Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 12)

Nguyễn Quang A dịch

13. Ý kiến về Marx thế nào

1

Trong các giới hàn lâm xung quanh College Street ở Calcutta trong những ngày sinh viên của tôi, không ai có thể cạnh tranh với Karl Marx về phần địa vị và tầm vóc trí tuệ. Rất nhiều người tích cực về mặt chính trị đã xem mình như ‘các nhà Marxist’, trong khi một số người khăng khăng rằng họ dứt khoát là ‘không-Marxist’ hay thậm chí ‘chống-Marxist’. Mặc dù vài linh hồn dũng cảm tuyên bố sự bác bỏ của họ về bất kể sự phân loại nào dựa vào Marx, đã có rất ít người không có ý kiến về tính đúng đắn – hay sự nghèo nàn – của các khẳng định của Marx.

Tôi cũng đã hết sức quan tâm đến các ý tưởng của Marx từ những năm tuổi niên thiếu của tôi. Việc này đã không chỉ bởi vì vài trong số họ hàng của tôi coi bản thân họ như các nhà Marxist (và đã thường trích dẫn ông) mà chủ yếu bởi vì trong tập các tác phẩm của Marx tôi đã thấy những khái niệm mà đối với tôi có vẻ là quan trọng và có thể thảo luận được một cách thú vị. Ngoài tầm quan trọng của các vấn đề ông giới thiệu với thế giới ra, tranh luận về Marx thật vui.

Tuy vậy, Marx đã không được thảo luận nhiều trong các lớp kinh tế học tại Presidency College – hay, trong chừng mực liên quan đến điều đó, ở bất cứ đại học nào ở Calcutta. Ông chủ yếu được xem như người hùng của loại kinh tế học thay thế nào đó. Tôi nhớ thử để hiểu sự loại trừ Marx gần như hoàn toàn này khỏi việc dạy kinh tế học tiêu chuẩn – với sự hiện diện cao ngất của ông lù lù ở ngoại vi. Đã có vài luận đề đơn giản về sự vắng mặt của ông khỏi kinh tế học mà chúng tôi được dạy ở đại học, một trong số đó là các nhà kinh tế học hiện đại đúng đã không thích sự trung thành của Marx với ‘lý thuyết lao động về giá trị’, mà với nhiều người tỏ ra là ngây thơ và đơn giản thái quá. Trong một trong những phiên bản của lý thuyết này, khẳng định có vẻ được đưa ra rằng các giá tương đối của các mặt hàng phản ánh lượng lao động dính líu đến việc sản xuất các hàng hóa hay dịch vụ đó, mà sẽ chỉ theo hướng có ‘sự bóc lột’. Các nhà tư bản khiến các thứ được sản xuất qua sử dụng lao động, nhưng bản thân những người lao động được trả ít hơn giá trị của lao động họ được đưa vào việc sản xuất các hàng hóa. Lợi nhuận (hay thặng dư) đến từ hiệu giữa giá trị lao động của cái công nhân tạo ra và số tiền nhỏ hơn (thậm chí đôi khi khoản tiền rẻ mạt) họ được các chủ sử dụng lao động trả, dưới dạng tiền lương.

Những người phản đối kinh tế học Marxian có khuynh hướng tin rằng ‘lý thuyết lao động’ đã dựa vào một sai lầm sơ đẳng – sơ đẳng đến mức hầu như là xấu hổ để phải chỉ ra. Chắc chắn, có các nhân tố khác lao động mà đóng góp cho sự sản xuất, và việc sử dụng các nguồn lực không-lao động này phải được bao gồm trong giá của cái được sản xuất. Các giá tương đối của các hàng hóa không phản ánh chỉ lượng lao động được dùng trong việc tạo ra chúng. Đúng, lý thuyết lao động đã có thể được hình dung như hữu ích trong việc cho chúng ta một xấp xỉ thô đầu tiên cho các giá, bỏ qua các nguồn lực không-lao động, nhưng cái này hầu như không là một bức tranh quyến rũ. Như thế, cho dù lý thuyết lao động đã có thể tỏ ra hấp dẫn đến đâu với các nhà kinh tế học ‘cổ điển’ sớm hơn Marx (như Adam Smith – người đi trước Marx và đã ảnh hưởng mạnh đến ông), đã phải bỏ rơi lý thuyết lao động về giá trị bị thiếu sót, hơn là ủng hộ nó. Một sự hiểu đầy đủ hơn, với các yếu tố sản xuất không-lao động được bao gồm trong bức tranh cùng với lao động, sẽ làm cho khó để chẩn đoán sự bóc lột, vì giá của các hàng hóa phải cũng bao gồm các phần thưởng của các nguồn lực không-lao động, như tư bản (vốn), mà các nhà tư bản đóng góp cho quá trình sản xuất. Với các nhân tố thêm này được thừa nhận, chúng ta không thể có một lý thuyết của giá về mặt một mình lao động, và lý thuyết về sự bóc lột những người lao động bơ vơ cũng biến mất. Thôi bỏ Marx đi, các giáo viên kinh tế học dòng chính tự mãn nói khi họ chuyển trà và bánh bích quy cho nhau trong phòng chung của các giáo viên.

2

Việc này có là một sự bác bỏ một cách thuyết phục sự hiểu Marxian về giá trị và sự bóc lột? Nó có giải thích vì sao Marx bị hắt hủi như vậy trong chương trình giảng dạy kinh tế học chuẩn trong các trường cao đẳng và đại học, kể cả của chúng tôi? Trừ bản chất vườn trẻ của các lý lẽ thờ ơ này ra, có ít nhất hai lý do với sự giải thích tóm tắt này cho sự vắng mặt của Marx khỏi chương trình giảng dạy kinh tế học. Thứ nhất, nhiều trong số ý tưởng của Marx đã không phải là về lý thuyết lao động về giá trị chút nào (chúng ta sẽ ngó tới vài trong số chúng ngay sau đây), như thế tính hữu ích của kinh tế học Marxian đã không phụ thuộc chỉ vào liệu lý thuyết lao động về giá trị có là một lý thuyết lý thú về giá hay không. Thứ hai, trong chừng mực mà Marx đã sử dụng lý thuyết lao động về giá trị, ông có thực sự xem nó như một lý thuyết tốt về giá hay không? Việc này sau đó nêu lên câu hỏi: vì sao Marx sử dụng lý thuyết lao động về giá trị?

