Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 16)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG MƯỜI SÁU

VÀO NGÀY 26 THÁNG MƯỜI NĂM 2012, TỜ New York Times đăng một bài trang bìa nêu chi tiết khối tài sản khổng lồ thuộc về gia đình Ôn Gia Bảo. Dựa vào các hồ sơ công ty, bài báo phơi bày đã ước lượng rằng gia đình Ôn có tài sản có giá trị gần 3 tỉ $. Vào đầu của đoạn thứ hai mươi là tên của Vĩ Hồng. Nói về một tai họa cho bộ xương của mối quan hệ của chúng tôi.

Ba ngày trước khi câu chuyện được đăng, phóng viên Times, David Barboza, tiếp cận với Vĩ Hồng, thông báo cho cô rằng cô sẽ là một tiêu điểm của bài báo và yêu cầu bình luận. Vĩ Hồng hội ý bí mật với Cô Trương để nghĩ ra một câu trả lời. Barboza bảo Vĩ Hồng rằng ông sẽ tường thuật rằng Đại Dương là phương tiện được dùng để mua cổ phần Bình An và rằng, muộn hơn, cổ phần có giá trị hơn 100 triệu dollar trong Bình An được chuyển cho một tài khoản thuộc về mẹ của Ôn Gia Bảo, người là một giáo viên đã về hưu với không nguồn thu nhập nào ngoài một khoản lương hưu chính phủ.

Vĩ Hồng và Cô Trương ban đầu quyết định không bình luận về câu chuyện. Rồi Vĩ Hồng liên hệ với người vợ Đài Loan của Barboza qua các mối quan hệ của cô trong thế giới nghệ thuật. Trong nhiều giờ, Vĩ Hồng nài xin cô thuyết phục Barboza để xếp câu chuyện vào ngăn kéo. “Chúng ta đều là những người Trung Quốc,” tôi nghe lỏm Vĩ Hồng nói với cô ta. “Chúng ta nên giải quyết việc này một cách thân thiện. Tôi có con; cô có con; cô biết việc này sẽ làm tổn hại bao nhiêu cho gia đình tôi. Cô sẽ không muốn điều này cho bất kể gia đình nào.” Đây là một thí dụ nữa về lỗ hổng giữa văn hóa của Vĩ Hồng và văn hóa của thế giới Tây phương. Nhưng cô đã tuyệt vọng. Nó là một phát đạn trong đêm tối. Không cần phải nói, nhà Barboza đã không quan tâm.

Cô Trương thay đổi ý của bà và ra lệnh cho Vĩ Hồng chịu trách nhiệm về thương vụ Bình An. Bà đã chỉ thị cho Vĩ Hồng nói chuyện với Barboza và bảo ông ta rằng tất cả cổ phiếu mang tên mẹ và họ hàng khác của thủ tướng thực sự thuộc về Vĩ Hồng và rằng cô đã đặt cổ phần vào tên của họ để che giấu độ lớn của cơ nghiệp của Vĩ Hồng. “Khi tôi đầu tư vào Bình An tôi không muốn bị viết về,” Vĩ Hồng nói với Times, “cho nên tôi đã nhờ họ hàng tôi tìm những người khác để giữ các cổ phần này cho tôi.” Tuyên bố của Vĩ Hồng đã gượng gạo, để nói bớt đi. Rõ ràng, không thể tin nổi. Nhưng sự trung thành của Vĩ Hồng với Cô Trương đã buộc cô tuân theo các mệnh lệnh. Tất nhiên, ban đầu, tất cả cổ phần đã trong tên của Đại Dương để bảo vệ nhà Ôn, không phải Vĩ Hồng. Chỉ sau khi Vĩ Hồng và tôi bán cổ phần của chúng tôi trong năm 2007 thì Cô Trương mới đưa ra quyết định sai lầm để chuyển quyền sở hữu cổ phần cho mẹ chồng và những người khác trong gia tộc. Nước đi đó đã tạo ra một dấu vết trên giấy tờ. Giả như cổ phần vẫn ở trong tên của Đại Dương, Barboza sẽ chẳng có nhiều để treo câu chuyện của ông vào.

Trong tâm trí tôi, tôi luôn luôn biết rằng tại điểm nào đó Cô Trương sẽ hy sinh Vĩ Hồng. Tôi hình dung, tuy vậy, rằng vào lúc điểm then chốt đó xảy ra, Vĩ Hồng sẽ bảo vệ mình tốt hơn. Nhưng tôi đã sai. Vĩ Hồng đã đầu tư bản thân cô quá nhiều vào mối quan hệ của cô với Cô Trương. Cô cũng đi theo cái những người Trung Quốc chúng tôi gọi là yiqi (nghĩa khí), đạo lý của tình anh em, cùng đạo lý tôi đã trung thành với các bạn thân của tôi ở Thượng Hải. Cô sẵn lòng để trở thành cô gái ngã xuống để chứng minh rằng Cô Trương đã đúng để tin cậy cô suốt những năm này.

