Alexandre de Rhodes có phát minh ra chữ quốc ngữ?

(Lời dịch giả): “Sau khi bản dịch bài viết của Alain Guillemin được đăng trên http://phebinhvanhoc.com.vn, tôi có nhận được thư góp ý của anh Phạm Hoàng Dũng ở Roma, Italia. Các góp ý rất chính xác và bổ ích, nhất là về tên chính thức của một số tổ chức tôn giáo (Như Dòng Thánh Thể) và một số chức danh (Như Giám mục thay cho Tổng giám mục Pigneau de Behaine). Tôi xin đính chính những chỗ cần thiết. Ở một số chỗ khác, ngoài từ nguyên gốc trong tiếng Pháp, tôi thêm chú thích để bạn đọc dễ theo dõi. Rất cám ơn anh Phạm Hoàng Dũng”- Ngô Tự Lập.

Alain Guillemin*

Tháng 5 năm 1941, chính quyền thực dân dựng một đài tưởng niệm tại một góc nhỏ phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm, cạnh đền Bà Kiệu. Đó là một tấm bia đá cao 1,7m, rộng 1,1m, dày 0,2m, trên có khắc, bằng các thứ chữ Quốc ngữ, Hán và Pháp, công đức của linh mục dòng Tên Alexandre de Rhodes. Tin này được tờ «Tân Tri», số 13 Tháng 6 năm 1941, thông báo như sau: “…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ông. Buổi lễ được tổ chức trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động…Ngày nay, chữ Quốc ngữ được coi là rường cột của tiếng ta, đó là lý do vì sao chúng ta không thể không cảm ơn chân thành người đã phát minh ra nó, ông Alexandre de Rhodes.” (Le courrier du Viêt Nam)

Tuy nhiên, sự tôn vinh đối với giáo sĩ dòng Tên nổi tiếng không thể là thứ cây có thể che rừng. Ngoài Alexandre de Rhodes, điều cần phải làm rõ là vai trò của những người truyền giáo đối với ngôn ngữ học. Thật vậy, ở Việt Nam, cũng như ở phần lớn các nước họ đến truyền giáo, họ không chỉ giới hạn vào việc thuyết giảng và phiên dịch lời Thiên Chúa. Họ còn lập nên những cột mốc quan trọng không thể bỏ qua trong lĩnh vực nghiên cứu ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.

Xin trở lại với Alexandre de Rhodes. Ông có “phát minh” chữ Quốc ngữ hay không? Cho dù vai trò của ông là nổi bật đi chăng nữa, chúng ta cũng phải thấy rằng ông chỉ là một mắt xích trong một sợi xích. Chúng tôi sẽ chứng minh luận điểm của mình theo ba phần. Sau khi điểm lại một cách vắn tắt cuộc đời và những chuyến đi của Alexandre de Rhodes, chúng tôi sẽ liệt kê  những đóng góp chính của ông qua tác công trình từ điển học cùng vai trò của những người tiền bối, những linh mục dòng Tên Bồ Đào Nha. Phần thứ ba sẽ phân tích quá trình phổ biến của chữ Quốc ngữ với tư cách một hệ thống ký âm tiếng Việt.

1. Một kẻ phiêu du đa ngữ

Alexandre de Rhodes sinh tại Avignon, ngày 15 tháng 3 năm 1591, trong gia đình một nhà buôn tơ lụa gốc gác từ làng Calatayud xứ Aragon. Những người Marranos này chạy trốn Toà án dị giáo và đến tị nạn tại Avignon, khi đó là đất của Giáo Hoàng và tiếp nhận người Do Thái. Giống như nhiều người đứng đầu các gia đình Do Thái cải đạo sang Công giáo, cha của Alexandre đổi họ từ Rueda thành Rode, sau thành de Rode và cuối cùng là de Rhodes. Năm 1609, khi 18 tuổi, Alexandre de Rhodes đến Roma. Ngày 14 tháng 4 năm 1612 ông gia nhập Compagnie de Jésus (Hội Ái hữu Thiên Chúa, còn gọi là Dòng Tên). Tại đó, ông trau dồi kiến thức về các ngôn ngữ cổ (Latin, Hy Lạp và Do Thái), học tiếng Italia và toán học.

Ông dự định đi truyền đạo ở Nhật Bản, và tháng 10 năm 1618 rời Roma đến Lisbon, bấy giờ là cửa biển chính vào châu Âu của những người Đông Ấn. Trong khi chờ lên đường, ông học tiếng Bồ Đào Nha. Ngày 04 tháng 4 năm 1619, ông khởi hành trên chiếc tàu “Thánh Thérèse” để đến Goa. Trong số bốn trăm hành khách trên tàu còn có những nhà truyền giáo dòng Tên khác như Jérôme Majorica, tác giả nhiều văn bản Kitô giáo viết bằng chữ Nôm (thứ chữ Việt lấy cảm hứng từ chữ tượng hình Trung Quốc), nhà truyền giáo ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.

Con tàu vượt qua mũi Hảo Vọng ngày 20 tháng 7 năm 1619 và đến đảo Goa ngày 9 tháng 10 cùng năm. Ở đó, Alexandre de Rhodes được tiếp đón bởi các giáo sĩ dòng Tên đã định cư ở Goa từ khi Francis Xavier cập bến vào năm 1542. Ông lưu lại hai năm rưỡi tại Goa và Salsette, nơi ông bị ốm nặng. Tại đó, ông gặp giáo sĩ dòng Tên người Pháp Etienne de la Croix người đã dạy ông ngôn ngữ địa phương: tiếng Kanara hay còn gọi là Canarin. Ngày 12 tháng 4 năm 1622, ông lại tiếp tục hải trình đến Nhật Bản. Ông đến Malacca ngày 28 tháng 7 năm 1622 và phải chờ đợi gần chín tháng trước khi lại có thể tiếp tục ra khơi.

Ngay sau khi đến Macao ngày 29 tháng 5 năm 1623, ông bắt đầu học tiếng Nhật. Nhưng do các cuộc đàn áp Kitô giáo ở Nhật Bản tăng lên và nước này ngày càng bế quan tỏa cảng kể từ năm 1612, cấp trên quyết định chuyển ông đến một xứ khác: Đại Việt, nơi các cha cố Francesco Buzomi (1576-1639) và Diego Carvalho đã lập một hội truyền giáo (mission) từ năm 1615 tại Turan (Đà Nẵng).

Sau khi trải qua 18 tháng giữa Ma Cao và Quảng Đông, de Rhodes cùng năm nhà truyền giáo dòng Tên khác, trong đó có Gabriel de Matos, cập cảng Faifo (Hội An), một hải cảng lớn của phần đất mà ông gọi là Cochinchine (Nam Kỳ), ở phía nam Turan. Đây là một trung tâm kinh tế lớn, giao thương với Nhật Bản và Bồ Đào Nha. Ông đến vào tháng 3 năm 1626 và trong vài tháng đã học tiếng Việt đủ để giảng đạo. Ngày 12 tháng 3 năm 1627, cùng giáo sĩ dòng Tên Pedro Marques, Alexandre de Rhodes đến Bắc Bộ. Ông được bề trên cử đi giúp đỡ giáo sĩ dòng Tên người Ý Giuliano Baldinotti vốn gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt. Nhà thờ đầu tiên ở Bắc Bộ được xây dựng gần Thanh Hóa. Tuy nhiên, việc giảng đạo chẳng bao lâu bị gián đoạn vì  xung đột, lý do là các nhà truyền giáo phản đối chế độ đa thê và giới quan lại lan truyền tin đồn rằng họ là gián điệp. Alexandre de Rhodes bị quản thúc tại Hà Nội vào tháng Giêng 1630, sau đó bị Chúa Trịnh Tráng, dưới áp lực của các vương phi, trục xuất vào tháng 5. Không thể quay lại Nam Kỳ, nơi còn bất lợi hơn đối với các Kitô hữu, bởi họ có thể bị nghi là gián điệp của Đàng Ngoài, Alexandre de Rhodes trở lại Macao, nơi trong vòng gần 10 năm ông dạy thần học luân lý.