Paul Samuelson, một nhà kinh tế học lớn mà tôi đã tự mình thích đọc trong những năm của tôi tại Presidency College và YMCA (ông đã dạy tại MIT ở Mỹ), cung cấp sự làm sáng tỏ nào đó về mặt các sự xấp xỉ (gần đúng) tốt và xấu. Ông đã chấp nhận rằng lý thuyết lao động chắc chắn đã có thể được xem như một xấp xỉ cho một lý thuyết về giá, nhưng rằng nó đã không là một xấp xỉ tốt – thế vì sao lại sử dụng nó? Dobb trích dẫn nhận xét của Samuelson làm cho điểm này có vẻ thuyết phục: ‘khoa học và kinh tế học hiện đại có rất nhiều sự xấp xỉ bậc nhất (first approximation) đơn giản hóa, nhưng người ta sẵn sàng thú nhận sự kém hơn của chúng so với các xấp xỉ bậc hai (second approximation), và bỏ chúng đi khi bị thách thức.’ Thế vì sao sử dụng lý thuyết lao động khi chúng ta có thể dễ dàng phát triển các lý thuyết mà có thể đi xa hơn nhiều? Vì sao lại bám lấy một lý thuyết mà giỏi nhất cho chúng ta những sự xấp xỉ thô? Vì sao không bỏ hoàn toàn lý thuyết lao động (như Samuelson thích)?1

Sự gạt bỏ đơn giản này của lý thuyết lao động về giá trị – như một xấp xỉ bậc nhất tồi – đã đạt được dưới sự xem xét kỹ lưỡng của Maurice Dobb, một nhà kinh tế học Marxian ở Cambridge, trong một tiểu luận có tiêu đề ‘The Requirements of a Theory of Value (Những Đòi hỏi của một Lý thuyết về Giá trị)’ xuất hiện trong cuốn sách của ông Political Economy and Capitalism (Kinh tế học Chính trị và Chủ nghĩa Tư bản).2 Ông cho rằng một xấp xỉ bậc nhất không cần bị bác bỏ một cách hợp lý nếu ‘có cái gì đó trong sự xấp xỉ bậc nhất mà thiếu vắng trong những xấp xỉ muộn hơn’. Nhưng ‘cái gì đó’ này là cái gì?

Dobb cho rằng lý thuyết lao động về giá trị có thể rất hữu ích khi vai trò của lao động trong sản xuất được nhấn mạnh. Lý thuyết lao động có thể được xem từ các viễn cảnh khác nhau. Như một lý thuyết về giá, nó không hơn một sự xấp xỉ bậc nhất, và thường không là một xấp xỉ sát. Như một lý thuyết chuẩn tắc với một nội dung đạo đức, nó nói cho chúng ta cái gì đó về những bất bình đẳng trên thế giới và những người lao động nghèo bị đối xử bất công như thế nào dưới chủ nghĩa tư bản. Mỗi trong những góc nhìn này có thể có sự xác đáng nào đó, nhưng – đi xa hơn – lý thuyết lao động về giá trị cũng có thể được xem, chủ yếu, như một lý thuyết mô tả, phác họa vai trò của công việc con người trong việc tạo ra các hàng hóa và các dịch vụ. Marx đã hăng hái để chú ý đặc biệt đến sự tham gia con người vào hầu như mọi thứ ông nghiên cứu. Lấy gợi ý của ông từ điều này, Dobb cho rằng lý thuyết lao động là ‘một sự mô tả thực sự về một mối quan hệ xã hội-kinh tế’. Sự thực rằng sự mô tả này tập trung vào lao động con người nói riêng không làm cho nó sai: nó phản ánh một cách nhìn nhận cá biệt – và quan trọng – mà trong đó để xem quan hệ giữa các tác nhân xã hội khác nhau – những người lao động, các nhà tư bản và vân vân.

Chúng ta có thể so sánh mô tả này với những mô tả dựa vào lao động khác mà chúng ta có thể thấy trong những sự khái quát hóa lịch sử, như sự mô tả đặc trưng tài giỏi của sử gia Marc Bloch về chủ nghĩa phong kiến như một hệ thống trong đó các lãnh chúa phong kiến ‘sống bằng lao động của những người khác’. Vậy sao? Có một sự thích đáng trong sự mô tả – tập trung đặc biệt vào lao động (đặc biệt lao động nặng nhọc) – mà không phủ nhận rằng đất do các lãnh chúa phong kiến sở hữu cũng sinh lợi. Nhưng tuyên bố của Bloch tập trung vào sự bất đối xứng của các vai trò khác nhau cho những người khác nhau trong sản xuất và rằng có thể không có sự so sánh nào giữa, một mặt, lao động nặng nhọc của các nông nô trong quá trình sản xuất và, mặt khác, sự đóng góp của các lãnh chúa phong kiến cho phép đất họ sở hữu để được sử dụng cho mục đích sản xuất. ‘Làm việc nặng nhọc’ và ‘sự cho phép đất của người ta được sử dụng’ có thể cả hai đều sinh lợi, nhưng chúng là các kiểu hoạt động sản xuất rất khác nhau. Chúng ta có thể đi xa hơn nhiều sự đối xứng cơ học tập trung vào cái các nhà kinh tế học gọi là ‘năng suất biên (marginal productivity)’ – mà không có sự phân biệt giữa các loại khác nhau của sự sử dụng nguồn lực.

Để xem xét một kiểu khác của sự phân biệt bên trong quá trình sản xuất, hãy xem xét tượng David nổi tiếng ở Florence. Chúng ta có thể nói một cách hợp lý, ‘Michelangelo đã tạc tượng David này.’ Sự thật của tuyên bố không phụ thuộc vào sự phủ nhận sự cần đến đá cẩm thạch, hay những cái đục và búa, trong việc tạc tượng (Michelangelo chắc chắn đã cần chúng). Trong một sự mô tả nhiều-nhân tố, ‘các yếu tố sản xuất’ khác nhau này tất cả đều can dự vào việc tạo ra bức tượng. Thế nhưng chúng ta đưa ra một khía cạnh khác, cốt yếu của quá trình sản xuất khi chúng ta tập trung đặc biệt vào nghệ sĩ, Michelangelo, và không đánh đồng vai trò của ông với cái được cung cấp bởi đá cẩm thạch và những chiếc búa và những chiếc đục được tập hợp lại.