Hầu hết mọi người sẽ chạy trốn, hình dung bây giờ không phải là lúc để là một anh hùng. Nhưng Vĩ Hồng đã không. Tôi xem hành động của cô như một lựa chọn cá nhân sâu sắc, sự tuyệt vọng và sự dũng cảm ngang phần nhau. Đạo Kitô của Vĩ Hồng có thể đã đóng một vai trò. Nhưng hơn thế là sự cam kết của cô cho các mối quan hệ mà cô đã xây dựng. Tôi thúc cô không nói chuyện với Barboza. Nhưng cô quyết định để nói chuyện vì các mối quan hệ của cô là tất cả cái cô có. Cuối cùng, mấu chốt nằm ở việc cô xem bản thân cô như một người.

Đối với gia đình Ôn và, rộng hơn, với hàng ngũ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, câu chuyện đã như một trận động đất. Bài báo đã đánh dấu lần thứ hai trong năm đó một cơ quan báo chí Tây phương đã nêu chi tiết của cải của một gia đình Cộng sản hàng đầu. Mấy tháng trước, trong tháng Sáu 2012, hãng tin Bloomberg đã đăng một câu chuyện tương tự về sản nghiệp của các họ hàng của Phó-Chủ tịch – và chẳng bao lâu trưởng Đảng – Tập Cận Bình. Thật lý thú, chẳng ai đã nhận trách nhiệm cho bài báo đó, như Vĩ Hồng nhận vì Cô Trương.

Đảng đã phản ứng với câu chuyện về Ôn bằng việc chặn website của New York Times. Một người phát ngôn Bộ Ngoại Giao lên án Times về việc cố ý bôi nhọ Trung Quốc và chứa chấp “các động cơ che giấu.” Về mặt nội bộ, Đảng đã thống nhất để bảo vệ lợi ích chung. Đúng với gốc rễ hoang tưởng của nó, ban lãnh đạo Đảng coi hai câu chuyện như một phần của cuộc tấn công có phối hợp của chính phủ Hoa Kỳ chống lại ban lãnh đạo chính trị Trung Quốc. Nếu câu chuyện về gia đình Tập không được đăng, Đảng có thể phản ứng khác đi và Ôn đã có thể là mục tiêu. Nhưng câu chuyện về Tập đã thuyết phục mọi người rằng bằng cách nào đó Hoa Kỳ bị đổ lỗi cho các bài báo đó và câu trả lời hay nhất là phản ứng động vật: siết chặt đội ngũ.

Trong riêng tư, Ôn Gia Bảo đã tức điên lên với những tiết lộ về các hoạt động kinh doanh của các thành viên gia đình ông, nhất là Cô Trương và con trai ông, Winston. (Con gái Ôn, Lily, đã không được nêu tên trong câu chuyện gốc, nhưng sẽ được nêu trong các bài báo muộn hơn trong Times.) Vĩ Hồng và tôi tin rằng Cô Trương và các con bà đã giữ cho Ôn không biết về nhiều thứ. Chúng tôi cũng hiểu rằng Ôn sớm hơn đã phát hiện vài trong số hoạt động kinh doanh của gia đình ông và đã lên tiếng phản đối.

Lần này, chúng tôi được bảo, Ôn đòi ly hôn. Trong một cơn thịnh nộ, ông tuyên bố cho các họ hàng của ông rằng ông sẽ chuẩn bị cạo đầu và vào một tu viện Phật giáo sau khi ông nghỉ hưu. Vào điểm đó, các nhà chức trách Đảng đã can thiệp – để ngăn cả sự ly dị và cơn bốc đồng của Ôn để, như các Phật tử nói, “nhìn qua bụi hồng” của lòng tham muốn con người và trở thành một thầy tu. Nước đi sau cùng đó sẽ trông đặc biệt xấu cho một Đảng mà về mặt chính thức, chí ít, là vô thần.

Các tác động phụ có hại từ câu chuyện đã giống một sóng thần, mà bắt đầu với một thủy triều thấp. Mối quan hệ của chúng tôi với gia đình Ôn đã thay đổi. Cô Trương báo cho chúng tôi rằng gia đình không còn quan tâm đến 30 phần trăm dự án của chúng tôi nữa. Chúng tôi mới động thổ khách sạn Bulgari gần đây và đột nhiên Cô Trương bảo chúng tôi bà rút ra. Chúng tôi đã không biết phản ứng với nó ra sao; chúng tôi nghĩ bà đã thay đổi ý kiến. Chúng tôi đã chẳng bao giờ ký bất cứ hợp đồng nào với Cô Trương. Giống rất nhiều ở Trung Quốc, mọi thứ đều ngầm định.

