lực. Một vấn đề khác đã là sự phê phán tôi đã đưa ra về cánh tả. Đặc biệt đã là bài phát biểu ngày 13 tháng Năm của tôi, trong đó tôi đã phê phán các nhận xét của Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần. Khi biên bản được in ra và gửi cho Trần Vân, ông đã không đồng ý với nhận xét của tôi: “Trong những năm 1950, mô hình kinh tế được sao chép thực ra đã là một mô hình kinh tế tạm thời được dành cho thời chiến.”

Sau khi Đặng Lực Quần đã thua trong các cuộc bầu cử Đại hội Đảng thứ Mười Ba, Đồng chí Trần Vân đã đưa ra những chỉ thị đặc biệt để bảo đảm mọi đặc quyền chính trị và những sự dàn xếp cuộc sống của Đặng Lực Quần vẫn không thay đổi.

Đặng Lực Quần cũng đã là một cộng sự quan trọng của [Đảng viên lão thành] Lí Tiên Niệm. Lí Tiên Niệm đã chịu trách nhiệm về Văn phòng thứ Năm của Quốc Vụ Viện, nơi Đặng Lực Quần cũng đã làm việc. Ông đã tham gia vào việc ra quyết định và việc soạn thảo các tài liệu của Lí Tiên Niệm. Trong năm 1987, Đặng Lực Quần đã đích thân chịu trách nhiệm về nhóm được dựng lên để biên tập và xuất bản các công trình chọn lọc của Lí Tiên Niệm. Khi lệnh của Đặng Tiểu Bình để cách chức Đặng Lực Quần khỏi vị trí chịu trách nhiệm về tuyên truyền của ông được lưu hành, Lí Tiên Niệm đã viết, “Đặng Lực Quần là một Đồng chí tốt. Chúng ta vẫn cần sử dụng đầy đủ các kỹ năng của ông.”

Mối quan hệ giữa Đặng Lực Quần và Vương Chấn đã còn sâu hơn. Lùi lại đến tận việc thiết lập nền Cộng hoà Nhân dân, Đặng Lực Quần đã là người đứng đầu Phân Ban Tuyên truyền của tiểu ban Uỷ ban Trung ương ở Tân Cương mà Vương Chấn đã đứng đầu. Vương Chấn muộn hơn đã bị Uỷ ban Trung ương phê phán vì việc ép buộc bạt mạng ngành trồng trọt và chăn nuôi vào tập thể. Đặng Lực Quần đã đứng cạnh ông lúc đó và sau đó đã thử bảo vệ ông. Kể từ đó, Vương Chấn đã luôn luôn tin cậy ông, và họ đã rất thân thiết. Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11, khi Đặng Lực Quần cần cái gì đó để được nói lên mà ông ta đã thấy khó để nói công khai, ông ta đã thường đến thăm Vương Chấn để nêu các ý tưởng của ông ta cho ông.

Vào khoảng mùa hè năm 1987 khi Diệp Tuyến Ninh [con trai của Nguyên soái Diệp Kiếm Anh] đã gọi tôi để nói rằng Vương Chấn đã muốn có một cuộc nói chuyện với tôi, cho nên tôi đã đi đến nhà của Vương Chấn. Vương Chấn đã khuyên tôi, “Anh không nên nhận vị trí Tổng Bí Thư. Có rất nhiều việc cần làm ở Quốc Vụ Viện mà không thể được làm nếu thiếu anh, trong khi không có nhiều việc để làm ở Ban Bí thư. Chúng ta có thể yêu cầu Diêu Y Lâm phụ trách thay vào đó.” Diệp Tuyến Ninh đã có mặt khi chúng tôi có cuộc nói chuyện này.

Vào lúc đó, tôi cũng đã không thực sự quan tâm đến vị trí Tổng Bí Thư, cho nên tôi đã yêu cầu Vương Chấn thuyết phục Đặng Tiểu Bình. Muộn hơn, tôi đã biết rằng, thực ra, Vương Chấn đã tích cực thúc đẩy một kiến nghị để đề cử Đặng Lực Quần cho vị trí Tổng Bí Thư. Nước đi này đã gây ra những quan ngại giữa nhiều người, những người đều đã cảnh báo tôi rằng dù gì đi nữa, tôi không được nhường vị trí cho Đặng Lực Quần, như thế đánh thức cảm giác của riêng tôi về sự cảnh giác. Các sự kiện này là vì sao đã không hề ngạc nhiên chút nào rằng các Đảng viên lão thành đã làm sâu sắc hơn việc họ phản đối tôi sau khi Đặng Lực Quần thua trong các cuộc bầu cử.

4. Chuẩn bị cho Sự kiện Chính

Sự chuẩn bị của Triệu cho đại hội Đảng 1987—các hội nghị Đảng quan trọng được tổ chức mỗi năm năm—chứng tỏ thêm các kỹ năng của ông như một nhà chính trị. Ông sử dụng quyền lực mới tìm thấy của ông như người đứng đầu Đảng để thúc đẩy chương trình nghị sự của ông bằng việc nghĩ ra các lý lẽ lý luận không thể công kích được để ủng hộ sự tự do hoá kinh tế. Sự chơi chữ chính trị tài tình của ông tiếp tục chói sáng: ông đã thuyết phục Đại hội để tán thành ý tưởng rằng Trung Quốc chỉ ở trong “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,” một sáng tác thuần khiết có tính tu từ học (rhetorical invention) để miễn thứ Trung Quốc trong ngắn hạn khỏi phải tuân theo các chính sách xã hội chủ nghĩa chính thống.