Sự sản xuất như thế có thể được mô tả theo nhiều cách khác nhau. Sự tập trung vào lao động liên quan chắc chắn là một cách chính đáng, và nó có thể được xem như thích hợp phụ thuộc vào mục đích và khung cảnh của sự mô tả. Trong việc trình bày sự mô tả đặc trưng của ông về chủ nghĩa phong kiến, Marc Bloch đã không phải xin lỗi, hay thú nhận lỗi nào đó, khi ông chọn một khía cạnh cá biệt để tập trung vào – tức là, lao động nặng nhọc – sự thực rằng các lãnh chúa phong kiến ‘sống bằng lao động của những người khác’. Marx đã không phải thú nhận bất kể điều sai lầm nào – Dobb cũng chẳng phải. Tính xác đáng của lý thuyết lao động về giá trị phụ thuộc vào góc nhìn nào chúng ta thử làm nổi bật.

Tôi nhớ một cách sống động buổi tối dài khi tôi hiểu thấu tiểu luận ‘The Requirements of a Theory of Value’ vô cùng dễ đọc của Dobb. Tôi đọc xong vào đêm khuya, nghĩ rằng bây giờ tôi có thể xem xét một góc nhìn khác về việc Marx sử dụng lý thuyết lao động về giá trị. Tôi cũng có một suy nghĩ cá nhân: nếu có bao giờ tôi đi nước Anh, tôi phải thử gặp Maurice Dobb.

3

Hiện nay tôi sẽ đến các khía cạnh khác của các tác phẩm của Marx mà tôi thấy đặc biệt lý thú. Nhưng, trước khi làm vậy, tôi muốn thảo luận ngắn gọn vài trong số những phong cách riêng mà ngày càng rõ hơn cho tôi khi tôi tiếp tục đọc công trình của ông. So với những phân tích kinh tế sâu rộng trong đó Marx rõ ràng đã quan tâm – gồm lý thuyết lao động về giá trị, sự sở hữu không ngang nhau của các tư liệu sản xuất, sự bóc lột lao động phổ biến, tỷ lệ lợi nhuận sút giảm và vân vân – sự xem xét của Marx về tổ chức chính trị đã có vẻ sơ đẳng một cách kỳ cục. Là khó để nghĩ về một chút nói lý luận (theorizing) hết hơi hơn ý tưởng về ‘chế độ độc tài của giai cấp vô sản’, với sự mô tả đặc trưng không-xác định về các đòi hỏi của giai cấp vô sản là (hay phải là) gì, và nhân tiện rất ít về những dàn xếp chính trị thực sự dưới một chế độ độc tài như vậy có thể hoạt động ra sao. Thực ra đối với tôi đã có vẻ có một sự thiếu vắng nổi bật của sự quan tâm trong các tác phẩm của Marx đến vấn đề về làm thế nào để chuyển từ các sở thích và các ưu tiên của nhân dân sang các quyết định xã hội và các hành động chính phủ thực sự – những khía cạnh quan trọng của ‘lựa chọn xã hội’. Vì tôi ngày càng quan tâm đến việc hiểu sự lựa chọn xã hội, sự không thích rõ ràng của Marx để thảo luận nhiều về điều đó đã khá gây thất vọng.

Ngoài ra, có một lỗ hổng quan trọng trong sự luận bàn của Marx về dân chủ. Như John Kenneth Galbraith sẽ khiến chúng ta hiểu, dân chủ có thể được phục vụ tốt nếu một nhóm hùng mạnh thực hiện ‘quyền lực đối trọng’ trên nhóm khác, sao cho không nhóm không thể cưỡng lại tiềm năng nào trở nên quá hùng mạnh. Các ý tưởng của Galbraith đã bắt đầu nổi lên trong tâm trí tôi như một sự bổ sung tốt cho Marx trong việc hiểu dân chủ có thể thực sự hoạt động thế nào.

Tất nhiên, không công bằng để đổ lỗi cho Marx (như ông đôi khi bị) vì những thực hành độc đoán của các chế độ Cộng sản mà cho rằng tư duy của ông đã là nguồn cảm hứng của chúng, vì ông đã không nghĩ ra cũng đã chẳng khuyến nghị chúng. Nhưng chắc chắn ông sẽ có lý do để thấy rõ rằng sự không sẵn lòng của ông để nói về quyền lực được phân phối, hay được thực hiện như thế nào trong một xã hội hậu-tư bản chủ nghĩa, sẽ để lại những lỗ hổng mà có thể được lấp đầy bằng những phần thêm độc đoán nguy hiểm. Vai trò xây dựng của hoạt động chính trị đối lập đã có vẻ trốn khỏi sự chú ý của Marx một cách đáng kể.

Ngoài ra, Marx đã có thể không bị buộc tội về là thờ ơ với tự do, hay với quyền tự do lựa chọn. Thực ra ông đã rất quan tâm đến quyền tự do để chọn. Tuy nhiên, sự bỏ bê của ông về tổ chức chính trị và về những sự bảo vệ chống lại chủ nghĩa độc đoán rất có thể đã đóng góp cho một sự bóp méo các đòi hỏi về tự do qua vai trò không được đề cập của các nhóm áp lực và sự sử dụng không được kiểm soát của quyền lực chính trị. Sự thiếu tự do và quyền tự do mà là một vấn đề dai dẳng của các chế độ với các chứng chỉ Marxist có thể đã không được Marx bênh vực bằng bất cứ cách nào, nhưng tuy nhiên đã có một bầu không khí thuận lợi để nó phát triển như một kết quả của sự im lặng của ông để bình luận về quyền lực và các nhóm áp lực.

Và là đúng rằng trong sự bảo vệ nổi tiếng của Marx về quyền tự do lựa chọn cá nhân (trong cuốn sách, The German Ideology (Ý thức hệ Đức) (1846), được viết chung với Friedrich Engels), ông đã thâu tóm các ý tưởng quan trọng mà nhiều tác giả – quả thực, hầu hết các tác giả – thường có khuynh hướng bỏ sót. Ông đã minh họa một cách mạnh mẽ sự ca ngợi của ông cho việc đem lại ‘các điều kiện cho sự phát triển và hoạt động tự do của các cá nhân dưới sự kiểm soát của [chính] họ’, bằng việc lưu ý rằng nó ‘làm cho có thể đối với tôi để làm một thứ hôm nay và thứ khác ngày mai, để săn bắn trong buổi sáng, câu cá trong buổi chiều, chăn nuôi gia súc trong buổi tối, phê bình sau bữa tối, đúng như tôi nghĩ, mà chẳng bao giờ trở thành người đi săn, người đánh cá, người chăn cừu hay nhà phê bình’.3 Có một sự phô bày tuyệt diệu ở đây về bản chất và tầm quan trọng của quyền tự do cá nhân, cho dù sự tin cậy vào sự hiểu biết kinh nghiệm của Marx về thế giới nông thôn bị nghi ngờ bởi niềm tin hiển nhiên của ông rằng buổi tối là thời gian tốt để chăn nuôi gia súc. Ông đã ở trên mảnh đất quen thuộc hơn với quyền tự do để ‘phê bình sau bữa tối’ (mà hẳn ông đã thực hành khá thường xuyên). Có thể có ít nghi ngờ rằng Marx đã có một sự hiểu biết mạnh mẽ về tầm quan trọng của tự do lựa chọn – và sự cần thiết của nó cho sự phong phú của cuộc đời mà mọi người sống.