Tiếp theo bài vạch trần của Times, Vĩ Hồng đóng lại hoạt động kết nối của cô. Cô đã không liên hệ với bất kỳ ai và không ai liên hệ với cô. Cô không muốn đưa mọi người vào chỗ khó khăn. Trong khi đó, tôi thử đánh giá tôi đối mặt với bao nhiêu rủi ro. Tôi có cảm giác rằng có những hậu quả, nhưng tôi không biết chúng sẽ là gì hay khi nào chúng giáng xuống. Chúng tôi đã đợi một tháng và tiếp tục làm việc về khách sạn. Không ai từ các cơ quan an ninh hay Ủy Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương đáng sợ của Đảng đã đến nhà chúng tôi.

Cô Trương bảo chúng tôi rằng bà đã lệnh cho con trai và con gái bà không gây chú ý. Winston Ôn đã đi làm việc cho một doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Lily Chang đã đóng cửa khinh doanh tư vấn của cô và gia nhập Quản lý Nhà nước về Hối đoái. Cô Trương cũng đã bỏ một kế hoạch để sử dụng một vạt đất lớn ở phía bắc Bắc Kinh để xây dựng một trung tâm dạy nghề nữ trang. Bà chuyển nó cho con trai bà, Winston, người bắt đầu làm việc xây dựng Học viện Keystone, một trường với ý muốn trở thành trường nội trú tốt nhất của Trung Quốc Cộng sản.

Cô Trương bảo Vĩ Hồng bà tin ai đó đã thử phá hủy gia đình bà. Bà đã tìm một nguồn của câu chuyện. Viện dẫn các đầu mối liên lạc bên trong chính phủ Trung Quốc, Cô Trương nói rằng bà tin uy tín của chồng bà đã bị thiệt hại do vô ý trong một cuộc đấu tranh quyền lực sống-chết bên trong Đảng.

Cuộc đấu tranh đã thả Tập Cận Bình chống lại một quan chức có tên là Bạc Hy Lai. Cả hai là những con trai của “những người bất tử” Cộng sản, những người kỳ cựu của cách mạng của Mao. Và cả hai đã có được sự nghiệp của họ nhờ một quyết định của Đảng đưa ra trong năm 1981 và được thúc đẩy bởi một người Cộng sản cấp cao có tên là Trần Vân (Chen Yun) để thành lập một văn phòng đặc biệt trong ban tổ chức của Đảng gọi là Phân ban Cán bộ Trẻ. Mục đích của phân ban đó là đảm bảo rằng các con trai và con gái của các Đảng viên cấp cao được trao những vị trí tốt trong chính phủ và Đảng. “Nếu các con chúng ta kế nghiệp chúng ta,” Trần Vân tuyên bố, “chúng sẽ không đào mả chúng ta lên.” Cuộc đàn áp thẳng tay Quảng trường Thiên An Môn 1989 cho công việc này sự cấp bách thêm. Bài học then chốt mà quý tộc đỏ rút ra từ cuộc náo động đó là, như ngạn ngữ nói, “bạn trông mong tốt nhất vào con cái riêng của bạn.” Mỗi gia đình lãnh đạo chọn một người thừa kế để chuẩn bị cho ban lãnh đạo chính trị tương lai. Được cha của họ chỉ định, Tập và Bạc vươn lên qua hàng ngũ Đảng.

Cha của Tập, Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), là một anh hùng của cuộc nội chiến của Đảng chống lại các lực lượng dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch trong những năm 1930 và 1940. Trong cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, ông đã đóng một vai trò then chốt trong việc lập các chính sách kinh tế biến Trung Quốc thành nhà máy của thế giới.

Bạc Hy Lai là con trai của Bạc Nhất Ba (Bo Yibo), một trong những phó khác của Chủ tịch Mao. Bạc Nhất Ba cũng đã đánh các lực lượng Dân tộc chủ nghĩa. Bạc Nhất Ba bảo thủ hơn Tập Trọng Huân khi xét về những cải cách kinh tế, nhưng trong những năm 1980 ông đã giám sát việc tạo ra hai thị trường chứng khoán của Trung Quốc, ở Thượng Hải và Thâm Quyến.