Đã có hai vấn đề chính trong việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba: thứ nhất là việc soạn thảo Báo cáo Chính trị, vấn đề khác là việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo. Báo cáo Chính trị phải được soạn thảo bởi nhóm được tổ chức trước khi [Hồ] Diệu Bang từ chức. Khi ông từ chức, công việc của nó bị ngừng lại. Tôi đã tập hợp nhóm lại với nhau và đã phân công Bảo Đồng làm người lãnh đạo của nó, để làm việc dưới sự giám sát của tôi.

Ngay từ 12 tháng Năm, tôi đã viết cho Đặng Tiểu Bình về những ý tưởng cho việc soạn thảo Báo cáo Chính trị. Tôi đã đề xuất việc sử dụng khái niệm “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” như cơ sở lý luận của báo cáo. Báo cáo sẽ bao gồm một cách có hệ thống lý luận, các nguyên tắc, và các nhiệm vụ của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc. Ngoài ra, nó sẽ nhấn mạnh hai điểm cơ bản được xác định bởi Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11 [trong năm 1978]: giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và giữ vững cải cách để tiếp sinh lực lại cho nền kinh tế. {Đề cương} Báo cáo đã nhanh chóng có được sự chấp thuận của Đặng, người đã nói phác thảo là tuyệt vời. Bởi vì bầu không khí chính trị được cải thiện, quá trình soạn thảo đã diễn ra tương đối trôi chảy.

Tôi muốn bình luận về hai cụm từ trong Báo cáo Chính trị: “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” và “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản.”

Nhiều người có ấn tượng rằng tôi đã đặt ra cụm từ “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” đầu tiên trong báo cáo Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Điều đó không chính xác. Ngay từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của đại hội Đảng thứ 11 [trong năm 1981], một nghị quyết về các vấn đề lịch sử đã chứa cụm từ: “Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa của nước chúng ta vẫn còn trong một giai đoạn đầu của sự phát triển…” Hồ Diệu Bang trong Báo cáo Chính trị của ông tại đại hội Đảng lần thứ 12 [trong 1982] đã lặp lại rằng “hệ thống xã hội chủ nghĩa của nước chúng ta vẫn còn trong một giai đoạn đầu của sự phát triển.”

Thế nhưng hai đánh giá này đã không trình bày chi tiết về ý nghĩa của cụm từ hay các ngụ ý của nó. Thay vào đó, chúng đã nhấn mạnh quan điểm sau đây: “Không có nghi ngờ gì rằng chúng ta đã thiết lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa và đã bước vào giai đoạn xã hội chủ nghĩa của xã hội. Bất kể quan điểm nào phủ nhận một thực tế như vậy là không đúng.” Nói cách khác, cụm từ đã có ý để cho biết rằng chúng ta vẫn trong giai đoạn đầu, chúng ta đã thiết lập rồi một hệ thống xã hội chủ nghĩa và sẽ có khả năng để tạo ra một nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa tiên tiến trong khi xây dựng nền văn minh vật chất. Mục đích đã là để đáp lại những nghi ngờ một số người đã có về liệu quốc gia chúng ta đã là xã hội chủ nghĩa hay không, hoặc liệu chúng ta có đang theo đuổi chủ nghĩa xã hội.

Tại Cuộc Thảo luận Lý luận năm 1979 của Uỷ ban Trung ương, một câu hỏi quan trọng đã được nêu lên khi cuộc họp đang xét lại những sai lầm tả khuynh Đảng đã phạm phải. Cụ thể là, vì quá khứ của Trung Quốc đã là nửa phong kiến và nửa thuộc địa, một khi cách mạng đã thắng lợi, có phải các điều kiện đã đúng cho việc thiết lập một hệ thống xã hội chủ nghĩa? Chúng ta có nên tiến hành một “nền dân chủ mới”? Uỷ ban Trung ương đã chỉ trích những nghi ngờ như vậy lúc đó.

Các tuyên bố về “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” đã có nghĩa để giúp chống lại những nghi ngờ như vậy. Nhưng khái niệm đã vẫn chưa thu hút nhiều sự chú ý. Rồi, trong tháng Chín 1986, “Nghị quyết Đối với việc Thiết lập Nền văn minh Tinh thần Xã hội chủ nghĩa” của Uỷ ban Trung ương đã nói rằng vì quốc gia chúng ta đã vẫn ở “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội,” chúng ta có thể cho phép các loại khác nhau của các yếu tố kinh tế dưới hệ thống chi phối của sở hữu công. Chúng ta sẽ cho phép một phần của dân chúng trở nên giàu có đầu tiên. Điều này đã có ý định để tạo một mối quan hệ giữa sự đánh giá rằng chúng ta vẫn trong “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” và chính sách cải cách chúng ta đang theo đuổi.

Văn kiện này đã chủ yếu tập trung vào “Thiết lập Nền văn minh Tinh thần Xã hội chủ nghĩa” và nó đã không trình bày chi tiết hơn nữa về vấn đề. Tôi không nhớ bất cứ cuộc thảo luận theo dõi tiếp nào về cụm từ được dùng ba lần đầu tiên đó; cũng đã chẳng có nhiều sự chú ý của công chúng đến nó. Cụm từ đã chỉ gây ra những phản ứng mạnh trong nước và quốc tế khi nó xuất hiện trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng thứ Mười Ba, như cơ sở lý luận cho việc thực hiện cải cách.