4

Marx đã có một phần khá lớn của những giờ buổi tối sau bữa ăn của tôi tại YMCA, mặc dù ông đã phải cạnh tranh với những người khác, kể cả Aristotle, Adam Smith, Mary Wollstonecraft và John Stuart Mill. Trong năm thứ hai của tôi, khi tôi ổn định vào một sự cân bằng trong triết học chính trị của tôi (với một số ý tưởng bị ảnh hưởng bởi Marx và những người khác rất xa ông), tôi đã quyết định rằng tôi phải rõ ràng hơn trong việc ghi chép về các ý tưởng tôi thích mà Marx đã có đóng góp lớn. Sự phân biệt làm sáng tỏ của ông giữa nguyên tắc ‘không-bóc lột’ (qua sự chi trả theo lao động [công việc], phù hợp với sự tính toán được củng cố bởi phiên bản của ông về lý thuyết lao động về giá trị) và ‘nguyên tắc nhu cầu’ (việc dàn xếp sự trả công theo nhu cầu của mọi người, hơn là công việc và năng suất của họ) đã là một bài học mạnh mẽ trong tư tưởng cấp tiến.

Trong cuốn sách cuôi cùng của ông, The Critique of the Gotha Programme (Phê phán Cương lĩnh Gotha), được xuất bản năm 1875, Marx đã đưa Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Đức đến nhiệm vụ để xem ‘các quyền ngang nhau của mọi thành viên của xã hội’ như quyền của những người lao động để nhận được ‘các sản phẩm không bị bớt của lao động’. Đại hội của Đảng Công nhân dự kiến diễn ra ở thành phố Gotha: ‘Cương lĩnh Gotha’ là tuyên ngôn được đề xuất của đảng để được trình bày ở đó. Trong khi các quyền ngang nhau là hoàn toàn phù hợp với sự tránh bóc lột, Marx đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng đấy không phải là cách duy nhất của việc xem xét các đòi hỏi và các quyền lợi (ông thậm chí đã mô tả loại quyền này như một ‘quyền tư sản’). Rồi ông xem xét một nguyên tắc đối định mà theo đó mỗi người nhận được cái người đó cần. Marx tiếp tục thảo luận các lý lẽ thay thế mà có thể được đưa ra để ủng hộ mỗi trong hai nguyên tắc cạnh tranh một cách tương ứng. Ông đã rất phê phán sự bất lực rõ ràng của Đảng Công nhân để thấy rằng hai nguyên tắc này là hoàn toàn khác biệt và trong sự cạnh tranh với nhau và đã giải thích rằng chúng dẫn tới hai cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau đến việc tổ chức xã hội; một phong trào công nhân phải sáng suốt chọn cái nào trong hai nguyên tắc được cho sự ưu tiên – và vì sao.

Marx cuối cùng đã thích nguyên tắc nhu cầu hơn – vì mọi người có những nhu cầu quan trọng mà có thể thay đổi, và sẽ là không công bằng để bỏ qua những sự khác biệt – nhưng ông cũng lưu ý rằng có thể là rất khó để kết hợp nguyên tắc này với một hệ thống khuyến khích thỏa đáng cho lao động. Nếu cái người ta kiếm được không liên kết với lao động của mình, một người có thể mất khuyến khích để làm việc siêng năng. Như thế, sau khi đưa ra một sự biện hộ mạnh mẽ ủng hộ nguyên tắc nhu cầu, Marx đã xem nó chỉ như một mục tiêu dài hạn – tại điểm xa nào đó trong tương lai khi mọi người ít bị thúc đẩy bởi các khuyến khích hơn họ bị hiện nay. Mặc dù Marx đã coi nguyên tắc nhu cầu là ưu việt hơn căn bản, ông đã chấp nhận rằng trong tương lai gần là không thể để có một hệ thống dựa vào nó. Cho nên ông đã sẵn sàng ủng hộ, tạm thời, đòi hỏi của Đảng Dân chủ Xã hội cho việc chi trả theo lao động (work), nhưng vẫn quan trọng để thừa nhận rằng sự phân phối dự vào lao động rốt cuộc là không thỏa đáng cho công lý xã hội.

Sự bênh vực của Marx cho nguyên tắc nhu cầu đã không bị quên trong đối thoại công cộng kể từ thời đó. Sức mạnh đạo đức của nó đảm bảo rằng nó được nêu bật trong tranh luận khắp thế giới nhiều lần. Một cố gắng táo bạo nhưng rốt cục tai họa để phá vỡ rào cản của tính khả thi đã đến với những cố gắng của Mao Trạch Đông để đạt được cái gọi là ‘Đại Nhảy Vọt’, khi một phiên bản của nguyên tắc nhu cầu được áp đặt mà không chờ đợi sự nổi lên của một văn hóa hợp tác và vị tha hơn. Khi việc này đã không có kết quả (Đại Nhảy Vọt đã là một thất bại, như Marx đã có thể tiên đoán), Mao đã tiếp tục với một mưu toan để ép buộc qua một đại ‘Cách mạng Văn hóa’ – tìm kiếm một sự thay đổi triệt để tức thì, lại không chờ, như Marx đã gợi ý, sự chuyển tiếp văn hóa dài hạn. Mưu toan của Mao để vượt-Marx cuối cùng đã kết thúc, mà không có thành công rõ rệt.