Vào đầu những năm 1990, Bạc Hy Lai trở nên nổi bật như thị trưởng táo bạo của thành phố Đại Liên bên bờ biển. Sau đó ông phục vụ như tỉnh trưởng của Tỉnh Liêu Ninh (Liaoning), bộ trưởng thương mại, và rồi trong năm 2007 ông được chỉ định làm bí thư Đảng ở Trùng Khánh (Chongqing), một thành phố khổng lồ ở tây nam Trung Quốc một thời được biết đối với những người Tây phương như Chunking. Với một bờm tóc đen vuốt ngược và một nụ cười hớn hở, triệu-dollar, Bạc là một người nổi tiếng được sự chú ý của truyền thông, luôn luôn sẵn sàng với một trích dẫn súc tích. Nếu giả như Bạc là một người Mỹ, ông là gã đánh cuộc dây thành công của các lô xe cũ trưng để bán vào một ghế trong Quốc hội.

Tập Cận Bình ít khoa trương hơn và cẩn trọng hơn nhiều. Khi ông là một quan chức ở Tỉnh Phúc Kiến trong những năm 1990, các cộng sự của ông không có ý tưởng nào ông đang tán tỉnh và cuối cùng kết hôn với ca sĩ nổi tiếng của quân đội Trung Quốc Bành Lệ Viện (Peng Liyuan). Tập đã chia tay với vợ đầu tiên của ông, con gái của một nhà ngoại giao Trung Quốc, vì mong muốn của bà để ở lại nước Anh, nơi bà đi nghiên cứu.

Sơ yếu lý lịch của Tập, mà gồm các vị trí chính quyền và Đảng chóp bu ở các tỉnh Thượng Hải và Chiết Giang, đã không kém ấn tượng hơn của Bạc. Tuy nhiên, đối với truyền thông, Tập là một người tương đối ít được biết đến khi ông bật lên tại hiện trường trong tháng Mười Một 2002 như một thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng. Bạc cũng có được một chỗ thèm muốn trong Ủy ban Trung ương năm đó tiếp sau sự vận động mạnh mẽ của cha ông. Năm năm sau, tuy vậy, Tập đã vượt lên trong cuộc đua để là nhà cai trị tiếp của Trung Quốc. Mặc dù Bạc Hy Lai có được một ghế trong Bộ Chính trị trong năm 2007, chỉ Tập được nhấc lên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan chính trị chóp bu của Trung Quốc.

Vĩ Hồng và tôi đã nghe rất ngiều câu chuyện về sự tuyệt vọng của Bạc để quay lại cuộc đua và các hoạt động thu hút sự chú ý ông tổ chức để làm vậy. Như Đảng trưởng ở Trùng Khánh, Bạc nâng cao hình ảnh của mình bằng việc khởi động các cuộc vận động chính trị gợi lại những cuộc huy động quần chúng xảy ra dưới Chủ tịch Mao trong Cách mạng Văn hóa. Khai thác nỗi luyến tiếc những ngày cách mạng ban đầu của Trung Quốc, ông đã tổ chức những cuộc mít ting khổng lồ nơi hàng ngàn dân cư thành phố tụ tập để tham gia vào cùng hát thể hiện các giai điệu Cộng sản cũ.

Nhưng tham vọng của Bạc đã đưa ông xuống. Sự sa ngã của ông bắt đầu vào 15 tháng Mười Một 2011, khi xác của một doanh nhân Anh Neil Heywood được tìm thấy trong phòng số 1605 của Khách sạn Lucky Holiday, một nhà khách cũ rích ở Trùng Khánh. Báo cáo ban đầu về Heywood đã đổ lỗi cho “cái chết đột ngột sau khi uống rượu” và xác ông đã bị thiêu mà không có khám nghiệm tử thi.

Heywood là một đối tác kinh doanh lâu đời của vợ thứ hai quyến rũ của Bạc, Cốc Khai Lai (Gu Kailai). Khi trưởng cảnh sát Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun) ngó vào vụ này, ông phát hiện ra rằng vợ của Bạc đã đầu độc Heywood vì một tranh chấp kinh doanh.

Vương đi đến văn phòng của Bạc Hy Lai và nói cho ông. Bạc coi việc đó như một sự đe dọa ngầm. Trong đầu óc ông, với tư cách một cảnh sát trưởng trung thành, Vương đã chỉ phải hủy bỏ vụ này và để cho nó chìm đi. Bạc đã nhảy từ phía sau bàn của ông và tát Vương với sức mạnh đủ để làm thủng màng nhĩ tai của Vương. Sau đó Bạc sa thái Vương và đặt ông dưới cuộc điều tra vì tham nhũng.