Khi tôi bắt đầu tổ chức việc soạn thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng thứ Mười Ba, tầm nhìn của tôi đã là để thúc đẩy hơn nữa các chính sách và các chiến lược lớn cho cải cách, nhưng cũng để trình bày một cơ sở lý luận cho việc thực hiện tất cả việc đó. Vì các cải cách đã được đưa vào thực tiễn sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11, năng suất đã tăng lên, tốc độ phát triển đã tăng, các tiêu chuẩn sống của nhân dân đã được nâng lên, và quốc gia chúng ta đã trở nên mạnh hơn nhiều. Đấy đã là những sự thực được chấp nhận rộng rãi.

Thế nhưng cái gì đã là cơ sở lý luận cho việc thực hiện cải cách? Đã không có sự giải thích nào, và nhiều cán bộ và các công dân đã lo lắng. Một mặt, họ đã làm hết sức họ để ủng hộ cải cách và để tích cực thực hiện nó, nhưng mặt khác họ đã không cảm thấy an toàn, sợ rằng chính sách có thể quay ngoắt theo chiều khác. Cải cách đã cần được lý luận ủng hộ một cách mạnh mẽ.

Trong thực tiễn, cải cách của những năm đó, thành thật mà nói, là sự bác bỏ và sự sửa chữa nền kinh tế kế hoạch, độc quyền của sở hữu công, và một phương pháp duy nhất của sự phân phối của cải mà đã được thi hành từ những năm 1950. Thực tiễn của cải cách đã chứng minh rằng việc này đã là đúng và cần thiết. Nó cũng đã chứng minh rằng thực tiễn của việc thực hiện các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa chính thống theo kiểu của Liên Xô đã là thái quá cho mức phát triển xã hội-kinh tế và sức sản xuất của Trung Quốc. Đấy đã là một sai lầm tả khuynh. Chỉ nếu chúng ta khôi phục các chính sách thích hợp và những cách tiếp cận phù hợp hơn cho Trung Quốc chúng ta mới có thể cứu Trung Quốc. Đấy là bản chất của vấn đề.

Tuy nhiên, chúng ta đã thực hành chủ nghĩa xã hội trong hơn ba mươi năm. Làm sao chúng ta có thể giải thích điều này cho những người có ý định tuân theo các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa chính thống? Một sự giải thích khả dĩ đã là, rằng chủ nghĩa xã hội đã được thực hiện quá sớm và rằng chúng ta cần bỏ đi và bắt đầu lại nền dân chủ. Giải thích khác đã là Trung Quốc đã thực hiện chủ nghĩa xã hội mà không trải qua chủ nghĩa tư bản trước tiên, và như thế một liều lượng của chủ nghĩa tư bản cần được đưa vào lại.

Cả hai lý lẽ đã không phải hoàn toàn không hợp lý, nhưng chúng có tiềm năng làm nổ ra các cuộc tranh cãi lý luận lớn, mà có thể đã dẫn đến sự nhầm lẫn. Và các lý lẽ thuộc loại này đã chẳng bao giờ có được sự chấp thuận chính trị. Trong kịch bản xấu nhất, chúng đã có thể thậm chí khiến cho cải cách bị giết trong trứng nước.

Trong khi lập kế hoạch cho báo cáo Đại hội Đảng thứ Mười Ba trong mùa xuân 1987, tôi đã dành nhiều thời gian nghĩ về làm sao để giải quyết vấn đề này. Tôi đã đi đến tin rằng cụm từ “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” là cách tiếp cận tốt nhất, và không chỉ bởi vì nó chấp nhận và nhìn việc thực hiện chủ nghĩa xã hội dài bốn thập kỷ của chúng ta trong một ánh sáng tích cực; đồng thời, bởi vì chúng ta công khai xác định như đang ở trong một “giai đoạn đầu,” chúng ta hoàn toàn được giải phóng khỏi những hạn chế của các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa chính thống. Vì thế, chúng ta đã có thể lùi lại từ lập trường ban đầu của chúng ta và thực hiện các chính sách cải cách thích hợp hơn với Trung Quốc.

Quan trọng nhất, nó đã không phải là một tuyên bố mới. Như tôi đã nhắc tới ở trên, nó đã được chấp nhận rồi một cách lặng lẽ mà không có tranh cãi trong các nghị quyết của Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu và đại hội Đảng lần thứ 12. Bây giờ nó chỉ được dùng như cơ sở cho sự trình bày mạch lạc lý luận của cải cách. Nó sẽ không khiêu khích sự tranh luận mãnh liệt và sẽ là dễ để chấp nhận.

Lần đầu tiên tôi tiết lộ các ý tưởng này trong một khung cảnh công khai đã là tại một cuộc họp Ban Bí thư Trung ương trong tháng Năm 1987. Tôi đã nói rằng chúng ta phải chú ý đến sự đánh giá rằng chúng ta đang ở trong một “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội.” Tất cả các vấn đề chính sách của cải cách có thể được giải quyết phù hợp với điều này.