Tính khó dùng của nguyên tắc nhu cầu như một mục tiêu chính sách toàn diện có nghĩa là nó đã phải bị bỏ rơi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sự nhận ra tầm quan trọng của nhu cầu dưới một dạng ít toàn diện hơn – mà đạo đức học Marxian cho nó một vị trí nổi bật như vậy – đã nhận được, dù chỉ chậm chạp, một vị trí được chấp nhận giữa những tham vọng và khát vọng chính trị khắp thế giới hiện đại. Thí dụ, Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia (National Health Service-NHS), mà nước Anh đã đưa vào trong năm 1948 và đã hoạt động đầy đủ ở nước Anh không lâu trước khi tôi đến đó, đã là một cố gắng quả cảm và mở đường để thực hiện một thành phần cốt yếu của nguyên tắc nhu cầu, trong chừng mực liên quan đến sự chăm sóc sức khỏe nói riêng. Như người khởi xướng và người bảo vệ trung thành của NHS, Aneurin Bevan, mà đã học các tác phẩm của Marx như một sinh viên ở Trường (cao đẳng) Lao động Trung ương ở London, diễn đạt, ‘không xã hội nào có thể gọi mình một cách chính đáng là văn minh nếu một người bệnh bị từ chối sự giúp đỡ y tế bởi vì thiếu tiền bạc’.4 Hơn nữa, toàn bộ khái niệm về nhà nước phúc lợi Âu châu dựa vào sự trung thành – trong chừng mực điều đó khả thi – với nguyên tắc nhu cầu.

Nếu là đúng để cho rằng khẩu hiệu thường được lặp đi lặp lại và được quy cho Marx – ‘từ mỗi người theo năng lực của mình, tới mỗi người theo nhu cầu của mình [dạng phổ biến ở Việt Nam là “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”]’ – là bất hòa với cái Marx nghĩ sẽ thực sự là khả thi trong tương lai gần, thì cũng đúng rằng phiên bản nào đó của một đạo đức Marxian về nhu cầu và tự do đã là trong số các nguyên tắc tiến bộ và làm sáng tỏ trọng đại mà đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên châu Âu tiếp sau sự tàn phá của Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Theo hướng khác, những cố gắng gần đây – đặc biệt sau khủng hoảng tài chính 2007–2008 – để áp đặt ‘sự khắc khổ’ lên nhiều nước Âu châu, với những kết quả tai hại, đã liên kết mật thiết với sự bắt buộc được cảm nhận (thường được lý thuyết hóa một cách sai lầm, đặc biệt qua sự sao nhãng những sự thấu hiểu Keynesian) để bác bỏ nguyên tắc nhu cầu nhằm ủng hộ những đòi hỏi trước mắt của sự quản lý kinh tế, đặc biệt để giải quyết các mức nợ công cao. Cuộc ẩu đả giữa những đòi hỏi của nhu cầu và những đòi hỏi của các khuyến khích (các quyền lợi liên quan đến lao động) vẫn còn giá trị ngày nay như nó đã là khi Marx viết Phê phán Cương lĩnh Gotha có ảnh hưởng sâu rộng của ông.

Tôi phải nói thêm rằng trong ngữ cảnh của sự phân biệt giữa các nguyên tắc chi trả khác nhau, Marx bình luận về một vài sự thực tổng quát mà đối với chúng đa bản sắc (plural identity) của con người là quan trọng. Ông cho rằng chúng ta phải xem con người từ nhiều góc nhìn khác nhau. Sự phê phán của ông đối với Đảng Dân chủ Xã hội đã gồm cả việc diễn giải ‘những quyền ngang nhau của tất cả các thành viên của xã hội’ chỉ về mặt những gì một người tạo ra với tư cách một công nhân, có sự sao nhãng về các khía cạnh và các bản sắc khác của người đó. Việc là một công nhân không thể là bản sắc duy nhất của bất kể người nào. Như Marx diễn đạt, qua sự tập trung độc nhất của nó vào các quyền của công nhân và sự không-bóc lột, Cương lĩnh Gotha kết thúc nhìn con người ‘chỉ như những công nhân, và chẳng gì nhiều hơn được thấy trong họ, tất cả mọi thứ khác bị bỏ qua’. Trong lời kêu gọi nổi tiếng của ông trong Tuyên ngôn Cộng sản 1848 – ‘Những người lao động của thế giới liên hiệp lại!’ – không có sự xóa sổ nào của sự thực rằng mọi người lao động cũng là một con người với nhiều khía cạnh khác nhau.

Vì sự nổi bật của việc gán các bản sắc đơn nhất cho mọi người trong thế giới náo động ngày nay, với ‘tất cả mọi thứ khác bị bỏ qua’ (như Marx diễn đạt), chúng ta có thể tìm thấy một thông điệp quan trọng sống còn trong quyết tâm của ông để tránh việc nhìn các cá nhân như một-chiều. Cái đã chỉ là một nhận xét thoáng qua của Marx trong năm 1875, trong khung cảnh của một cuộc tranh luận đang diễn ra, rõ ràng đã có sự xác đáng lớn hơn nhiều cho các xung đột dự vào-bản sắc mà chi phối đến vậy những cuộc chiến trong thời của chính chúng ta.

5

Đã có những sự đổi hướng khác trong tư duy của Marx mà đã hấp dẫn tôi. Một ý tưởng mà tôi thấy cả lý thú và kích thích sự tò mò sâu sắc là khái niệm hết sức độc đáo của ông về ‘ảo tưởng khách quan (objective illusion)’, và, liên quan đến khái niệm đó, sự thảo luận của ông về ‘ý thức sai (false consciousness)’. Một ảo tưởng khách quan là một thực tế thấy rõ bề ngoài mà có thể có vẻ đúng một cách khách quan từ một vị trí thuận lợi, nhưng trong thực tế cần được bổ sung bởi những quan sát khác nhằm để tiến hành một sự xem xét phê phán và để quyết định sau sự xem xét kỹ lưỡng thích hợp liệu cái tỏ ra là đúng từ vị trí ban đầu thực ra có đúng thế hay không. Thí dụ, mặt trời và mặt trăng có thể có vẻ có gần cùng kích thước khi chúng ta quan sát chúng từ trái đất. Nhưng để kết luận từ những qua sát như vậy rằng mặt trời và mặt trăng thực ra có cùng kích thước về mặt khối lượng vật lý hay thể tích tất nhiên sẽ là một sai lầm hoàn toàn. Thế nhưng để phủ nhận rằng chúng có vẻ cùng kích thước như được quan sát từ trái đất sẽ cũng là một sai lầm. Những khảo sát của Marx về ảo tưởng khách quan (cái ông đã gọi là ‘hình thức bên ngoài của các thứ’) là một đóng góp tiên phong cho sự hiểu biết về những ngụ ý nhận thức luận của sự phụ thuộc vị trí của những quan sát và của những suy ngẫm dựa vào-quan sát.