Giữa 1640 và 1645, de Rhodes dẫn đầu bốn chuyến đi đến Nam Kỳ (từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1640; từ tháng 12 năm 1640 đến tháng 7 năm 1641; từ tháng 1 năm 1642 đến tháng 9 năm 1643; từ tháng 1 năm 1644 đến tháng 7 năm 1645). Hầu hết thời gian, ông phải làm việc bí mật vì sự thù ghét của chính quyền địa phương. Bị trục xuất khỏi Nam Kỳ ngày 3 tháng 7 năm 1645, ông đến Macao hai mươi ngày sau đó. Để xin thêm trợ giúp của Tòa Thánh, Hội truyền giáo Châu Á (Missions d’Asie) đề nghị Alexandre de Rhodes đi Roma. Trước khi đi, ông dạy tiếng An Nam cho những người kế nhiệm là Carlo della Roca và Metello Sacano.

Rời Macao ngày 20 tháng 12 năm 1645 cùng một Kitô hữu trẻ người Trung Quốc, mãi đến ngày 27 tháng 6 năm 1649, sau nhiều trắc trở ông mới đến được Roma. Tại Roma, ông mô tả cho Vatican tình hình của Giáo Hội ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ và cầu xin Vatican hỗ trợ thành lập hội truyền giáo thuộc Propaganda Fide  (Cơ quan Tuyên truyền Đức tin, hay Bộ Truyền Giáo). Ông biện hộ cho việc hình thành giới giáo sĩ địa phương và vận động bổ nhiệm một giám mục in partibus (giám mục giữa lương dân) cho Nam Kỳ và Bắc Kỳ, nhằm đối chọi lại padroado (sự bảo hộ) của Bồ Đào Nha đang thống trị ở đó về tôn giáo và chính trị.

Ông rời Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 với nhiệm vụ do Cơ quan Tuyên truyền giao phó là tìm người và kinh phí cần thiết để hoàn thành sứ mệnh của mình. Ông đi Piedmont và Thụy Sĩ, sau đó đến Paris vào tháng 1 năm 1653. Tại đây ông gặp Cha Jean Bagot, một giáo sĩ dòng Tên có quan hệ rất rộng trong giới cầm quyền, người từng là cha giải tội cho Louis XIV trẻ tuổi. Ông tuyển mộ trong số các môn đệ của Cha Bagot một số tình nguyện viên đi Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đặc biệt trong đó có François Pallu, người sẽ là một trong ba vicaires apostoliques (khâm mạng tòa thánh) được Giáo Hoàng bổ nhiệm năm 1658 cho các sứ mệnh ở châu Á, hành động khởi đầu cho việc thành lập Missions Étrangères de Paris (MEP, Hội truyền giáo hải ngoại Paris). Mặt khác, Compagnie du Saint-Sacrement (Hội Ái hữu Thánh thể, hay Dòng Thánh Thể), được Anne d’Autriche, Saint Vincent de Paul (Thánh Vinh Sơn Phaolô) và Bossuet hỗ trợ, cung cấp kinh phí cần thiết dự án của Alexandre de Rhodes. Nhưng dự án này có nguy cơ gây bất hòa giữa Giáo Hoàng, vua Bồ Đào Nha và Compagnie de Jésus. Bị thất sủng, ông được gửi đến Ba Tư vào tháng 11 năm 1654, nơi ông nhanh chóng học ngôn ngữ địa phương. Ông qua đời tại đây vào tháng 11 năm 1660.

Những chặng dừng chân trên các hành trình là cơ hội để Alexandre de Rhodes học ngoại ngữ. Alexandre de Rhodes biết 12-13 thứ tiếng: ngoài tiếng Pháp và tiếng Provencal, những thứ tiếng mẹ đẻ, ông còn biết các thứ tiếng Latin, Hy Lạp, Italia và có lẽ cả tiếng Do Thái, tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Canarin, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và tiếng Việt, tất cả “ông gần như đều thông thạo.” (Cadière, 1915, tr. 239) Alexandre de Rhodes là người khiêm tốn. Đến Việt Nam, ông thú nhận sự lúng túng của mình: “Thú thật là khi tôi đến Nam Kỳ và nghe tiếng nói của người bản địa, đặc biệt là phụ nữ, tôi cảm thấy như nghe tiếng chim hót líu lo và tôi mất hết hy vọng có ngày học được thứ tiếng ấy.” (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 79). Ông khiêm tốn, nhưng thật ra ông có năng khiếu học ngoại ngữ “dễ dàng một cách thần kỳ.” (Cadière, 1915, tr. 239). Ông không chậm trễ trong việc làm chủ thứ tiếng như chim hót líu lo ấy: “Tôi ghi lòng tạc dạ việc này: Tôi học hàng ngày chăm chỉ hệt như trước đây học thần học ở Roma, và ý Chúa là sau bốn tháng, tôi đã có thể nghe hiểu những lời xưng tội, sau sáu tháng, tôi có thể giảng đạo bằng tiếng Nam Kỳ, công việc tôi sẽ tiếp tục làm trong nhiều năm.” (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 67) Như vậy, Cha de Rhodes đã được chuẩn bị “để lần ra, nhận biết, phân biệt và ghi lại bằng ký hiệu thích hợp những âm thanh khác nhau, đôi khi rất gần gũi, vì thế dễ đánh lừa, trong tiếng An Nam”. (Cadière, 1915, tr. 239)

2. Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ

Các cuốn “Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum”Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum”, xuất bản ở Roma năm 1651, trên thực tế, là hai tác phẩm nền tảng và không thể thay thế, đặt cơ sở cho việc ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh và ngoài ra còn cho chúng ta biết được hình trạng tiếng Việt thế kỷ XVII cùng sự tiến hóa của nó. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào cuốn từ điển.

Alexandre de Rhodes đã soạn cuốn từ điển khi nào? Không nghi ngờ gì nữa, trong những lần ông đến Việt Nam. Nhưng khoảng thời gian bảy năm ông ở xứ này luôn bị ngắt quãng bởi những lần đến rồi đi, từ giã rồi trở lại. Nếu lưu ý thêm rằng ông còn bị thúc bách bởi nhiệm vụ tổ chức truyền đạo và ông thường xuyên phải sống ở trong trạng thái bí mật hoặc nửa bí mật, một hoàn cảnh rất bất lợi cho công việc nghiên cứu ngữ nghĩa học, chúng ta có thể giả định, như Mục sư Bordreuil, rằng có lẽ ông đã làm cuốn từ điển trong thời gian khá dài tại Ma Cao, từ 1630 đến 1640: “Mặc dù ông không nói rõ trong các tác phẩm của mình, chúng tôi tin rằng Cha de Rhodes đã tận  dụng khoảng mười năm yên ổn về tâm trí, nếu không phải để viết, thì ít nhất cũng là để đặt nền tảng cho hai cuốn sách quan trọng đối với Ki tô hữu An Nam và các nhà truyền giáo, chúng tôi muốn nói đến cuốn giáo lý và cuốn từ điển của ông. ” (Bordreuil, tr. 79) Mặt khác, thời gian ở Roma cho phép ông thực hiện thành công việc thu xếp tài chính để xuất bản tác phẩm của mình.

Cha Léopold Cadière, người rất am hiểu vấn đề, nhấn mạnh vốn hiêu biết tiếng An Nam sâu sắc của ông: “Mọi điều liên quan đến tiếng An Nam, phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Kỳ đều không phải là bí mật đối với ông… Ông còn cho chúng ta biết về thực trạng của tiếng An Nam cổ, những phong tục, tập quán ngày nay không còn và những thông tin mà chúng ta không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác… Thêm nữa, về nghĩa của các từ, cuốn sách là một sự đảm bảo tuyệt đối, những khái niệm ngữ pháp ông thêm vào cuốn từ điển cho thấy ông hiểu biết sâu sắc về cấu trúc đôi khi rất phức tạp và tinh tế của cú pháp An Nam” (Cadière, 1915, tr. 238-39)

Cuốn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio”, phần tóm tắt ngữ pháp tiếng An Nam gồm 31 trang ở cuối, “đưa ra một tổng quan vắn tắt về sự vận hành của tiếng An Nam. Ông dành 6 trong số 8 chương để bàn đến vấn đề từ loại trong tiếng Việt.” (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 143). Các chương này là:

– Chữ và âm tiết trong tiếng An Nam (Chương 1)

– Dấu thanh và các dấu của các nguyên âm (Chương 2)

– Danh từ, tính từ và phó từ (chương 3)

– Đại từ (Chương 4)

– Các đại từ khác (chương 5)

– Động từ (Chương 6)

– Các thành tố bất biến trong tiếng Việt (Chương 7)

– Một số thành tố của cú pháp (Chương 8)

Alexandre de Rhodes bám rất sát “thực tiễn ngôn ngữ của người An Nam trong các tầng lớp xã hội khác nhau.” (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 149) Nhưng ông đã ép cú pháp tiếng Việt vào cái khuôn khổ cứng nhắc của cú pháp Latinh: “Ta có thể tìm thấy những khái niệm ngữ pháp được sử dụng để mô tả tiếng Latin như cách, thì, thể, số, giống, và các giới từ. Trên thực tế đó là ngữ pháp tiếng Latin mở rộng, với khuôn khổ đã đông cứng từ nhiều thế kỷ, được áp đặt để mô tả một ngôn ngữ mới. (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, tr. 50) Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đã phê phán quan điểm này và cho rằng ông không công bằng với các đặc điểm của cú pháp tiếng Việt.