Sợ rằng ông sẽ là nạn nhân của vụ giết người tiếp, Vương đã trốn khỏi Trùng Khánh và vào ngày 6 tháng Hai 2012, gõ cửa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành Đô gần đó, nơi ông kể câu chuyện của mình cho các nhà ngoại giao Mỹ và yêu cầu sự tị nạn chính trị. Khi Vương nêu ra lý do của ông bên trong phái bộ Hoa Kỳ, các quan chức cảnh sát đại diện cho các phái chính trị cạnh tranh khác nhau đã rung chuông lãnh sự trong một sự bế tắc căng thẳng. Một ngày sau, các quan chức Hoa Kỳ giao Vương cho một thứ trưởng từ Bộ An ninh Quốc gia, người đưa trùm cảnh sát Trùng Khánh về Bắc Kinh. Tất cả việc này diễn ra vào một thời gian mang điều xấu – khi Đảng sẵn sàng cho cuộc họp hàng năm của Hội nghị Nhân dân Toàn Quốc (Quốc hội) tháng tiếp sau.

Cô Trương tiết lộ cho chúng tôi rằng tiếp sau việc Vương Lập Quân đến Bắc Kinh, Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín thành viên đã họp và thảo luận vụ bê bối. Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), ủy viên Ban Thường vụ phụ trách các cơ quan an ninh Trung Quốc và một đồng minh của Bạc Hy Lai, đã phát biểu đầu tiên, cho rằng cuộc điều tra phải ngừng ở cảnh sát trưởng Vương. Sự yên lặng trùm lên cuộc họp, Cô Trương nói. Tuyên bố của Chu có nghĩa rằng sẽ không có cuộc điều tra nào về Bạc Hy Lai. Các thành viên của Ban Thường vụ suy nghĩ về quan điểm của Chu. Khi không ai lên tiếng, Tập Cận Bình, người tương đối thấp về thâm niên, phá vỡ nghi thức để nói. Ông khẳng định thay vào đó rằng Đảng điều tra không chỉ Vương mà cả bất cứ ai khác có thể liên quan. Ông không cần nhắc đến Bạc Hy Lai hay vợ của Bạc, bởi vì sự ám chỉ là hiển nhiên đối với bất kể ai tại cuộc họp. Tập biết nếu ông không lên tiếng khi đó, ông mất một cơ hội vàng để thoát khỏi đối thủ chính của ông.

Với tư cách người số hai trong Ban Thường vụ, Ôn Gia Bảo đã có một tiếng nói then chốt. Ông đồng ý với Tập Cận Bình. Tiếp theo, Đảng trưởng Hồ Cẩm Đào, luôn thận trọng, cũng hậu thuẫn một cuộc điều tra đầy đủ. Và đó là cách thủy triều thay đổi. Khi Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị cuối cùng bỏ phiếu về xử lý tình hình thế nào trong cuộc họp tiếp sau vào ngày 7 tháng Ba, chỉ Chu đã phản đối kế hoạch đuổi Bạc Hy Lai ra khỏi Đảng, giao vụ của ông cho các công tố viên Trung Quốc, và điều tra vợ của Bạc vì việc giết Neil Heywood.

Quyết định để thanh trừng Bạc mở đường cho một cuộc họp báo đầy kịch tính vào ngày kết thúc Hội nghị Nhân dân Toàn quốc 14 tháng Ba. Đấy là cuộc họp báo cuối cùng của Ôn Gia Bảo sau một thập kỷ như thủ tướng. Trả lời một câu hỏi từ New York Times, Ôn đã khiển trách Bạc Hy Lai và kêu gọi thành Ủy Trùng Khánh “suy ngẫm nghiêm túc và học từ vụ Vương Lập Quân.” Đó là một quả bom nổ. Không chỉ Ôn đã hậu thuẫn Tập trong cuộc đấu tranh của ông với Bạc đằng sau những cánh cửa đóng, mà bây giờ ông làm nhục Bạc công khai. Một ngày sau, Bạc bị phế truất khỏi chức vụ của ông như Đảng trưởng Trùng Khánh. Vào ngày 10 tháng Tư, ông bị đuổi khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng và khỏi Bộ Chính trị. Trong tháng Chín, một tòa án Trung Quốc kết tội ông tù chung thân. Và vào ngày 15 tháng Mười Một năm đó, Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cô Trương tin rằng sự ủng hộ của chồng bà cho cuộc điều tra và sự tham gia của ông vào sự làm nhục Bạc Hy Lai công khai đã đặt ông vào một tiến trình xung đột với các đồng minh của Bạc, vài trong số đó trong các cơ quan an ninh của Trung Quốc. Thông tin khác đến với chúng tôi củng cố quan điểm của Cô Trương. Trong tháng Hai 2012, Vĩ Hồng và tôi nghe trò chuyện rằng Bạc đã thuê các nhà báo và các học giả Trung Quốc để soi mói Cô Trương và các con bà. Barboza, khi được hỏi làm thế nào ông ta đi đến viết câu chuyện của ông, đã luôn luôn phủ nhận việc nhận thông tin từ những người bên trong Đảng mong sự giúp đỡ Bạc có được thậm chí với Ôn Gia Bảo. Nhưng Cô Trương nói cô biết được rằng các sĩ quan an ninh trung thành với Bạc Hy Lai đã trao hàng đống tài liệu cho Barboza ở Hồng Kông.