Ý tưởng về ảo tưởng khách quan đã là quan trọng cho phân tích xã hội và kinh tế của Marx. Có những sự thật chúng ta có thể xác lập bằng việc kết hợp những quan sát với sự xem xét phê phán kỹ lưỡng mà có thể không được phản ánh trực tiếp trong một đánh giá dựa vào một vị trí cá biệt. Marx đã coi mối quan hệ hình như không thiên vị và công bằng giữa những người lao động và các nhà tư bản nhờ sự trao đổi tự do như là một thí dụ về ảo tưởng khách quan. Nhưng trong thực tế, ông lập luận, đã có sự bóc lột kinh tế bởi vì sự thiếu sức mạnh mặc cả của những người lao động. Những người lao động không nhận được giá trị mà họ tạo ra bởi vì cách các thị trường hoạt động, với những bất bình đẳng khổng lồ về sở hữu các tư liệu sản xuất. Ông đã biện luận cho những cách tốt hơn để nghĩ về những đòi hỏi của sự trao đổi công bằng.

Cái nổi lên từ kế toán dựa vào-công việc (work-based accounting) của Marx là xa với cái chúng ta thực sự quan sát trong một thị trường, mà cho ấn tượng về ‘các giá trị ngang nhau’ được trao đổi ngang nhau. Để xem xét một thí dụ được Maurice Dobb đề xuất, nếu hóa ra (có lẽ sau sự tranh chấp nào đó) rằng bạn tình cờ sở hữu một chiếc cổng mà cho phép – hay cấm – sự di chuyển từ một bên của nhà máy sang bên kia, bạn có thể có khả năng đòi một khoản tiền lớn cho việc sử dụng chiếc cổng ấy bởi vì ‘năng suất’ của việc mở nó. Là có thể để bắt ‘năng suất’ này phải chịu sự xem xét kỹ lưỡng bao quát – và có lẽ tàn phá. Chiếc cổng được đặt ở chỗ cốt yếu, mà chẳng tạo ra gì cả trừ khả năng tiềm tàng để làm gián đoạn sản xuất, thực sự không phải là một tài sản sinh lời, bất chấp ‘sản phẩm biên’ bề ngoài từ việc kiềm chế để dùng nó. Nó có thể tạo ra ảo tưởng về năng suất, nhưng ảo tưởng đó có thể được loại bỏ bằng các lý lẽ có lập luận.

Ý tưởng này về ảo tưởng khách quan, mà có nhiều áp dụng vượt xa việc riêng Marx sử dụng nó, đã có một tác động sâu lên tư duy trẻ tuổi của tôi, nhất là trong sự hiểu biết của tôi về những bất bình đẳng giai cấp và giới. Những bất bình đẳng này có thể không hiển nhiên ngay lập tức, vì thường có thể có vẻ rằng những người khác nhau – những người lao động và các nhà tư bản, hay đàn bà và đàn ông – được đối xử giống nhau khi thực ra có những sự phân biệt nghiêm trọng mà là tinh vi nhưng mạnh và bị bỏ qua (trong sự thiếu thảo luận chính trị nghiêm túc). Khi những ngày đại học của tôi tiến triển, tôi ngày càng quan tâm hơn đến chính trị nâng cao tính công bằng, và đã dùng một chút thời gian để xem xét những trường hợp ảo tưởng khách quan – đặc biệt sự thất bại dễ gây lầm lẫn của những người lao động trong một xã hội không bình đẳng để nhìn rõ bản chất của sự bóc lột của họ.

6

Có rất nhiều để nhận được từ công trình của Marx, và ông chắc chắn có thể được xem như một nguồn mạnh mẽ của kinh tế học thay thế. Tuy vậy, có một sự nguy hiểm trong việc xem xét Marx về mặt công thức hạn hẹp, thí dụ trong việc nhìn ông như một ‘nhà duy vật’ người được cho là đã diễn giải thế giới về mặt tầm quan trọng của các điều kiện vật chất, trong khi phủ nhận tầm quan trọng của các ý tưởng và các niềm tin. Sự hiểu duy vật này thường xuyên được chấp nhận, nhưng nó là một sự hiểu sai nghiêm trọng về Marx, người nhấn mạnh các mối quan hệ hai chiều giữa các ý tưởng và các điều kiện vật chất. Sẽ cũng là đáng buồn để bỏ sót vai trò sâu rộng của các ý tưởng trong sự hiểu biết xã hội mà trên đó Marx đã rọi nhiều ánh sáng đến vậy.

Hãy để tôi minh họa điểm này bằng một cuộc tranh luận về sự giải thích lịch sử mà trở nên nổi bật khoảng thời gian tôi chuyển đến Cambridge. Trong một trong những tiểu luận xuất sắc, nhưng ít được biết đến, của ông, ‘Where Are British Historians Going (Các Sử gia Anh Đi Đâu)?’, được công bố trong tạp chí Marxist Quarterly trong năm 1955, Eric Hobsbawm, thảo luận sự đánh giá cao của Marx như thế nào về mối quan hệ hai chiều giữa các ý tưởng và các điều kiện vật chất, đã đưa ra những bài học rất khác trong thế kỷ thứ hai mươi so với các bài học trong thế giới Marx thấy quanh bản thân ông trong thế kỷ thứ mười chín, khi sự tập trung trí tuệ thịnh hành – được chọn chẳng hạn bởi Hegel và các Hegelian – vào việc làm nổi bật ảnh hưởng một chiều của các ý tưởng lên các điều kiện vật chất. Trong sự đáp lại sự hiểu sai đó – và trong việc cưỡng lại sự lạm dụng đó – sự mô tả đặc trưng của Marx về mối quan hệ đã có khuynh hướng tập trung nhiều hơn nhiều vào chiều ảnh hưởng ngược lại – ảnh hưởng của các điều kiện vật chất lên các ý tưởng – trong những cuộc tranh luận theo lối kinh nghiệm mà trong đó ông đã thực sự tham gia. Tiêu điểm sửa chữa này của Marx, để sửa thành kiến thịnh hành trong thời của riêng ông (mà đã nhấn mạnh ảnh hưởng của các ý tưởng lên các điều kiện vật chất – bỏ qua ảnh hưởng ngược lại), là không phù hợp cho thời của riêng chúng ta, cũng chẳng công bằng cho sự quan tâm của Marx đến những ảnh hưởng theo cả hai chiều.