Để soạn cuốn từ điển của mình, có lẽ Alexandre de Rhodes đã dựa vào những công trình ký âm Latinh tiếng Nhật (Romanji) đầu tiên của Yajiro, một người Nhật Bản cải đạo giữa thế kỷ XVI, tuy nhiên những tiền bối thực sự của ông là các linh mục dòng Tên người Bồ Đào Nha. Trong thông báo gửi độc giả cuốn từ điển, chính Alexandre de Rhodes cũng thừa nhận rằng ông chịu ơn những người tiền bối. Ông nói rằng ông đã làm việc trên cơ sở cuốn từ điển Việt-Bồ Đào Nha của Gaspar de Amaral và cuốn từ điển Bồ Đào Nha-Việt của Antonio Barbosa. Nhưng người thầy trước hết của ông là Francisco de Pina, cũng là một người Bồ Đào Nha. Từ năm 1622, Pina đã phát triển một hệ thống ký âm dùng chữ cái áp dụng cho ngữ âm và thanh điệu tiếng Việt, đã soạn một văn tuyển và bắt đầu viết một cuốn sách ngữ pháp (Roland, tr. 37) Năm 1624, Pina mở trường dạy tiếng Việt đầu tiên cho người nước ngoài, hai sinh viên trong số đó là Antonio de Fontes và … Alexandre de Rhodes.

Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi các quy ước ký âm của chữ Quốc ngữ cho thấy ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha, điều chắc chắn không phải không có liên quan đến thực tế là giữa 1615 và 1788, trong số 145 linh mục dòng Tên tại Việt Nam có 74 người Bồ Đào Nha, trong khi chỉ có 30 người Ý, 5 người Pháp và 4 người Tây Ban Nha. Thật vậy, bảng chữ cái tiếng Việt là một sự áp dụng vào tiếng Việt bảng chữ cái được sử dụng trong các ngôn ngữ Roman của những nhà truyền giáo. Để biểu hiện các thanh điệu, họ sử dụng các ký hiệu trong tiếng Hy Lạp. Trong bảng ký âm này, Nguyễn Phú Phong, tiếp theo AG Haudricourt, nhấn mạnh ảnh hưởng của tiếng Bồ Đào Nha. Các phụ âm có nguồn gốc Bồ Đào Nha, đó là “gi”, “ch”, “x”, “nh”, còn các nguyên âm, đó là “â”, “ê”, “ô”. (A.G Haudricourt, tr. 61, Nguyễn Phú Phong, tr. 13-17)

Các nhà truyền giáo dòng Tên người Bồ Đào Nha và Alexandre de Rhodes đã phát triển hệ thống chữ Việt dùng chữ cái, nhưng điều đó không có nghĩa là họ bỏ qua chữ Nôm. Hoàn toàn trái lại. Chữ nôm được họ sử dụng rộng rãi để truyền bá phúc âm dưới hình thức giáo lý, Thánh tích, các sách trích lời Thánh. Tên nhà truyền giáo người Ý Girolamo Majorica xuất hiện dưới 48 công trình khác nhau, tổng cộng 4200 trang[1]. Trên thực tế, như Jacques Roland đã nhấn mạnh, hệ thống chữ viết Latinh hóa trước hết là để giảng đạo và phục vụ công việc của nhà truyền giáo: “Nó cho họ một phương tiện tiếp cận khá thuận tiện với ngôn ngữ nói; nó cũng cung cấp một phương tiện trao đổi trí tuệ và giao tiếp bằng văn bản với những giới lãnh đạo người Việt của cộng đồng Kitô hữu, những người buộc phải học thứ chữ mới vì mục đích đó. Tình trạng phổ biến rất hạn chế của chữ Quốc ngữ thay đổi hết sức chậm cho đến giữa thế kỷ XVII. Khi đó, thứ chữ viết dùng chữ cái bắt đầu lan ra trong các cộng đồng Kitô giáo, có lẽ vì lý do an toàn đối lại với chính sách chống dị giáo và có lẽ cũng vì dễ sử dụng. (Jacques, tr. 51)

Nhưng trên thực tế sự sáng tạo chữ Quốc ngữ không chỉ do công sức của các nhà truyền giáo châu Âu. Họ đã không thể hoàn thành được công việc này nếu không có sự giúp đỡ của những người Kitô giáo Việt Nam, những giáo lý viên (les catéchistes), những giáo hữu (les frères) và tất nhiên, các linh mục (les prêtres). Chính họ cũng là những người chúng ta phải chịu ơn với tư cách là tác giả của những tác phẩm văn xuôi đầu tiên ở Việt Nam viết bằng ngôn ngữ “nôm na” và phiên âm bằng ký tự Latin: Lịch sử An Nam của Bento Thien (1659), Sách sổ sang chép các việc do tu sĩ Dòng Tên Philiphê Bỉnh viết tại Lisbonne (1822). Vai trò quan trọng của các học giả Việt Nam trong toàn bộ công trình ngữ âm học này đã bị bỏ qua một cách bất công. Các cộng tác viên bản địa thường không được nhắc đến. Chỉ có một vài bằng chứng cho thấy sự hợp tác này. Francisco de Pina đã được giúp đỡ bởi một học giả trẻ người Việt có tên thánh là Pero, một “nhà văn giỏi chữ Hán bậc nhất” (Roland, tr. 3). Alexandre de Rhodes bày tỏ lòng biết ơn bằng những lời cảm động: “Giúp tôi là một cậu bé bản địa tuyệt vời, người đã dạy tôi trong ba tuần tất cả các thanh điệu của tiếng Việt và cách phát âm tất cả các từ. Cậu không biết ngôn ngữ của tôi, tôi cũng không biết thứ tiếng của cậu, nhưng cậu có một trí thông minh tuyệt vời khiến cậu ngay lập tức hiểu những gì tôi định nói. Và trên thực tế, chỉ trong ba tuần ấy, cậu ta đã biết đọc biết viết thứ chữ của chúng tôi và biết phục vụ thánh lễ. Tôi rất kinh ngạc trước sự lanh lợi và trí nhớ của cậu”. (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, tr. 89) Còn Giám mục Pigneau de Behaine, người đã viết từ điển của mình ở Pondicherry, khoảng giữa tháng 6 năm 1772 và tháng 6 năm 1773, thì được sự giúp đỡ của tám học giả Nam Kỳ.

3. Từ Sứ mệnh truyền giáo đến sự phổ biến chữ Quốc ngữ

Pigneaux de Behaine là thành viên Missions Étrangères de Paris. Trên thực tế, chính các giáo sĩ của Hội truyền giáo hải ngoại là những người kế cận các giáo sĩ dòng Tên, tiếp tục phát triển chữ Quốc ngữ. Cuốn “Dictionnarum Annamitico-Latinum” của Pigneau de Behaine là cuốn từ điển đầu tiên bao gồm các ký tự Latinh và chữ Nôm không có trong cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes. Bằng cách hợp lý hóa hệ thống phụ âm và thanh điệu, ông điều chỉnh, sửa chữa và làm phong phú thêm cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes. Đức Cha Tabert sử dụng bản viết tay cuốn từ điển của Pigneau de Behaine và cho in năm 1838 tại Serampore, Bengale, dưới nhan đề “Dictionarium  annamitico latinum”. Trong cuốn từ điển này, “sự đóng góp của Đức Cha Tabert không xác định rõ được… chứa khoảng 10.000 mục từ, mô tả chi tiết các nghĩa khác nhau của mỗi từ.” (Moussay, tr. 2)