Trong năm 2013, khoảng một năm sau khi Tập Cận Bình khởi động chiến dịch chống tham nhũng và một năm sau câu chuyện của Times về của cải của gia đình Ôn, Cô Trương bảo chúng tôi rằng cô và các con cô đã “hiến tặng” tất cả tài sản của họ cho nhà nước để đổi lại sự đảm bảo rằng họ sẽ không bị truy tố. Cô nói các gia đình đỏ khác cũng làm thế. Có một lý do khác đằng sau hành động này. Đảng đã muốn viết lại lịch sử. Trong tương lai, nếu Đảng đối mặt với những cáo buộc về việc dung túng sự tham nhũng có hệ thống, nó có thể cho rằng các gia đình đỏ này, trong “việc hiến tặng” tài sản của họ cho Trung Quốc, đã chỉ phục vụ nhà nước. Tất cả chuyện này có vẻ khá siêu thực đối với Vĩ Hồng và tôi. Nhưng lại lần nữa, những người Cộng sản Trung Quốc có một hồ sơ dài về ăn cắp tài sản tư nhân và bóp méo sự thật.

Câu chuyện Times đã củng cố lý lẽ của tôi rằng Vĩ Hồng và tôi phải đưa một phần đáng kể các khoản đầu tư của chúng tôi ra nước ngoài và ngừng dựa vào các quan hệ của chúng tôi với Đảng để kinh doanh ở Trung Quốc. Chúng tôi có đủ kỹ năng, tôi lập luận, để cạnh tranh trên thị trường mở. Chúng tôi đã có thành công tuyệt vời chơi trò guanxi, nhưng, tôi nghĩ, đã đến lúc chuyển sang một mô hình mới. Lập trường của tôi được ủng hộ bởi vài trong số đối tác Tây phương của chúng tôi những người đã trở thành các bạn thân. Những người chơi quốc tế như Paul Katz, CEO của hãng kiến trúc Kohn Pedersen Fox, đã ấn tượng với công trình của chúng tôi và cổ vũ chúng tôi ganh đua lấy các dự án nước ngoài.

Vĩ Hồng không đồng ý. Cô sợ trở thành quốc tế. Và cô cho rằng, bởi vì Ôn đã đóng một vai trò cốt yếu như vậy trong sự lên của Tập, Tập sẽ bảo vệ Ôn và gia đình ông – và, bằng cách mở rộng, bảo vệ chúng tôi. Cô nghĩ tương lai của chúng tôi vẫn sáng sủa ở Trung Quốc, sử dụng các phương pháp cũ để thành công và tiến bộ.

Những vấn đề khác nảy sinh giữa chúng tôi. Một tối khi chúng tôi nằm trên giường, cô cho tôi xem lời tiên đoán của một thầy bói. Nói cho biết có được vận may của mình là mốt thịnh hành giữa elite Trung Quốc. Những người ở đỉnh của tháp Trung Quốc đã thuê các thầy bói, các thầy khí công (qigong), và những người loan tin đủ loại bịp bợm. Trong bảy mươi năm nắm quyền của nó, Đảng đã hủy diệt các giá trị truyền thống Trung Quốc và về cơ bản đã loại tín ngưỡng ra ngoài vòng pháp luật. Trong chân không, sự mê tín chiếm lấy chỗ trống. Trong một hệ thống không thể tiên đoán được, nơi một người có thể đi từ đỉnh xuống đáy trong chớp mắt, các totem (vật tổ) hứa hẹn làm cuộc sống có ý nghĩa trở nên rất thương tâm.

Vĩ Hồng đưa ra một cuốn sổ nhỏ màu đỏ trong đó thầy bói đã viết vận may của cô với một nét bút thư pháp. Cái đập vào mắt tôi không phải là sự tiên đoán; nó đã là năm sinh của cô. Thầy bói đã viết “1966.” Ngay từ đầu Vĩ Hồng đã bảo tôi cô sinh trong năm 1968, cùng năm như của tôi.