Muộn hơn tôi đã chính thức yêu cầu nhóm soạn thảo để sử dụng “giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội” như nền tảng lý luận cho báo cáo của Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Sau đó tôi đã viết một bức thư cho Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và Nhóm-Năm-Người về cách tiếp cận này. Đấy đã là cùng lá thư tôi đã nhắc tới ở trên mà tôi đã gửi cho Đặng Tiểu Bình phác hoạ ý tưởng. Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, và Lí Tiên Niệm đều đã trả lời hay đã điện thoại để bày tỏ sự tán thành của họ.

Cách tiếp cận cơ bản cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc đã được thể hiện trong ba thứ: làm cho sự phát triển kinh tế thành tiêu điểm trung tâm, giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, và giữ vững Chính sách Cải cách và Mở-Cửa. Chúng đã là ba thành phần tạo thành phương hướng chung sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba. Trong quá trình soạn thảo báo cáo, đã được đề xuất rằng chúng ta tóm tắt các ưu tiên này với cách nói thông tục “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản.”

Ý tưởng về làm cho sự phát triển kinh tế thành “tiêu điểm trung tâm” của chúng ta đã được khẳng định rồi tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11 trong 1978: “Kể từ ngày này trở đi, chúng ta từ bỏ đấu tranh giai cấp như tiêu điểm trung tâm, và thay vào đó lấy sự phát triển kinh tế làm tiêu điểm trung tâm của chúng ta.” Điều này đã được lặp lại trong các văn kiện Đảng và các bài phát biểu.

Khái niệm về “Giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và Giữ vững Cải cách” đã cũng dược nhấn mạnh một cách nhất quán kể từ Hội nghị Thảo luận Lý luận năm 1978 và Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11, nhưng ba thứ này đã trước đây chẳng bao giờ được kết nối với nhau như các thành phần chính của phướng hướng chung của Đảng. Giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và giữ vững cải cách đã xuất hiện rồi như hai thành phần tách rời trong dự thảo của “Nghị quyết để Xây dựng một nền Văn minh Tinh thần” trong năm 1986. Hầu hết mọi người đã có ấn tượng rằng nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đã là cải cách. Tôi đã đề xuất một sự xét lại nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11 sao cho nó bao gồm Bốn Nguyên tắc Cốt yếu; chúng ta không được chú ý chỉ tới một bên trong khi không chú ý tới bên kia. Cụm từ “hai điểm cơ bản” đã vẫn chưa được sử dụng.

Lần đầu tiên tôi đã chính thức nói rõ, rằng hai nguyên tắc này liên kết với nhau và một cái không thể tồn tại mà không có cái kia, đã là trong bài phát biểu của tôi tại cuộc Tụ tập Mừng Lễ hội Xuân vào ngày 30 tháng Giêng, 1987. Trước đấy, tôi đã sử dụng cùng ngôn ngữ trong cuộc nói chuyện của tôi với các lãnh tụ của Đảng Cộng sản Hungary vào ngày 19 tháng Giêng, 1987, mà đã được phát hành cho báo chí.

Ý định của bài phát biểu của tôi tại cuộc Tụ họp Mừng Xuân đã là để làm nhẹ bớt các nỗi sợ rằng Chiến dịch Chống-Tự do hoá sẽ đảo ngược các nguyên tắc do Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đề ra. Nhằm để dập tắt những nỗi sợ như vậy, tôi đã nói rằng Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đã gồm cả hai khía cạnh: Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và Cải cách. Chống-tự do hoá đã có một ý nghĩa đặc thù: để phản đối sự bỏ rơi Bốn Nguyên tắc Cốt yếu. Vì thế, chiến dịch đã không ngụ ý bất cứ sự thay đổi nào đối với nguyên tắc của Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba và thực ra đã có nghĩa để thực hiện nó chu đáo hơn. Lần này, “hai điểm cơ bản” đã có nghĩa để nhấn mạnh rằng nguyên tắc của Đảng được xác định bởi Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của đại hội Đảng thứ 11 cũng đã gồm Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, như thế chúng ta sẽ không nói chỉ về cải cách.

Tôi ngạc nhiên, bài phát biểu của tôi tại cuộc Tụ họp Mừng Xuân về “hai điểm cơ bản” đã bị phản đối bởi một số người, nhất là những người đã tương đối bảo thủ và cứng nhắc trong tư duy của họ. Họ đã nói chúng ta không thể đặt Bốn Nguyên tắc Cốt yếu trên cùng mức như cải cách, biến chúng thành “hai điểm cơ bản” ngang nhau. Bốn Nguyên tắc Cốt yếu đã là cơ sở và cải cách chỉ là chiến thuật và phương tiện.

Tôi đã nhắc tới ở trên rằng một cán bộ, Lô Chi Siêu ở Ban Tuyên truyền, thậm chí đã phân công người đứng đầu bộ phận giáo dục của Trường Đảng trung ương để triệu tập một cuộc họp để thảo luận ý tưởng về “hai điểm cơ bản,” với ý định phê phán công thức này. Chiến dịch này đã gây ra một cuộc náo động khá ồn ào.