Trong năm 1868, Cha Legrand de la Liraye cho in cuốn “Dictionnaire élémentaire Annamite-Français” (Từ điển cơ sở An Nam-Pháp). Cuốn từ điển An Nam-La tinh của Đức Cha Tabert được chỉnh lý và hoàn thiện bởi Đức Cha Joseph Theurel, khâm mạng tòa thánh (vicaire apostolique) vùng Tây Bắc Kỳ, nhưng ông qua đời vào năm 1868, trước khi hoàn thành dự án. Cha Charles Lesserteur hoàn thành nốt công việc và công bố cuốn từ điển tại Nhà xuất bản của Mission de Ke-So,   năm 1877. Cha Génibrel, thành viên MEP, xuất bản cuốn từ điển lớn của ông, Dictionnaire Annamite-Français” (Từ điển An Nam-Pháp) năm 1898. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1928, nhiều nhà truyền giáo thuộc MEP công bố một loạt các cuốn từ vựng nhỏ: như những cuốn của Cha Ravier, Dronet, Pilon, Barbier, Masseron. Năm 1937 xuất hiện cuốn từ điển đồ sộ Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Từ điển An Nam-Trung Hoa –Pháp) của Cha Hue, thuộc MEP (Moussay, tr. 3)

Công trình từ vựng học của các nhà truyền giáo được tôn vinh bằng việc xuất bản vào năm 1957 cuốn Dictionnaire Vietnamien-Chinois-Français của Cha Eugene Gouin. Cuốn từ điển được tái bản năm 2002 bởi Nhà You Feng, đến nay vẫn được dùng để tham chiếu, mặc dù các từ điển gần đây nhất đã cập nhật sự tiến hóa của tiếng Việt viết và nói. Cần phải nhắc thêm các cuốn ngữ pháp, các sách và nhiều bài báo nghiên cứu ngữ âm và ngôn ngữ học. Như vậy, nếu các nhà truyền giáo ít dịch tác phẩm văn học, ngoại trừ cổ tích, thì họ đã rèn giũa đa số các công cụ dịch thuật. Ngoài các nhà truyền giáo, chúng ta phải thừa nhận sự đóng góp đáng kể của Georges Cordier, người đã  xuất bản vào năm 1930 cuốn “Dictionnaire annamite-français à l’usage des élèves et des annamitisants”.

Chữ Quốc ngữ cũng được lọc qua cộng đồng Công giáo, vốn có thiên hướng hợp tác với những kẻ chinh phục, đặc biệt là các tác phẩm của hai học giả lớn, Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898). Huỳnh Tịnh Của, Ðốc phủ sứ đầu tiên của tỉnh, đã dịch các sắc lệnh của chính quyền Sài Gòn ra tiếng Việt, phổ biến chữ Quốc ngữ trên tờ báo tiếng Việt dùng chữ Quốc ngữ đầu tiên, tờ “Gia Định Báo”, xuất bản các truyện cổ và thần thoại sưu tầm trong khoảng 1880 – 1887 và soạn một cuốn từ điển tiếng Việt, vào năm 1897, phỏng theo từ điển tiếng Pháp. Nhưng một trong những đại kiến trúc sư của sự truyền bá chữ Quốc ngữ là Trương Vĩnh Ký. Nổi tiếng là một thiên tài đa ngữ, ông học tiếng Xiêm, tiếng Miến Điện, tiếng Lào, tiếng Cambodia, tiếng Trung Quốc ở Xiêm; học tiếng Nhật, tiếng Hindi, tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Bồ Đào Nha, và tiếng Pháp tại Chủng viện Pénang, Singapore. Năm 1863, với tư cách là thư ký kiêm thông dịch viên, ông cùng với phái đoàn của Phan Thanh Giản đến Paris để xin chuộc lại ba tỉnh đã nhượng cho Pháp. Khi trở về, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường thông ngôn và giáo sư Trường hậu bổ. Trong số trước tác đồ sộ của con người đa tài ấy – sử gia, nhà tiểu luận nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ và dịch giả – chúng ta chú ý trước hết đến cuốn sách ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên do một người Việt viết (1863); cuốn  Petit dictionnaire franco-annamite” (Tiểu từ điển Pháp-An Nam); các bản phiên âm Quốc ngữ một số kiệt tác văn học chữ Nôm, như Kim Vân Kiều, Phan Trần, và Lục Vân Tiên; một số tác phẩm tự sự văn xuôi, đặc biệt là “Đông kinh du ký”, xuất bản năm 1887.

Về tiểu thuyết, cũng trong quỹ đạo của Công giáo, ta thấy xuất hiện, “câu chuyện hiện đại đầu tiên khai thác cái tôi, viết bằng văn xuôi, sử dụng chữ Quốc ngữ theo lối phương Tây, trong đó mô tả các nhân vật của đương thời với cuộc sống nội tâm, gia đình và xã hội.” [2] Đó là “Truyện Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, do J. Linage xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1887. Chủ đề, bối cảnh và nhân vật đều liên quan đến Ki tô giáo: nhân vật chính, Lazarô Phiền, trốn tránh trong cuộc sống tôn giáo sau khi lầm tin vào một lá thư, giết chết cô vợ trẻ và người bạn thân nhất của mình[3].

Trong nửa đầu của thế kỷ XX sự đóng góp của các tác giả người Việt ngày càng tăng, vượt xa giới Ki tô hữu. Đặc biệt cần phải nhắc đến: Buu-Can, với “Hán Việt thành ngữ” (Hà Nội, 1933), Do-van-Dap, với “Từ điển Hán – An Nam” (Nam Định, 1933), Đào Duy Anh, “An Nam-Pháp từ điển”, có chua chữ Hán các thuật ngữ Hán Nôm (Hà Nội, 1936), Long-Dien Nguyễn Văn Minh, “Từ điển điển tích văn học sắp xếp theo bảng chữ cái” (Hà Nội, 1941), Hoàng Xuân Hãn, “Từ vựng khoa học” (Sài Gòn, 1948); Dao Văn Tien, “Từ vựng khoa học”(Paris, 1945), Đào Văn Tập, “Từ điển tổng hợp Việt Pháp” (Sài Gòn, 1950), Đào Văn Tập, “Từ điển tổng hợp Pháp-Việt Nam” (Sài Gòn, 1950), Lê Bá Kông, “Từ điển Anh-Việt” (Hà Nội, 1950), Lê Bá Kông, “Từ điển Việt-Anh” (Hà Nội, 1950), Đào Văn Tập, “Từ điển tiếng Việt”(Sài Gòn, 1951), Trần Văn Hiệp, “Từ điển Trung-Việt” (1951); Thanh-Nghị, “Từ điển Việt-Pháp” (Sài Gòn, 1952); Dao Dang Vi, “Từ điển Pháp-Việt” (Sài Gòn, 1952). (Moussay, tr. 8)

Những công cụ ngôn ngữ học này rất hữu ích cho những kẻ thực dân. Thật vậy, những kẻ thực dân có nhu cầu thực tế phải học ngôn ngữ của dân thuộc địa và đào tạo thông dịch viên, những người làm trung gian cho họ. Để làm việc này, họ dựa vào các nhà truyền giáo. Trên thực tế, Trường Thông ngôn Sài Gòn, mà kể từ năm 1861 đã nhận hàng nghìn học sinh, chỉ là một biến thể của Trường trung học Adran nơi các nhà truyền giáo  giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Latinh cho khoảng 40 học sinh[4]. Cùng năm đó, tức chỉ ba năm sau sự can thiệp của Pháp, viên sĩ quan hải quân Gabriel Aubaret xuất bản, bằng chữ Quốc ngữ, cuốn Từ vựng Pháp-An Nam và An Nam-Pháp, và sau đó là Ngữ pháp tiếng An Nam, năm 1867. Tiếng Pháp đã thế chỗ tiếng Latinh, nhưng tính chất công cụ của công cuộc này vẫn còn nguyên. Trong viễn kiến này, như Paulin Vial, Giám đốc Nội vụ Nam Kỳ, đã nhấn mạnh, việc sử dụng chữ Hán là một trở ngại cho hoạt động của chính quyền thuộc địa và sự giao tiếp giữa người Pháp và người Việt: “Ngay từ những ngày đầu, chúng ta đã nhận thấy rằng chữ Hán là một rào cản giữa chúng ta và dân bản địa; việc áp dụng lối viết dùng chữ cái giúp chúng ta hoàn toàn thoát khỏi rào cản đó; chữ Hán gây khó khăn cho việc chuyển tải đến người dân các khái niệm khác nhau cần thiết cho họ, ở mức độ phù hợp với tình hình chính trị và xã hội mới.” [5] Ngoài ra, ngày 22 tháng 02, 1869, Chính quyền Nam Kỳ ra một nghị định, bắt buộc sử dụng chữ Quốc ngữ trong các văn bản hành chính.