Ngày sinh của tôi trong tháng Mười Một 1968 và tôi được hướng dẫn để tin Vĩ Hồng sinh trong tháng Mười Hai cùng năm, làm cho tôi già hơn một tháng. Đột nhiên tôi phát hiện ra rằng cô thực sự già hơn tôi hai tuổi. Cô đã giấu tuổi thật của cô với tôi, nhưng không với thầy bói. Không có ngày sinh thật của cô, ông đã không có khả năng cho cô tiên đoán chính xác.

“Cái quái gì đây?” tôi hỏi, chỉ vào ngày tháng năm sinh của cô. Vĩ Hồng tái nhợt đi một chút. “Anh đã kết hôn với em mười năm rồi và anh chưa bao giờ biết tuổi thật của em,” tôi nói.

Cô ngập ngừng. “Em vẫn là em,” cô bẽn lẽn nói.

“Phải, nhưng không chính xác,” tôi nói. “Thông tin cơ bản nhất một người có thể cho là tên, ngày sinh, và giới tính của họ. Nếu em điền bất cứ biểu mẫu nào, đó là ba câu hỏi đầu tiên được hỏi. Nếu em thay đổi bất cứ cái nào trong số đó, và nói em là cùng người đó, ừ, đó không phải là sự thật thực sự.”

“Em vẫn là em,” cô lặp lại.

Vĩ Hồng giải thích rằng cô đã thảo luận vấn đề này với mẹ cô khi chúng tôi bắt đầu hẹn hò lần đầu tiên. Mẹ cô đã nhận xét rằng chúng tôi có vẻ là một cặp hoàn hảo. “Đừng thử số phận bằng nói cho nó tuổi thật của con,” mẹ cô khuyên. Cả hai phụ nữ đã lo rằng nếu tôi biết Vĩ Hồng già hơn tôi, vì xã hội gia trưởng của Trung Quốc trong đó vợ luôn luôn trẻ hơn các ông chồng của họ, tôi có thể chuồn mất.

Việc biết về sự dối trá muộn đến vậy trong mối quan hệ của chúng tôi đã là cú đánh thứ hai. Chúng tôi cãi nhau về tương lai của sự làm việc cùng nhau của chúng tôi và chúng tôi cãi nhau vặt liên miên trước nhân viên của chúng tôi. Và bây giờ là chuyện này.

Chúng tôi cũng đã va chạm về dự án khác mà Vĩ Hồng háo hức để làm. Chúng tôi đang xem xét đấu thầu một thương vụ để tái phát triển một vị trí khổng lồ cạnh Khách sạn Thế giới Trung Quốc mà neo Khu Kinh doanh Trung tâm của Bắc Kinh. Nó hứa hẹn là một việc làm to lớn gần 0,465 triệu mét vuông, với những nhà chọc trời và các trung tâm mua sắm. Không mảnh tài sản khác nào có giá trị nhiều hơn ở Trung Quốc.

Khi chúng tôi tiến hành thương lượng để tái phát triển khu đất, tôi có cảm giác về nhiệt dưới chúng tôi. Tôi thấy mình phải chuốc rượu và thức ăn cho các doanh nhân và các đầu mối liên hệ Đảng của họ cho một mẩu của dự án. Một đại diện từ công ty phát triển Sun Hung Kai Properties Hồng Kông, một trong những công ty hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực phát triển bất động sản, đến Bắc Kinh và ăn trưa với chúng tôi và Cô Trương. Ngay khi bữa ăn kết thúc, điện thoại di động của Vĩ Hồng đổ chuông và đó là Trần Tá Nhị (Chen Zuo’er), người khi đó là phó giám đốc của Văm phòng Sự Vụ Hồng Kông và Macao của Hội đồng Nhà nước. Vĩ Hồng bật loa để nghe Trần, và tôi ngồi ở đó nghe ông thúc chúng tôi bán phần hùn kiểm soát trong dự án cho Sun Hung Kai. Điều đó khá sốc. Trần là một quan chức mức bộ trưởng trong chính phủ Trung Quốc. Và ở đây ông trâng tráo vận động hành lang nhân danh một doanh nghiệp Hồng Kông cho một thương vụ bất động sản ở Bắc Kinh. Nó cho thấy các mối liên kết thoải mái đến thế nào giữa các quan chức Đảng Cộng sản liên quan đến công việc Hồng Kông và elite kinh doanh Hồng Kông. Chúng tôi nói chúng tôi sẽ xem xét yêu cầu.

Tôi đánh giá tình hình và có một cảm giác dự án sẽ phức tạp đến thế nào. Quá trình chấp thuận sẽ làm cho dự án sân bay trông như một nhiệm vụ cực kỳ dễ. Chúng tôi có lẽ cần không chỉ một mà ít nhất hai đồng minh trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để có bất cứ cơ hội nào để nhận được tất cả các giấy phép để làm cho nó hoạt động. Và ngay cả khi đó, có áp lực chính trị. Tôi bảo nhân viên của tôi để rút lui khỏi thỏa thuận. Vĩ Hồng đã không vui.