Tôi đã buộc phải phê phán ý kiến này tại cuộc họp ngày 13 tháng Năm của các ban tuyên truyền, nghiên cứu lý luận, và các phương tiện truyền thông, cùng với Trường Đảng trung ương. Và sớm hơn, tại cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương và Nhóm-Năm-Người, tôi đã tuyên bố rằng chúng ta không thảo luận phương hướng của chủ nghĩa xã hội nói chung, mà đúng hơn phương hướng của chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc. Bốn Nguyên tắc Cốt yếu đã cung cấp nguyên tắc và nền tảng cơ bản của hệ thống chính trị của chúng ta trong khi cải cách đã là cách tiếp cận chung của chúng ta. Cả hai đã là những nền tảng mà trên đó chúng ta đã đặt cơ sở các chính sách của chúng ta. Coi một cái như một nguyên tắc và cái kia như một phương tiện thực ra đã là một cách để làm giảm tầm quan trọng của cải cách. Không có cách tiếp cận do Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba đặt ra, với chỉ Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, thì chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc sẽ ở đâu? Bốn Nguyên tắc Cốt yếu tiếp tục là một trong những nguyên tắc cơ bản của chúng ta, ngay cả khi cải cách được thêm vào.

Sau bài phát biểu ngày 13 tháng Năm của tôi, các cuộc tấn công chống “hai điểm cơ bản” đã bị kiềm chế hơn. Lúc đó, cụm từ “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản” đã có thể được liệt kê cùng nhau trong Báo cáo Chính trị của đại hội Đảng thứ 13 như ba thành phần cơ bản của cách tiếp cận chung của chúng ta. Công thức thông tục “một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản” đã được đặt ra bởi Bảo Đồng và phần còn lại của nhóm soạn thảo trong quá trình soạn. Đặng Tiểu Bình đã bị ấn tượng với cụm từ này, và đã nói trong nhiều dịp, “Cách nói này, ‘một tiêu điểm trung tâm, hai điểm cơ bản’ được diễn đạt rất hay!”

Đã vẫn còn câu hỏi về cải cách chính trị. Đặng Tiểu Bình đã nói một số thứ rất tích cực về việc cải cách hệ thống lãnh đạo chính trị của Trung Quốc trong quá khứ, và trong 1986 thậm chí đã đề xuất tiến hành cải cách chính trị. Tuy vậy, trong thời gian soạn thảo Báo cáo Chính trị cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba, ông đã cảnh báo lặp đi lặp lại, “Dù gì đi nữa, sẽ không có bất cứ thứ gì giống ‘tam quyền phân lập’” và thậm chí đã nói sẽ không có ngay cả “một dấu vết của nó.” Trong thời kỳ này, khi ông tiếp khách nước ngoài, ông đã nói những thứ như “một tam quyền phân lập có nghĩa mỗi cái hạn chế cái khác” hay “một hệ thống như vậy là không có hiệu quả và không thể khiến các thứ được làm.”

Nói thẳng, nếu đã có bất cứ thứ gì mới trong lĩnh vực cải cách chính trị trong Báo cáo Chính trị cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba, chắc chắn đã không bởi vì từ Đặng. Ngược lại, ông đã làm mọi thứ có thể để loại bỏ bất cứ dấu vết nào của chính trị nghị viện và kiểm soát và cân bằng (checks and balances) trong Báo cáo Chính trị. Ông đã đưa ra những bình luận như vậy mỗi khi chúng tôi gửi một bản thảo cho ông để xét lại. Ngay cả khi báo cáo của chúng tôi đã không còn chứa bất cứ thứ gì như thế, ông đã vẫn nhắc lại sự cảnh báo của ông mỗi lần. Nếu giả như không có sự can thiệp của Đặng, nội dung về cải cách chính trị đã có thể được viết tốt hơn nhiều.

Vấn đề then chốt khác trong sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba đã là việc bổ nhiệm các lãnh đạo mới. Ngay cả trước khi Diệu Bang từ chức, Đặng Tiểu Bình đã chỉ định một nhóm bảy người để chịu trách nhiệm về đề xuất những sự thay đổi lãnh đạo cho Đại hội Đảng thứ Mười Ba. Những dàn xếp quan trọng nhất đã là lập kế hoạch cho tương lai của một số lão thành và chọn Ban Thường Vụ Bộ Chính trị [BTV] mới.

Nhiều người, kể cả tôi, đã tin rằng Đặng cần tiếp tục làm một uỷ viên BTV bởi vì sẽ là khó khăn cho nó để thiết lập quyền uy mà không có ông trong khi rất nhiều lão thành khác vẫn còn sống. Tôi đã tin rằng, chừng nào vị trí của Đặng trong Đảng như người quyết định cuối cùng còn tiếp tục, sẽ là tốt cho ông để sử dụng quyền lực của ông một cách hợp pháp từ bên trong BTV hơn là từ bên ngoài nó.

Đặng, tuy vậy, đã khăng khăng rằng nếu các vị trí của Trần Vân như bí thư thứ nhất của Uỷ ban Kỷ luật Trung ương, Lí Tiên Niệm như Chủ tịch nước, và Bành Chân như Chủ tịch Quốc hội vẫn nguyên vẹn tại Đại hội Đảng thứ Mười Ba, nó sẽ được xem như một sự giật lùi, hay như báo chí nước ngoài nói “một thắng lợi cho những người bảo thủ.” Dù gì đi nữa, chúng ta phải không đưa cho nhân dân ấn tượng này. Đấy là những gì Đặng đã nói với tôi trong một cuộc trao đổi trong tháng Ba 1987. Tuy vậy, nếu tất cả họ yêu cầu về hưu, sẽ là khó cho Đặng để biện minh việc ở lại trong BTV.