Ngoại trừ các cơ quan của chính quyền thuộc địa và những người có liên quan bằng cách này hay cách khác, chữ Quốc ngữ ban đầu bị người Việt từ chối. Đối với một số nhà nho yêu nước, đó là chữ của quân xâm lược, tức bọn dã man. Một trong số họ, ông Nguyễn Bá Học (1857-1921), trước khi trở thành một trong những cây bút hay nhất của tạp chí Nam Phong, trong tình thế buộc phải học chữ Quốc ngữ để xin việc, đã trải nghiệm cảm giác xấu hổ: “Nói chung tôi không dám đọc thành tiếng; hễ có khách đến nhà, tôi vội vàng giấu cuốn sách vào túi như thể giấu một cuốn sách bí mật, hay sách cấm – đó là cuốn học vần, có bảng 24 chữ cái Latin”. [6]

Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt yếu tố đã thúc đẩy những người yêu nước Việt Nam biến chữ Quốc ngữ thành một công cụ đấu tranh giành độc lập dân tộc. Việc ký kết Hiệp định Patenôtre (1884) công nhận quyền cai trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam và cái chết của Phan Đình Phùng (1895) đánh dấu sự kết thúc cuộc kháng chiến của các quan lại triều đình, dẫn đến sự xuất hiện của một thế hệ các nhà yêu nước mới, trong đó hai lãnh tụ là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, những người đã làm quen với tác phẩm của Descartes, Montesquieu, Voltaire và Rousseau qua các bản dịch chữ Hán và được truyền cảm hứng mới từ Tân thư của các nhà cải cách Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Việc Nhật Bản đánh bại Trung Quốc (năm 1895) và Nga (năm 1905) đã thúc đẩy Phan Bội Châu phát động phong trào “Đông Du”, bí mật đưa sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản để theo học trong các “trường Tây” của người Nhật. Nhưng sau thỏa thuận Pháp-Nhật, các sinh viên này bị trục xuất. Phan Châu Trinh thì đề cao các nguyên tắc của Cách mạng Pháp trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Hai cụ “Phan” cùng một  nhóm nhà Nho, với tinh thần hiện đại hóa và phê pháp Tân Nho giáo – bị coi là phản bội  học thuyết của Khổng Tử – mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục vào năm 1907. Trường này dạy miễn phí chữ Quốc ngữ và thúc đẩy việc hiện đại hóa văn hóa Việt Nam. Sau chín tháng tồn tại, trường bị chính quyền thuộc địa giải thể, những người lãnh đạo, tham gia và ủng hộ bị bắt giam, đặc biệt là bị đày ra Côn Đảo. Nhưng triết lý và phương pháp của trường đã lan rộng như dầu loang trên cả nước. Từ nay, chữ Quốc ngữ, hiện đại hóa và độc lập là không thể tách rời: “Được rửa tội bởi bàn tay của những chí sĩ yêu nước, chữ Quốc Ngữ không còn là chữ của họ (tức là của người Pháp, những linh mục Công giáo), mà trở thành con đẻ của tiếng Việt và từ nay được nhân dân Việt Nam yêu mến và tôn trọng.” (Nguyễn Văn Hoàn, tr. 82)

Chiến thắng của chữ Quốc ngữ cũng liên quan chặt chẽ tới sự biến mất của chế độ Khoa cử ba năm một lần, một cách tuyển dụng quan lại truyền thống của Việt Nam. Từ thời Tự Đức, các kỳ thi không còn được tổ chức tại Nam Kỳ. Hai kỳ thi cuối cùng được tổ chức tại Nam Định (1915) và Huế (1919). Việc xóa bỏ chế độ khoa cử không những thúc đẩy sự suy tàn của chữ Hán, mà còn phản ánh một sự thay đổi văn hóa sâu sắc: “Các cuộc thi thơ phú từ đây phải cạnh tranh với các chương trình học mới, và dần dần mất giá, bởi vì này càng ít có ích lợi để tiến thân trong xã hội mới.” (Brocheux, Hémery, tr. 218)

Các nhà Nho thức thời cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ chữ Quốc ngữ: “Đến lượt mình, các nhà Nho Việt Nam cũng coi chữ Quốc ngữ như một công cụ hữu hiệu để phổ biến Tư tưởng mới, Sách báo mới và giáo khoa mới cho dân chúng … Sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ đi đôi với việc phổ biến các tác phẩm mang tinh thần hiện đại xuất bản với trọng trách và trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa và giáo dục.” (Trịnh Văn Thảo, tr. 207) Tác phẩm nghiên cứu tổng hợp đầu tiên về văn minh phương Tây, “Văn Minh Tân học sách”, được xuất bản chính với logich như thế  (Trịnh Văn Thảo, tr.  208)

Việc tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt không thể tách rời phong trào xóa nạn mù chữ. Theo David Marr, trong khoảng giữa năm 1920 và 1940, có 88 cuốn sách học vần khác nhau được công bố, tổng cộng 364 lần in, với 3,7 triệu bản. (Trích theo Phạm Đán Bình, tr.135) Những cuốn sách này không chỉ nhằm phổ biến chữ Quốc ngữ, mà còn để chống nạn mù chữ. Năm 1926, theo Georges Garros, cũng được trích dẫn bởi Phạm Đán Bình (tr.135), chỉ có 20.000 học sinh trong số ba triệu trẻ em ở độ tuổi đi học. Năm 1938, để khắc phục sự kém cỏi của chính quyền, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ được thành lập và đến khoảng năm 1945 đã tuyển dụng 1971 giáo viên cho 59 827 người học và phân phát 175 000 cuốn học vần (Phạm Đán Bình, tr.136) Chiến dịch chống nạn mù chữ đã được phát triển rộng rãi nhờ Mặt trận Cách mạng (Việt Minh). “Từ tháng 9 năm 1945 và tháng 12 năm 1946, Bình dân học vụ đã huy động 95.665 giảng viên tình nguyện để dạy đọc và viết cho 2.520.678 người. Đến cuối năm 1958, có thể khẳng định rằng 93,4% dân số các vùng đồng bằng, ở độ tuổi từ 12 đến 50, đã thoát nạn mù chữ”. (Phạm Đán Bình, tr.136).

Chữ Quốc ngữ, như vậy, đã trở thành phương tiện chuyên chở của hiện đại hóa và bản sắc dân tộc: “Một hình ảnh phổ biến trong dân chúng thể hiện cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là con một nhà Nho yêu nước, đứng cạnh bảng đen, dạy trẻ em nông thôn đọc và viết chữ Quốc ngữ. Chữ Nôm bị xóa dần cho đến khi biến mất hoàn toàn, còn thứ chữ của những nhà truyền giáo và người Pháp đã trở thành chữ viết duy nhất của mọi người Việt Nam: “chữ Quốc ngữ”. Được sử dụng trong mọi lĩnh vực, chữ Quốc ngữ đã được tôn vinh như là phương tiện chuyên chở ý thức hệ”. (Jacques, tr. 51)

4. Kết luận

Để kết thúc bài viết này, chúng ta hãy trở lại với Alexander của Rhodes và sự công nhận ngày càng tăng của chính quyền Việt Nam về vai trò của ông. Thật vậy, sau năm 1945, sự chối bỏ thời kỳ thuộc địa đã dẫn đến sự phủ nhận sự nghiệp của Alexandre de Rhodes, “Sự Latinh hóa văn bản được coi là một hành động chính trị thù địch, một ý đồ phá hủy cấu trúc văn hóa nhằm chia rẽ văn hóa cộng đồng quốc gia và áp đặt sự thống trị nước ngoài.” (Jacques Roland, tr. 24)

Theo logich này, đài tưởng niệm Alexander de Rhodes đã bị gỡ bỏ: “Thật không may, cái đài tưởng niệm ấy đã biến mất vào một ngày cách đây khoảng ba mươi năm. Ai đã gỡ nó? Không ai biết! Một hành động chính trị hay một sự phá hoại đơn thuần, bí ẩn ấy vẫn chưa được sáng tỏ. Vậy đó, tấm bia, mặc dù khá lớn, đã biến khỏi bệ… Một lần người ta nhìn thấy nó trong một hiệu chữa khóa, nơi nó được dùng làm…đe. Sau đó, một nhà buôn chè dùng nó để bầy hàng – thật tiện để vừa uống trà vừa học! Một số người thậm chí còn nhìn thấy nó bên bờ sông Hồng…Vào những năm 1980, tại khoảng không gian dành cho Alexandre de Rhodes mọc lên một tượng đài cách mạng trắng tinh khôi tuyệt đẹp, tôn vinh những người yêu nước: ba pho tượng người chiến sĩ cỡ lớn, một trong số đó là phụ nữ. Trên bệ, có dòng chữ: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.” (Le courrier du Việt Nam)