Rồi một thỏa thuận khác đẩy chúng tôi ra xa nhau hơn.

Trong đầu năm 2013, tôi cho một người bạn vay 30 triệu $ để mua một công ty Hồng Kông – được niêm yết, với một cam kết cho một phần thứ hai để giúp anh ta hoàn tất giao dịch. Tôi biết người bạn, Ding Yi, trong nhiều năm. Giống tôi, anh sinh ở Trung Quốc nhưng lớn lên ở nước ngoài, trong trường hợp của anh là Australia. Chúng tôi gặp nhau trong những năm 1990, sau khi lần đầu tôi quay lại Hồng Kông. Chúng tôi đã cùng nhau nhiều tối khuya ở khu vực giải trí Lan Kwai Fong của Hồng Kông và ở Bar Street của Bắc Kinh. Tôi xem anh là một trong những bạn tốt nhất của tôi.

Ding Yi đã làm việc cho một ngân hàng Thụy sĩ và một hãng đầu tư Trung Quốc, kiếm được một cơ nghiệp, và sau đó đã mất trong Khủng hoảng Tài chính Á châu 2007. Vợ anh đại diện một công ty quốc tế buôn bán kim loại mà làm kinh doanh ở Trung Quốc.

Tại một điểm, hãng của vợ anh bị rối vào một tranh chấp kinh doanh. Rồi một ngân hàng Trung Quốc chi tiền cho cảnh sát để bắt vợ anh và giữ cô làm con tin, một chuyện thường xảy ra ở đại lục. Sau khi cảnh sát tống cô vào một nhà tù làng ở Tân Cương xa xôi ở góc tây bắc của Trung Quốc, Ding Yi đã tốn hàng năm để thử giải phóng cô. Cuối cùng anh đã thành công, cái gì đó tôi thấy rất ấn tượng, xét rằng trong khi ấy anh đã li dị với vợ anh và đã kết hôn với tiếp viên của cô ấy, một cựu gái quán bar từ Thượng Hải người đã lấy tên tiếng Anh là Yvonne. Nhưng đấy là Trung Quốc và người ta sống cuộc đời mâu thuẫn. Dù sao đi nữa, tôi hình dung rằng ai đó mà giúp vợ trước của mình sẽ đáng tin cậy.

Trong tháng Mười 2013, phần thứ hai của khoản cho vay của tôi đến hạn. Tôi đến Vĩ Hồng hỏi tiền, nhưng cô đã từ chối. “Chúng ta đã có một thỏa thuận,” tôi bảo cô trong một cuộc họp nóng bỏng. “Tôi không muốn làm việc đó nữa,” cô trả lời. Tôi quay lại Ding Yi với tin xấu. Anh đã không vui. Không có khả năng huy động tiền để hoàn tất giao dịch, tôi yêu cầu anh bán phần hùn của anh trong công ty và trả lại 30 triệu $. Anh ta đã lẩn tránh. Vợ thứ hai của Ding Yi, Yvonne, rõ ràng đã đóng một vai trò ở đây. Trong một bữa tiệc tại một nightclub Hồng Kông mà chồng cô đãi tôi, cô gạ gẫm tôi và tôi đã từ chối. Lần nữa, đấy là Trung Quốc, nơi không ai bỏ lỡ một cơ hội để thử một con cá lớn hơn, và, nếu bị hắt hủi, không ai quên một chút. Tôi hình dung rằng cô đã thúc Ding Yi không trả lại tôi.

Tôi cảm thấy Ding Yi đang thử chơi tôi. Tôi đi Hồng Kông rất nhiều. Mỗi lần, chúng tôi gặp nhau, có một bữa ăn với nhau, và đi các bar. Ding Yi lúc nào cũng rất thân thiện. Cuối cùng, tôi đã đối chất anh về tiền và anh chỉ đứng dậy và biến mất. Tôi không có lựa chọn nào trừ kiếm một luật sư và đưa anh ra tòa. Anh phủ nhận rằng tiền anh đầu tư vào công ty niêm yết là tiền của tôi.

Ở nhà, tình hình đã không tốt hơn chút nào với Vĩ Hồng; các tương tác của chúng tôi trở nên gượng ép hơn. Vào lần này Vĩ Hồng và tôi sống trong nhà ở gắn với Khách sạn Bốn Mùa để ở gần vị trí Bulgari hơn. Cuối tháng Mười 2013, tôi dọn đi.

Comments are closed.