Đặng đã đề xuất rằng một trong số họ sẽ về hưu hoàn toàn và ba người kia được chuyển vào trạng thái nửa nghỉ hưu. Tức là, Bành Chân sẽ về hưu, còn Đặng, Trần, và Lí sẽ nửa nghỉ hưu. Những gì điều này có nghĩa cho Đặng là ông sẽ ra ngoài BTV nhưng tiếp tục làm Chủ tịch Quân Uỷ Trung ương, vị trí của Trần Vân sẽ thay đổi thành Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương, và Lí Tiên Niệm sẽ trở thành Chủ tịch Chính Hiệp Nhân dân. Chỉ một vị trí có quyền lực thực trong khi hai vị trí kia là các chức vụ danh dự.

Đầu tiên, chẳng ai trong những người này—Trần Vân, Lí Tiên Niệm, và Bành Chân—đã sẵn sàng chấp nhận đề xuất. Đặng sau đó đã yêu cầu Bạc Nhất Ba [một lão thành khác] để dàn xếp với các lão thành này. Đầu tiên đã không dễ. Đã không cho đến tận 3 tháng Bảy để Trần Vân bày tỏ sự đồng ý của ông cho Bạc Nhất Ba, nói rằng ông sẽ theo sự sắp đặt của Đảng. Một khi Trần Vân đã nhận, đã dễ hơn để thuyết phục hai người kia. Đề xuất đã được chấp nhận.

Sau đó, Đặng Tiểu Bình đã gặp Bạc Nhất Ba và Dương Thượng Côn để thảo luận liệu ba lão thành, sau khi rời BTV, sẽ có vẫn quản lý bất cứ công việc gì hay tham gia vào việc ra quyết định về những vấn đề then chốt hay không. Tôi không biết chi tiết của cuộc thảo luận của họ, nhưng tôi đã có nghe về một gợi ý: rằng sẽ nên có một “mẹ vợ” duy nhất cho BTV; không thể có vài “mẹ vợ.” Tức là, sau khi ba người về hưu, chỉ Đặng sẽ hoạt động như một “mẹ vợ,” mà đã mô tả mối quan hệ khá chính xác. Vị trí của Đặng không thay đổi; ông là “mẹ vợ” của BTV, nhưng những người khác sẽ không có vai trò đó.

Muộn hơn, tuy vậy, khi các tình thế mới nổi lên, hoá ra là Đặng đã phải tham vấn với Trần Vân và Lí Tiên Niệm về tất cả các vấn đề lớn (nhất là với Trần Vân). Về Bạc Nhất Ba đã thực sự thương lượng như thế nào với Trần Vân và Lí Tiên Niệm, tôi không biết. Nhưng đã không cho đến 7 tháng Bảy, 1987, mà vấn đề về liệu các lão thành sẽ vẫn trong quyền lực hay không rốt cuộc đã được giải quyết tại cuộc họp của Nhóm-Năm-Người được tổ chức tại nhà của Đặng.

Chính tại cuộc họp này mà Bạc Nhất Ba đã gợi ý tôi trình bày một bài phát biểu tại Hội nghị Toàn thể thứ Nhất của Đại hội Đảng thứ Mười Ba để công bố rằng chúng ta sẽ tiếp tục thỉnh cầu sự hướng dẫn của Đồng chí Đặng Tiểu Bình về các vấn đề lớn, và để cho Đặng ra những quyết định cuối cùng. Khi Bạc Nhất Ba nói về điều này, Đặng đã bày tỏ quan điểm của ông rằng chừng nào cộng đồng quốc tế biết rằng ông sẽ vẫn là người ra quyết định, họ sẽ cảm thấy yên tâm, bởi vì sự tiếp tục của ông sẽ được coi như một chỉ báo về sự ổn định của Trung Quốc. Đó là vì sao tôi đã công bố cho Hội nghị Toàn thể thứ Nhất của Đại hội Đảng thứ Mười Ba rằng chúng ta sẽ tiếp tục xin ý kiến của Đặng và yêu cầu ông để đưa ra những quyết định cuối cùng.

Trong cùng cuộc họp của Nhóm-Năm-Người được tổ chức tại nhà của Đặng, những sự bổ nhiệm cho các uỷ viên BTV, Chủ tịch nước, Thủ tướng Quốc vụ Viện, và Chủ tịch Quốc Hội cũng đã được hoàn tất. Về BTV, đề xuất ban đầu đã gồm bảy người, và số uỷ viên đã vẫn là bảy cho đến cuộc họp này.

Đã có những sự phản đối Vạn Lí. Ông đôi khi đã không rất cẩn trọng và đã làm mất lòng vài người, như thế các lão thành đã có những sự phản đối về ông. Tôi đã nghe rằng khi danh sách [BTV] được soạn, Diêu Y Lâm đã nói đến rằng Vạn Lí là loại người mà sẽ chạy theo phong trào trong một khủng hoảng. Nói cách khác, ông là một nhân tố bất ổn định. Trong cuộc họp Nhóm-Năm-Người, Bạc Nhất Ba đã phát biểu như một đại diện của Nhóm-Bảy-Người, nói rằng nhóm “không chuẩn y Vạn Lí được chỉ định làm uỷ viên BTV.” Diêu Y Lâm sau đó đã nhận diện Điền Kỷ Vân như một vấn đề, nói đã có những báo cáo rằng Điền đã cất nhắc một người họ hàng người đã tỏ ra có vấn đề. Bạc Nhất Ba cũng đã nhận diện vài vấn đề chưa được giải quyết với Điền Kỷ Vân. Dưới hoàn cảnh này, đã không có thời gian để điều tra thêm. Sau khi nghe những ý kiến này, Đặng đã nói, “Vạn Lí và Điền Kỷ Vân sẽ không ở trong Ban Thường Vụ, như thế danh sách bảy người sẽ thay đổi thành năm.”