Phải đến năm 1993 Alexander de Rhodes mới được phục hồi danh dự. Năm đó, Câu lạc bộ sử gia đã tổ chức nói chuyện về Alexander Rhodes và Giáo sư Nguyễn Lân đã nhắc đến đài tưởng niệm giáo sĩ người Pháp. Theo ông, đáng lẽ không nên phá đài kỷ niệm ấy. “Le courrier du Viêt Nam” dùng từ « enlèvement” (gỡ bỏ): “Hành động này cho thấy một nhận thức thiển cận, sự thiếu hiểu biết về lịch sử và, dù sao đi chăng nữa, cũng không xứng đáng với truyền thống của dân tộc ta. Alexandre de Rhodes, chẳng phải là ông đã làm việc cho người Việt Nam hay sao? Chữ Quốc ngữ, thứ chữ dễ học hơn nhiều so với chữ tượng hình, đã giúp phần lớn dân chúng tiếp cận tri thức và thông tin… Và nhà truyền giáo cũng là một nhà nhân văn chủ nghĩa, gần gũi với dân chúng.” (Le courrier du Việt Nam).

Đã đến lúc trả lại cho Alexander de Rhodes không gian kỷ niệm tại trung tâm thủ đô nước Việt. Giáo sư Nguyễn Lân đề xuất để xây dựng một bức tượng bán thân ở công viên Tao Đàn ở phía trước cửa trường Đại học Dược Hà Nội. Nhưng cũng có thể đặt lại tấm bia cũ bây giờ đang được lưu trữ trong kho của Ban quản lý các di tích lịch sử và du lịch thủ đô. Năm 1995, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn tổ chức một hội thảo chuyên đề về cuộc đời và sự nghiệp của nhà truyền giáo người Pháp. Trong lời phát biểu của ông về đóng góp của giáo sĩ dòng Tên người Pháp tại Việt Nam, TS. Nguyễn Duy Quý kết luận: “Chúng tôi dự định đặt tấm bia cũ trong khuôn viên Thư viện Quốc gia. Chúng tôi cũng muốn khôi phục lại tên của nhà truyền giáo nổi tiếng cho một đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị đổi tên vài thập kỷ trước… (Le courrier du Viêt Nam)

Như vậy, công lao của Alexandre de Rhodes đã được chính quyền Việt Nam công nhận thỏa đáng.

Ngô Tự Lập dịch (từ tiếng Pháp) [Bạn đọc nào muốn có bản .pdf nguyên bản tiếng Pháp, có thể truy cập tại https://journals.openedition.org/moussons/2921 – Văn Việt]

*Alain Guillemin, TS. Viện Nghiên cứu Xã hội học Địa Trung Hải, Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp

BIBLIOGRAPHIE

I. Ouvrages d’ Alexandre de Rhodes

1. Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum in octo dies divisus (Phep giang tam ngay cho ke muân chiu phep rua, ma be do dao thanh duc Chua bloi), Ope scra Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus? Ab Alexandro de Rhodes è Societate IESU ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Romae, Typis Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, Superiorum permissu.s.d. 323 p, Imprimatur, Rome, 8 Juillet 1651.

2. Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum ope Sacra Congregationis de Propaganda Fide in lucem editum ab Alexandro de Rhodes  E Societate Iesu ejusdemqu Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Romae, Typis et sumptibus  ejusdem Sacr. Congregat. MDCLI (1651), SuperiorumPermissev, 88ff, 450p,  deux colonnes +Linguae Annamiticae sev Tunchinensis bevis Declaratio, pp 1-31,

3. Histoire du royaume du Tonkin par A. de Rhodes, Revue Indochinoise, 1908, 2° semestre, 30 juillet, 15 août, 31 août, 15-30 septembre. Traduction de Tunchinensis historiae libri duo quorum altero status temporalis huius Regni …, Lyon, 1652.

4. Voyages et missions du Père Alexandre de Rhodes de la Compagnie de Jésus, en la Chine et autres royaumes de l’orient. Nouvelle édition par un père de la même Compagnie (Le Père Auguste Carayon), Paris, Julien Lanier et cie, 1854 pp VII-448.

II. Dictionnaires et grammaires [7]

1. Pigneau de Behaine Joseph Georges (1741-1799) membre du Séminaire des Missionnaires de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de  Cochinchine, de Cambodge, de Ciampa,  Vocabularum annamitico-latinum, 1772, 729 p, Edition en fac-similé du manuscrit original, Documents des Archives des Missions Étrangères de Paris, 2001, 729 p, 34,5 x 24 (Traduction en vietnamien : Tu vi Annam Latinh préfacé par Nguyên Dinh Dâu, Thanh Pho Hô Chi Minh, Nha xuât ban Tre, 1999, 574 p, 14 x 20.

2. Taberd A.L (1794-1840), Dictionnarum annamitico-latinum, primum incetum ab P.J Pigneaux, episcopo adranensi, vicario apostolico Cocincinae, dein abslutum et editum a I.L Taberd, episcopo isauropolitano, vicarioapostolico Cocincinae, Serampore, EX Typis, J.C Marsham, 1838, XLVI, 7322-128 p, 28cm. Réimprimé au Viêt Nam en 2004 par le Centre d’études de la culture nationale.

3. Aubaret Gabriel, Grammaire annamite, suivie d’un vocabulaire français-annamite et annamite-français, Paris, Imprimerie Impériale, 1867.

4. Truong Vinh Ky, Jean Baptiste Petrus, Abrégé de grammaire annamite, Saïgon, Imprimerie Impériale, 1867.

5. Legrand de la Liraye 1868 Dictionnaire élémentaire Annamite-Français, Saïgon, Imprimerie Impériale, 184 p.

6. Theurel, Mgr Joseph, Dictionnarum annamitico-latinum, ex opere Taberd con tans, nec no ab J.S Theurel, episc, A canthensi, vicario apost, Tunquini occidantalis recognitum et notabiler adauctumad quod ac-cessit, Appendix de vocibus sinicis et locutionibus minus usitatis, Nin Phu, Ex Typis Missionis Tunquini occidentalis, 1877, XXX-566-71 p

6. Truong Vinh Ky,  Jean Baptiste Petrus, Grammaire de la langue annamite, Saïgon, C.Guilland et Martinon, 1883, 304 p.

7. Truong Vinh Ky, Jean Baptiste Petrus, Guide de la conversation annamite. Sách tâp nói chuyên tiêng Annam vá tiêng Phangsa. 2e édition. Saigon, Ban-in Nhà Hàng C. Guilland et Martinon, 1885.

8. Truong Vinh Ky, Jean Baptiste Petrus Petit dictionnaire franco-annamite, Nouvelle édition ornée du portrait de l’auteur illustrée de 1250 gravures extraites du Petit Larousse illustré. Saigon, F.-H. Schneider, 1911 (Première édition, 1887).

9. Huynh Tinh Cua, dit Paulus Cua, Dictionnaire annamite … Dai nam quâc âm tu vi. Tham dung chu nho có giai nghia, có dan chúng, muon 24 chu cái phuong Tây làm chu bô. Deux volumes. Saigon, Rey, Curiol & Co., 1895-1896.

10. Génibrel, J.MF, Dictionnaire annamite-Français comprenant 1°: tous les caractères de la langue annamite vulgaire avec l’indication de leurs divers sens propres et figurés et justifiés par de nombreux exemples, 2° les caractères chinois nécessaires à l’étude de Thu Tho, (=Quatre Livres classiques chinois), 3° la flore et la faune de l’Indochine par JMF Genibrel, missionnaire apostolique, 2° édition refondue et considérablement augmentée, Saïgon, Imprimerie de la Mission à Tân Dinh,  1898, 987 p.

11. Hue, Gustave, MEP, 1937 Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, Hanoi, Imprimerie Trung Hoa Thiên Ban, 1937, 1199-7 p.

12. Cordier Georges, Dictionnaire annamite-français à l’usage des élèves et des annamitisants, Hanoi, Imprimerie Tonkinoise, 1930, 1433 p.

13. Gouin Eugène, Dictionnaire vietnamien, chinois, français, Saïgon, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1957, réédité en 2002 par les Editions You Feng, en collaboration avec Les Indes Savantes et les Missions Étrangères de Paris.