Tiêu điểm chi phối đã có khuynh hướng thay đổi trong thời của chính chúng ta. Xu hướng của các trường phái lịch sử xuất sắc nhất trong giữa-thế kỷ thứ hai mươi, Hobsbawm đã lưu ý (trích dẫn các công trình lịch sử hết sức có ảnh hưởng của Lewis Namier), đã ủng hộ một kiểu chủ nghĩa duy vật mà nhìn hoạt động con người như bị thúc đẩy hầu như hoàn toàn bởi một loại lợi ích vật chất đơn giản, đặc biệt bởi tư lợi được định nghĩa một cách hạn hẹp. Căn cứ vào tính phức tạp này của các loại định kiến hoàn toàn khác nhau, theo nhiều cách cái đối ngược của các truyền thống duy tâm chủ nghĩa của Hegel và các nhà tư tưởng có ảnh hưởng khác trong thời của chính Marx, Hobsbawm cho rằng một cách nhìn hai chiều cân đối bây giờ phải nhấn mạnh đặc biệt tầm quan trọng của các ý tưởng và ảnh hưởng của chúng lên các điều kiện vật chất, vì nó đã bị sao nhãng đến vậy. Sự phân tích Marxian trong thế kỷ thứ hai mươi như thế sẽ cần lấy một hướng khác với hướng Marx đã đưa ra trong thời của chính ông, mà không rời khỏi sự chẩn đoán của ông về một mối quan hệ hai chiều giữa các ý tưởng và các điều kiện vật chất.

Thí dụ, là cốt yếu để nhận ra rằng lời chỉ trích có ảnh hưởng mạnh mẽ của Edmund Burke (trong các cuộc điều trần phế truất nổi tiếng) về hành vi sai trái của Warren Hastings ở Ấn Độ đã liên quan trực tiếp đến các ý tưởng vững chắc của Burke về công lý và sự công bằng, còn các sử gia duy vật chủ nghĩa chú tâm vào tư lợi, như Namier, đã thấy không nhiều trong sự bất bình của Burke với các chính sách của Hastings hơn ảnh hưởng của những mối quan tâm tài chính của ông trong sự quản lý của công ty Đông Ấn. Sự nhấn mạnh quá đến chủ nghĩa duy vật – và chủ nghĩa duy vật thuộc một loại đặc biệt hạn hẹp – cần sự sửa lại nghiêm túc từ quan điểm Marxian rộng hơn. Như Hobsbawm lập luận:

Trong những ngày trước-Namier các nhà Marxist đã coi như một trong những nghĩa vụ lịch sử chính của họ để thu hút sự chý ý đến cơ sở vật chất của chính trị … Nhưng vì các sử gia tư sản đã chấp nhận cái là một hình thức cá biệt của chủ nghĩa duy vật thô tục, các nhà Marxist đã phải nhắc nhở họ rằng lịch sử là cuộc đấu tranh của con người vì các ý tưởng, cũng như một sự phản ánh về môi trường vật chất của họ.5 Mr Trevor-Roper [một sử gia bảo thủ nổi tiếng] không chỉ sai lầm trong việc tin rằng Cách mạng Anh đã là sự phản ánh về sự giàu có giảm sút của các quý ông thôn quê, mà cũng về niềm tin của ông rằng chủ nghĩa Thanh giáo (Puritanism) đã đơn giản là một sự phản ánh về sự phá sản sắp tới của họ.

Trong khi học ở Calcutta tôi đã quan tâm nghiêm túc đến các ý tưởng được Burke trình bày tại các cuộc điều trần phế truất Warren Hastings, và tôi lo rằng đạo đức học của Burke đã có vẻ đóng một vai trò nhỏ đến vậy trong cái được xem như những cách giải thích lịch sử ‘thông minh’ – của Namier và những người khác – về vụ xử phế truất đó. Tôi đã nghĩ rằng Burke lúng túng để tấn công Hastings trong khi ca ngợi Robert Clive (người mà, theo phán xét của tôi, đã là một người kinh tởm hơn nhiều và đế quốc chủ nghĩa hơn Hastings nhiều). Nhưng tôi đã cảm động bởi sự thông cảm rộng lượng của Burke cho các thần dân Ấn độ trong những ngày đầu của sự cai trị Anh, thấy là khó để xem sự phê phán chống-đế quốc hùng hồn của ông như một sự phản ánh về sự tư lợi tài chính của ông. Khi tôi đọc Hobsbawm về Namier và Burke ở Cambridge, tôi có cảm giác cuối cùng đã hiểu cái mà trước đó đã không hiểu.

7

Trong khi học kinh tế học dòng chính – cả ở Calcutta và muộn hơn ở Cambridge – chúng tôi đã được cổ vũ mạnh mẽ để giả thiết rằng mọi người đặt tư-lợi lên trên hết, mà không có bất cứ giá trị khác nào ảnh hưởng đến những mối quan tâm và các quyết định của chúng ta. Việc này đối với tôi có vẻ là cả thô thiển lẫn sai lầm. Có phải cái gì đó mà Marx cũng giả thiết, bằng cách ấy hấp thu một phiên bản bị méo mó của lý thuyết kinh tế dòng chính hơn là nghi ngờ một giả thiết hết sức hạn chế về hành vi con người?

Bài học chung mà từ từ bén rễ trong đầu óc tôi là tầm quan trọng của sự chú ý thích đáng đến phương pháp sư phạm rộng lớn của Marx về hành vi con người. Cái phải được tránh là việc thu hẹp các ý tưởng của ông qua các công thức đơn giản – đặc biệt liên quan đến ưu tiên của chủ nghĩa duy vật (và đặc biệt trong hình thức của một giả thiết phổ quát về tư-lợi). Một sự thu hẹp như vậy phải đã là khó để duy trì vì Marx đã nói rộng rãi về nhiều kiểu động cơ thúc đẩy (thí dụ trong Ý thức hệ Đức) và đã viết rất cảm động về sự nổi lên của các giá trị hợp tác theo thời gian (thí dụ trong Phê phán Cương lĩnh Gotha). Bình luận của Hobsbawm về Marx cũng đã làm rõ vấn đề này.