Chính tại cuộc họp này mà tôi đã bắt đầu nhận ra rằng Diêu Y Lâm, người bình thường cho người ta ấn tượng là chính trực và chân thật và đã luôn luôn có vẻ khách quan và công bằng, thực ra đã là một kẻ mưu mô toan tính người đã chơi những trò bẩn thỉu. Ông đã không nêu vấn đề về Điền Kỷ Vân sớm hơn hay muộn hơn, nhưng đúng vào lúc khi quyết định cần được đưa ra. Vì những nghi ngờ đã được nêu lên, vấn đề đã chỉ có thể bị bỏ xó.

Cũng chính trong cuộc họp này quyết định đã được đưa ra để bổ nhiệm Dương Thượng Côn làm Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân. Đặng đã đề xuất Vạn Lí chức Chủ tịch Quốc Hội. Vạn Lí đã khiêm tốn đáp lại rằng ông không phải là chuyên gia về luật. Đặng đã nói, “Anh chắc chắn có thể học! Ngoài ra, anh có thể yêu cầu những người khác để giúp anh.” Sau khi quyết định được đưa ra, Đặng đã sợ rằng một số người sẽ không chấp nhận Vạn Lí làm Chủ tịch Quốc Hội, vì nhiều lão thành đã phản đối ông. Đặng thậm chí đã có một cuộc nói chuyện với Vạn Lí để gợi ý rằng ông thăm các lão thành, từng người một, để làm kiểm điểm nào đó và có được sự ủng họ của họ. Vạn Lí đã làm như Đặng gợi ý.

Ứng viên cho Thủ tướng đã cần thời gian dài để hoàn tất. Người ta đã lo rằng Lí Bằng không sẵn sàng cho trách nhiệm, nhất là trong lĩnh vực cải cách kinh tế, vì trước đó ông đã làm việc về kỹ thuật, công nghệ, và phát điện, và đã có rất ít kinh nghiệm về kinh tế. Trong cải cách kinh tế, ông cũng đã chẳng có kinh nghiệm gì. Tuy vậy, Trần Vân và Lí Tiên Niệm cả hai đã rất ủng hộ ông.

Một đề xuất khác được xem xét đã là để Diêu Y Lâm hoạt động như Thủ tướng cho một thời kỳ chuyển tiếp hai năm, vì ông đã quen hơn với công việc kinh tế, và người ta đã có những ấn tượng tốt về Diêu Y Lâm. Nhưng Đặng đã thấy việc này không thể chấp nhận được, nói rằng Diêu bị đau vì sức khoẻ xấu và đã có phạm vi rất hẹp về kinh nghiệm, vì ông đã làm việc chủ yếu về tài chính và thương mại. Lúc đó, đã khó để tìm thấy bất kỳ ai mới, và họ hầu như chắc không được Trần Vân và Lí Tiên Niệm chấp nhận dẫu sao đi nữa. Như thế cuối cùng, đã không có lựa chọn nào khác ngoài đi với Lí Bằng.

Vì Lí Bằng đã không quen với việc quản lý nền kinh tế và đã không có kinh nghiệm nào về cải cách kinh tế, Đặng đã đưa ra một quyết định: “Tạm thời, sau khi nhận chức Tổng Bí Thư, Triệu sẽ tiếp tục quản lý công việc kinh tế và tiếp tục đứng đầu Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương.” Đặng cũng đã nhắc đến rằng Lí Bằng đã có một tiếng xấu trong một số người mà đã cho rằng ông đã thiên vị Liên Xô, nơi ông đã học. Một lần trong một cuộc thăm châu Âu, ông đã vòng qua Liên Xô mà không tham vấn với bất cứ ai. Bởi vì Đặng đã tin rằng danh tiếng của ông đã không hoàn hảo, rằng ông đã thiên vị những người Soviet, ông đã yêu cầu rằng Lí Bằng đưa ra một tuyên bố công khai khi trở thành Thủ tướng để xua tan những nghi ngờ mà người ta đã có.

Trong chừng mực tôi biết, Vạn Lí, người đã là Phó Thủ tướng của tôi, đã chẳng bao giờ được đề xuất cho chức vụ Thủ tướng. Đã có hai lý do: thứ nhất, Vạn Lí đã xúc phạm nhiều người. Thứ hai, Đặng đã muốn tìm ai đó trẻ hơn làm Thủ tướng.

Khi đại hội Đảng lần thứ 12 được lên kế hoạch, Dư Thu Lí [viên chức Đảng] đã chịu trách nhiệm về nhóm bổ nhiệm lãnh đạo, dưới sự lãnh đạo của Diệu Bang. Tất cả các vấn đề được báo cáo đầu tiên cho Ban Bí thư, do Diệu Bang quản lý trực tiếp, và sau đó báo cáo cho các lão thành. Nhưng tình hình đã khác với nhóm bổ nhiệm lãnh đạo của Đại hội Đảng thứ Mười Ba, mà do Bạc Nhất Ba đứng đầu với sự tham gia của Dương Thượng Côn, Vương Chấn, Diêu Y Lâm, Tống Nhâm Cùng, Ngũ Tu Quyền, và Cao Dương. Nó đã được Đặng Tiểu Bình kiểm soát trực tiếp. Trước sự từ chức của ông, Diệu Bang đã không can thiệp vào những vấn đề này. Sau đó, Nhóm-Năm-Người cũng đã chẳng can thiệp. Có lẽ tình hình đã khác với đại hội Đảng lần thứ 12 bởi vì vấn đề về cho các lão thành về hưu được xem xét. Vì lý do đó, Đặng đã tiếp quản và đã thực hiện các ý tưởng của ông qua Nhóm-Bảy-Người.