III. Ouvrages et articles

1. Bordreuil, Daniel,  Etude biographique schématique sur le R .P Alexandre de Rhodes, S.J, (1591-1660) apôtre de l’Annam au XV11ème Siècle, Thèse de Maîtrise en Théologie soutenue le 8 Avril 1954, Faculté Libre de Théologie  Protestante, d’Aix en Provence.

2. « Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien (1ère période), Lê thi Xuyên, Pham Thi Quyên,  Do Quang Viêt, Nguyên Van Bich, (Université Paris VII, Univerité Nationale de Hanoi), Histoire Épistémologie Langage, 2004, pp 137-158.

3. Brocheux Pierre, Hémery Daniel, Indochine, la colonisation ambiguë, Parsis, éditions la découverte, 2004

4. Cadière Léopold, Missions Étrangères de Paris, «Les Européens qui ont vu le Vieux Hué: le père de Rhodes», Bulletin des Amis du Vieux Hué, II, 1915, pp 231-250.

5. Cadière Léopold, «Le Titre divin en annamite. Etude de terminologie chrétienne», Revue d’histoire des missions, supplément au n°de Décembre 1931, pp 1-27.

6. Cadière Léoplod, « Iconographie du Père de Rhodes », Bulletin des Amis du Vieux Hué, XXV, 1938, pp 27-62.

7. Francis, John de, Colonisation an language policy, La Haye, 1977

8. Haudricourt, André Georges, « Origine des particularités de l’alphabet vietnamien », Bulletin Dân Viêt, 3, EFEO, 1949, pp 61-68.

9. Jacques, Roland, «Le Portugal est la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire», Revue d’histoire de la France d’outre-mer, T 85, 1998, n° 318, pp 21- 54.

10. Le courrier du Viêt Nam, 4, Juillet 2004, Hông Nga et Sébastien.

11. Moussay Gérard, Les dictionnaires vietnamiens du XVIIème au XXIéme siècle, Texte inédit aimablement communiqué par l’auteur, 8 p.

12. Nguyên Phu Phong, «Regards comparatifs sur les deux écritures vietnamiennes», Cahiers d’études vietnamiennes, 15, 2001, pp 1-22.

13. Nguyên Van Hoan, «Le quôc ngu, nouvel instrument de la langue vietnamienne», Approches Asie, n° 7, Mars 1984, pp 70-88)

14. Phan Dan Binh, «Romanisation de l’écriture et alphabétisation au Viêt Nam. Bilan et problèmes», in Illetrismes: variations historiques et anthropologiques, sous la direction de Bernard Frankael, Paris, BPI, Centre Georges Pompidou, 1993, pp 125-137.

15. «Souvenir d’ Alexandre de Rhodes (1591-166)», 37ème cahier de la Société de géographie de Hanoi, Hanoi, G.Taupin, 1941, tirage à part du n°41 de la revue Indochine,  spécialement réimprimé par les Amis du Vieux Hanoi et les membres du Comité du Monument d’Alexandre de Rhodes, 15p.Cf notamment les articles suivants: R.Bourgeois, Alexandre de Rhodes, pp 3-5, P.Boudet, Les œuvres du R.P Alexandre de Rhodes, pp 6-8, Nguyên Van Tô, Le père Alexandre de Rhodes et la transcription de Quôc Ngu, pp 9-10. de Francis, Colonisation and language policy, La Haye, 1977.

16. Trinh Van Thao, Vietnam. Du confucianisme au communisme, Paris, L’Harmattan, Logiques sociales, 2007. 

17. Vietnamese Lexicography, Nguyên Dinh Hoa, http: //www.vietnamjounal.orgarticle 51

18. Vu Khanh Tuong, Les missions jésuites avant les missions étrangères au Viêt Nam (1615-1665), Travail présenté pour l’obtention du Doctorat en Théologie, Institut Catholique de Paris, 1956.


[1]Alexandre Lê, Etude du Nôm, écriture idéographique de la langue vietnamienne : son histoire, sa  structure et sa valeur littéraire , Paris, I.N.A.L.C.O, 1995, D.E.A de langue vietnamienne, tr.  61-60.

[2] Pham Dan Binh, Littérature vietnamienne et apports français au début du 20°siècle, in « Littérature d’Extrème-Orient au xx° siècle », Arles, Editions Philippe Picquier, 1993, p 57.

[3] Pham Dan Binh , đã dẫn.

[4]. Phan Ngoc, tr. 131 .

[5] Lettre de Paulin Vial adressée au Gouverneur de Saïgon le 15 Janvier 1878 in J.Bouchot,  Petrus Truong Vinh Ky, érudit indochinois, Saïgon, 3°édition, 1927, tr. 48 . Trích theo Nguyên Van Hoan), Tạp  chí  Nam Phong, n°50, 1921, p 78 .

[6] Lược sử cụ Nguyễn Bá Học (Biographie succincte de Nguyễn Bá Hoc , trích theo Nguyễn Văn Hoàn, đã dẫn. tr. 80

[7] Les dictionnaires et grammaires postérieurs au dictionnaire d’Alexandre de Rhodes, sont citéspar ordre chronologique.

PHỤ LỤC

(Theo yêu cầu của một số bạn đọc và nhờ sự giúp đỡ của dịch giả dưới đây chúng tôi đăng lại nguyên văn tiếng Pháp bài viết của Alain Guillemin)

Alexandre de Rhodes a-t-il inventé le quôc ngu ?

Alain Guillemin (France)

En mai 1941, les autorités coloniales dressent un mémorial sur une petite place au nord-est du lac Hoàn Kiêm, à côté du temple de Bà Kiêu. C’est une stèle en pierre, haute de 1,7 m, large de 1,1 m et épaisse de 0,2 m, sur laquelle sont gravés en quôc ngu, en chinois et en français, les mérites du jésuite Alexandre de Rhodes.[1] Le journal Tri Tân du 13 juin 1941 en informe  ses lecteurs de la manière suivante : “M. Alexandre de Rhodes a revécu parmi les habitants de Hanoi lors de l’inauguration de son mémorial ; la cérémonie a été réalisée dans une atmosphère solennelle et émouvante… Maintenant, le quôc ngu est considéré comme les fondements de la langue nationale, c’est pourquoi, nous ne pouvions pas ne pas remercier sincèrement celui qui l’a inventé, M. Alexandre de Rhodes”. (Le courrier du  Viêt Nam)

Mais l’hommage rendu à l’illustre jésuite, ne doit pas être l’arbre qui cache la forêt. Au-delà d’Alexandre de Rhodes ce qu’il faut mettre en évidence c’est le rôle des missionnaires dans la connaissance des langues. En effet, au Viêt Nam, comme dans la plupart des pays qu’ils évangélisent,  ils ne se limitent pas à la prédication et à la traduction de la parole de Dieu. Ils sont aussi des jalons incontournables, en matière de grammaire et de lexicographie de la langue vietnamienne.

Revenons-en à Alexandre de Rhodes. A-t-il « inventé » le quôc ngu ?  Si éminent que soit son rôle nous verrons qu’il n’est que le maillon d’une chaîne. Pour argumenter notre propos nous diviserons notre exposé en trois parties. Après avoir brièvement évoqué la vie et les voyages d’Alexandre de Rhodes, nous tenterons  de mettre en évidence les principaux apports de son œuvre lexicographique et le rôle joué par ses  prédécesseurs, des Jésuites portugais. La troisième partie analysera le processus qui débouche sur la généralisation du quôc ngu comme mode de transcription de la langue vietnamienne.

            Un voyageur polyglotte

Alexandre de Rhodes est né en Avignon le 15 Mars 1591, dans une famille de négociants en soie, originaire du village de Calatayud en Aragon. Ces marranes ont fuit l’inquisition pour se réfugier  en Avignon, alors terre papale accueillante pour les juifs. Comme  beaucoup de chefs de familles juives converties au catholicisme, le père d’Alexandre choisit de modifier son patronyme de Rueda[] en Rode, puis de Rode et finalement en de Rhodes. [2] En 1609, à 18 ans, Alexandre de Rhodes arrive à Rome. Le 14 avril 1612 il  entre dans la Compagnie de Jésus. Là, il  perfectionne sa connaissance des langues anciennes (latin, grec et hébreu), apprend l’italien et étudie les mathématiques.