Bài báo của Hobsbawm ra mắt đúng khoảng thời gian tôi tốt nghiệp đại học ở Cambridge. Tôi đã biết về vài công trình sớm của ông trước khi tôi đi Cambridge, và khi tôi đến đó tôi đã muốn gặp ông. May thay việc này đã tỏ ra không khó đến vậy, vì với tư cách một Thành viên (Fellow) trẻ của King’s College, Eric đã dễ tiếp cận, và tôi đã nhờ bạn tôi Prahlad Basu, người đã ở King’s, để mời chúng tôi uống trà (cùng với Morgan Forster, mà được thêm tuyệt vời vào dịp này). Tôi nhớ sự hồi hộp của những cuộc gặp gỡ ban đầu đó ở Cambridge, vào lúc tôi đã rất bị ấn tượng bởi tầm với trí tuệ của chủ nghĩa Marx, nhưng mà không bị cám dỗ để trở thành một nhà Marxist. Đối với tôi đã có quá nhiều nguồn ý tưởng, không hoàn toàn trong sự hài hòa với các giáo lý của chủ nghĩa Marx. Tuy vậy, nói chung tôi cũng đã bị làm phiền bởi cái đã có vẻ đối với tôi là sự suy đồi của một truyền thống Marxist vĩ đại – và một thời rất sáng tạo – mà, vào những năm 1950, đã quá bận tâm vào việc tạo những phân tích mang tính công thức và tuân thủ về văn học, kinh tế học và lịch sử. Eric, một nhà Marxist khá mạnh như ông đã là, đứng ngoài tình trạng bỏ rơi trí tuệ này – hệt như Maurice Dobb và Piero Sraffa đã đứng ngoài, trong số các nhân vật truyền cảm hứng khác ở Cambridge. Muộn hơn, Eric đã trở thành một bạn thân. Tôi đã vui sướng để học từ sự phong phú của truyền thống Marxian được phản ánh trong tư tưởng và công trình của ông, trong khi bác bỏ sự học mang tính công thức được bênh vực bởi những người thực hành máy móc hơn của nó.

8

Gần đây, Gareth Stedman Jones, một sử gia phong nhã, đã viết một sự xem xét lại Marx tuyệt hay, Karl Marx: Greatness and Illusion (Karl Marx: Sự Vĩ đại và Ảo tưởng). Ông nêu bật vài trong các lý do cho sự làm méo mó sự hiểu Marx, từ cuối thế kỷ thứ mười chín qua thế kỷ thứ hai mươi, mà đã dẫn đến một cách nhìn về Marx như một nhà lãnh đạo tư tưởng không thể sai được và một guru (bậc thầy) chính trị không bị nghi ngờ. Stedman Jones diễn đạt thế này:

Nhân vật mà đã nổi lên là một ông lão đáng kính có râu rậm trông gớm guốc và người làm luật, một nhà tư tưởng có sự nhất quán nhẫn tâm với một tầm nhìn cao về tương lai.6 Đấy là Marx như thế kỷ thứ hai mươi đã – hoàn toàn sai – để nhìn ông.

Mục tiêu của cuốn sách của Stedman Jones, ngược lại, là ‘đặt Marx vào môi trường thế kỷ thứ mười chín xung quanh ông, trước khi tất cả những sự thêu dệt sau khi chết này về tính cách và các thành tựu của ông được dựng lại’.

Để hiểu và diễn giải các tác phẩm của Marx quả thực chúng ta phải nhìn ông trong môi trường xung quanh ông, như Stedman Jones làm một cách rất sáng tỏ. Ông thảo luận tất cả những sự tình cờ đã bao quanh (hạn chế) sự lựa chọn của Marx về những suy nghĩ cân nhắc, những cuộc thảo luận và những sự can dự chính trị – và (tôi có thể thêm) sự tức giận và sự hân hoan. Thêm vào đó, tuy vậy, chúng ta cũng phải thêm một điểm được Hobsbawm-truyền cảm hứng, mà cho một sự nhấn mạnh và động cơ thay thế trong việc hiểu Marx, chạy song song vào góc nhìn của Stedman Jones. Chúng ta cũng phải nhận ra rằng các ý tưởng đó của Marx mà là xác đáng vào những thời gian khác – cụ thể là trong thế giới thế kỷ thứ hai mươi và thế kỷ thứ hai mươi mốt – không thể được hiểu đầy đủ về mặt việc Marx áp dụng riêng các luận đề chung của ông trong thế kỷ thứ mười chín của ông. Nếu chúng ta cần sự ngữ cảnh hóa (contextualization) cho một số mục đích, chúng ta cũng cần giải ngữ cảnh (decontextualization), hay một sự thay đổi ngữ cảnh, khi những hoàn cảnh thay đổi. Để hiểu tầm với và sức mạnh của những phân tích Marxian trong những ngữ cảnh hoàn toàn khác với ngữ cảnh riêng của Marx, chúng ta cần áp dụng một tính linh hoạt phù hợp.

Sức mạnh to lớn của các ý tưởng trong các điều kiện vật chất thay đổi là một chủ đề mà là hoàn toàn Marxian, như Hobsbawm chứng minh, nhưng không phải là một chủ đề mà bản thân Marx đã cho sự chú ý ông có thể đã cho, giả như ông đã tách bản thân ông khỏi việc tiến hành các trận chiến chống lại các ý tưởng trái ngược trong thời của riêng ông. Quả thực, tôi cho rằng vài trong số những sự sử dụng thành công nhất của các ý tưởng của Marx trong thế giới của chúng ta ngày nay – tầm với của sự mô tả mạch lạc chặt chẽ, sự xác đáng của ảo tưởng khách quan, tính đa nguyên của các mục đích phân phối, vai trò kép của các ý tưởng và của các điều kiện vật chất – phải dựa vào những suy ngẫm chung của ông, đôi khi ngay cả những quan sát thoáng qua, mà ông đã thổ lộ và đã minh họa rất ngắn gọn, thường không có sự theo đuổi chúng thêm nữa.

Để nhận được nhiều nhất từ Marx, tôi ngày càng được thuyết phục, chúng ta phải vượt xa các ưu tiên được phản ánh trong các tác phẩm của riêng ông. Nhiều trong những tranh luận của chúng tôi ở quán cà phê College Street đã thử để xem xét triết học rộng hơn này. Chúng tôi đã không luôn luôn thành công trong những sự diễn giải lại của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã có thử để xem chúng tôi có thể đi xa đến đâu – trong thế giới bị Marx-ám ảnh mà đến với cà phê hàng ngày của chúng tôi.

Comments are closed.