Sau khi Diệu Bang từ chức, Nhóm-Năm-Người đã thay thế Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, như thế làm cho nó song song với Nhóm-Bảy-Người. Nhóm-Năm-Người đã quản lý công việc hàng ngày. Nhóm-Bảy-Người đã chuẩn bị cho việc bổ nhiệm lãnh đạo cho đại hội Đảng thứ 13. Nó cũng đã mở rộng quyền hạn của nó để tiếp quản vai trò của Uỷ ban Trung ương trong việc đưa ra những sự thay đổi nhân sự chung.

Bộ trưởng Lâm nghiệp đã bị cách chức bởi vì một vụ cháy rừng ở Đại Hứng An Lĩnh [trong Tỉnh Hắc Long Giang] trong năm 1987, như thế một Bộ trưởng Lân nghiệp mới được đề xuất. Tuy vậy, bởi vì sự can thiệp của Nhóm-Bảy-Người, nó đã không được thông qua. Lúc đó, tôi đã ở nước ngoài trong một cuộc viếng thăm nhà nước, để Vạn Lí phụ trách ở trong nước. Vạn Lí đã phản đối những gì đã xảy ra và đã báo cáo cho Đặng Tiểu Bình.

Đặng đã công bố rằng Nhóm-Bảy-Người phải được lãnh đạo bởi Nhóm-Năm-Người. Những sự thay đổi nhân sự hàng ngày sẽ vẫn được quản lý bởi Ban Bí thư và Quốc Vụ Viện. Bạc Nhất Ba đã không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý. Tuy vậy, ông đã tiếp tục vượt quá xa. Ông đã thường yêu cầu Trưởng Ban Tổ chức [Tống Bình] báo cáo cho ông; sau đó ông chuyển ý kiến của ông cho Tống Bình và yêu cầu ông thực thiện sao cho phù hợp. Bạc Nhất Ba đã nói rằng bởi vì những sự bổ nhiệm lãnh đạo cho đại hội Đảng thứ 13 đã gồm việc đánh giá tất cả các lãnh đạo tỉnh, thành phố {trực thuộc}, và bộ, Ban Tổ chức (TW) phải tham vấn Nhóm-Bảy-Người trước khi bàn bạc kỹ lưỡng việc sắp xếp lại cán bộ.

Trước Đại hội Đảng thứ Mười Ba, ông cũng đã chuyển một gợi ý cho tôi qua Tống Bình: rằng sẽ thích đáng hơn cho Nhóm-Bảy-Người hiện tại để tiếp tục dưới hình thức nào đó sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba nhằm để giúp Uỷ ban Trung ương trong quản lý công việc nhân sự. Mục đích ban đầu của Nhóm-Bảy-Người đã là đưa ra những dàn xếp cho ban lãnh đạo của Đại hội Đảng thứ Mười Ba, nhưng bây giờ ông đang đề xuất rằng nó tiếp tục thậm chí quá Đại hội. Đã hiển nhiên rằng họ đã hy vọng kiểm soát sự quản lý nhân sự vô thời hạn.

Tôi đã không thể đồng ý với điều đó. Tôi đã bảo Tống Bình để chuyển thông điệp của tôi rằng chúng ta sẽ bám vào quyết định ban đầu—rằng sau Đại hội Đảng thứ Mười Ba, nhiệm vụ của Nhóm-Bảy-Người đã xong. Về làm thế nào để sử dụng tính hiệu quả của các Đồng chí lão thành liên quan đến quản lý nhân sự, đấy là việc chúng ta có thể thảo luận vào thời gian muộn hơn. Bạc, một người mà đã luôn luôn say mê để chiếm quyền lực, phải đã hết sức bị phật lòng khi tôi bác bỏ ý tưởng của ông.


* Cũng được biết đến như “Chiến dịch Chống–Tự do hoá Tư sản.”

* Một Nước, Hai Hệ thống là công thức mô tả làm thế nào Hong Kong và Macau có thể là phần trung thành của Trung Quốc bất chấp các hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị hoàn toàn khác của chúng.

* Hai Phàm Là đã là một triết lý cánh tả, được công bố đầu tiên trong các bài xã luận trong năm 1977, mà những người theo nó đã thề giữ vững bất kể quyết định nào Mao đã đưa ra và theo bất cứ chỉ thị nào Mao đã đưa ra.

* Diên An là một thị trấn vùng núi hẻo lánh trong Tỉnh Sơn Tây nơi các lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đã rút về trong năm 1937 vào cuối cuộc Trường chinh Vạn lý và đã ở đó cho đến 1947. Mặc dù hoàn cảnh đã thảm khốc, nó cũng đã là một thời kỳ nổi tiếng cho chủ nghĩa lý tưởng, sự hy sinh, và kỷ luật của các Đảng viên.