Il se destine à l’évangélisation du Japon et quitte Rome en octobre 1618 pour Lisbonne, alors principal port d’embarquement d’Europe pour les Indes Orientales. Il apprend le portugais en attendant le départ, le 4 Avril 1619, sur le “Sainte Thérèse”, à destination de Goa. Parmi les quatre cents passagers de ce navire figurent d’autres missionnaires Jésuites comme Jérôme Majorica auteur prolifique de textes chrétiens en chu nôm’ (écriture vietnamienne en caractère inspirée des idéogrammes chinois), évangélisateur du Tonkin et de  la Cochinchine.

Le navire passe le Cap de Bonne-Espérance le 20 juillet 1619 et atteint l’île de Goa le 9 octobre de la même année. Là, Alexandre de Rhodes est accueilli par les jésuites installés à Goa depuis l’arrivée de François Xavier en 1542. Il va demeurer deux ans et demi à Goa et à Salsette où il tombe gravement malade. Il y rencontre le jésuite français Etienne de la Croix avec lequel il apprend une langue locale: le kanara ou canarin. [3] Le 12 avril 1622, il reprend le cours de son périple vers le Japon. Il s’embarque alors pour Malacca où il arrive le 28 Juillet 1622 et doit patienter près de 9 mois avant pouvoir de reprendre la mer.

A peine arrivé à Macao le 29 mai 1623, il se met à l’étude du japonais. Mais, du fait  de l’intensification de la persécution des chrétiens au Japon[] et de la fermeture progressive du pays entamée dès 1612, ses supérieurs décident de l’orienter vers une autre destination: le Đại Việt où les pères Francesco Buzomi (1576-1639) et Diego Carvalho avaient établi une mission depuis 1615 à Tourane (aujourd’hui Đà Nẵng).

Après 18 mois passés entre Macao et Canton, Rhodes s’embarque avec 5 autres jésuites, dont Gabriel de Matos à destination de Faifo (aujourd’hui Hội An), un des principaux ports de ce qu’il appelle la Cochinchine, au sud de Tourane. C’est un grand centre économique qui commerce avec les Japonais et Portugais. Il y arrive en mars 1626 et en quelques mois maîtrise suffisamment le vietnamien pour prêcher dans cette langue. Le 12 Mars 1627, en compagnie du Jésuite Pedro Marques, Alexandre de Rhodes embarque pour le Tonkin. Il y est envoyé par ses supérieurs  pour assister le jésuite italien Giuliano Baldinotti [ qui éprouve de grandes difficultés à maîtriser le vietnamien. La première église du Tonkin est érigée non loin de Thanh Hoa. Néanmoins, la prédication se trouve vite compromise par le conflit qui éclate, motivé par l’opposition des missionnaires à la polygamie et avivé par des rumeurs d’espionnage propagées par les mandarins au service du roi. Placé en résidence surveillée à Hanoï en janvier 1630, Alexandre de Rhodes est banni en mai par l’empereur Trịnh Tráng, sous la pression de ses concubines. Ne pouvant rentrer en Cochinchine, d’autant plus défavorable aux religieux chrétiens qu’elle les imagine devenus des espions du Tonkin, Alexandre de Rhodes retourne à Macao où il enseignera pendant près de dix ans  la théologie morale.

Entre 1640 et 1645, de Rhodes entreprendra 4 voyages vers la Cochinchine comme supérieur des missions (janvier – septembre 1640, décembre 1640 – juillet 1641, janvier 1642 – septembre 1643, janvier 1644 – juillet 1645). La plupart du temps, il devra travailler dans la clandestinité, en raison de l’hostilité des autorités locales. Expulsé de Cochinchine le 3 Juillet 1645, il débarque à Macao vingt jours plus tard. En vue d’obtenir davantage de soutien de la part du Saint-Siège, on demande à Alexandre de Rhodes de partir à Rome plaider la cause des Missions d’Asie. Avant son départ, il initie ses successeurs, Carlo della Roca et Metello Sacano  à la langue annamite.

Parti de Macao le 20 décembre 1645, accompagné d’un jeune chrétien chinois, il n’atteindra Rome que le 27 juin 1649, après bien des vicissitudes.  Arrivé à Rome, il expose la situation de l’Église en Cochinchine et au Tonkin et sollicite le soutien du Vatican pour l’établissement de missions auprès de la Propaganda Fide (Propagande de la foi). Il plaide pour la formation d’un clergé autochtone et  réclame la nomination d’un évêque in partibus pour la Cochinchine et le Tonkin, s’opposant ainsi à la domination politique et religieuse de patronage portugaise, le padroado

Il quitte Rome le 11 Septembre 1652, chargé par la Propagande de trouver les personnes et les fonds nécessaires pour remplir sa mission. Il parcourt le Piémont et la Suisse puis []rejoint Paris en janvier 1653. Là il rencontre le Père Jean Bagot, Jésuite bien introduit dans les milieux du pouvoir qui avait été confesseur du jeune Louis XIV. C’est parmi les disciples du Père Bagot qu’il trouve des volontaires pour partir au Tonkin et en Cochinchine, notamment François Pallu qui sera l’un des trois vicaires apostoliques nommés en 1658 par le pape pour les missions d’Asie, acte fondateur des Missions Étrangères de Paris.  D’autre part, la Compagnie du Saint-Sacrement, soutenue par Anne d’Autriche, Saint Vincent de Paul et Bossuet, donne les financements nécessaires au projet d’Alexandre de Rhodes. Mais cd projet risquait d’envenimer les relations entre le Pape, le roi du Portugal et la Compagnie de Jésus. Mis en disgrâce, il est envoyé en Perse en novembre 1654 où il s’initie immédiatement  à la langue. C’est là qu’il meurt en novembre 1660.

Les haltes, dans l’itinéraire d’Alexandre de Rhodes sont donc des occasions d’apprendre des langues. Alexandre de Rhodes connaissait 12 à 13 langues : le français et provençal, ses langues maternelles, le latin, le grec, l’italien et peut-être l’hébreu, le portugais, l’espagnol, le canarin, le chinois, le japonais, le perse et le vietnamien, langues « qu’il pouvait presque toutes parler couramment ». (Cadière, 1915, p 239)  Alexandre de Rhodes était modeste. À son arrivée au Viêt Nam, il avoue sa perplexité  « Pour moi, je vous avoue que quand je fus arrivé en la Cochinchine, et que j’entendis parler les naturels du pays, particulièrement les femmes, il me semblait entendre gazouiller les oiseaux et je perdis l’espérance de le pouvoir jamais apprendre ». (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854,  p 79). Mais s’il était dépourvu de fatuité il avait cependant pour l’étude des langues « une facilité merveilleuse ». (Cadière, 1915, p 239) Il ne tarde pas à maîtriser le gazouillis des oiseaux : « Je commençai à prendre à cœur cet emploi : on me donnait tous les jours des leçons que j’apprenais avec autant d’application  que j’avais autrefois appris la théologie à Rome, et Dieu voulut que dans quatre mois j’en sus assez pour entendre les confessions, et dans six mois je prêchai en la langue de la Cochinchine, ce que j’ai continué pendant beaucoup d’ années ». (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, p 67)  Le Père de Rhodes était donc bien armé «  pour démêler, reconnaître, différentier et noter par des signes appropriés les divers sons, parfois si voisins, si fuyants de la langue annamite ». (Cadière, 1915, p 239)

Alexandre de Rhodes et le quôc ngu

Le Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum et le Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum, publiés à Rome en 1651 sont, en effet, deux ouvrages fondamentaux et irremplaçables, qui posent les bases de la romanisation du vietnamien et nous permettent en outre de connaître l’état de la langue vietnamienne au XVIIème siècle et son évolution. Nous nous intéresserons, dans cet exposé, au seul dictionnaire.

Quand Alexandre de Rhodes a-t-il rédigé son dictionnaire ? Sans doute pendant ses séjours au Viêtnam. Mais  les sept ans qu’il y passa en totalité furent ponctués de va et vient, de départs et de retours. Si l’on ajoute qu’il était sollicité par les tâches d’organisation de la mission et qu’il vécut souvent dans, la clandestinité où la semi clandestinité, situation peu propice à la recherche lexicographique, on peut faire l’hypothèse, avec le pasteur Bordreuil, qu’il travailla sur le dictionnaire pendant son long séjour à Macao, de 1630 à 1640 :   « Bien qu’il n’en parlât pas dans son ouvrage, nous pensons que le Père de Rhodes mit à profit les dix années de calme intellectuel, sinon pour rédiger, du moins pour jeter les bases de deux ouvrages capitaux à l’usage des catéchistes annamites et des missionnaires : nous voulons parler de son catéchisme et de son dictionnaire ». (Bordreuil, p 79) D’autre part, son séjour à Rome lui permit de mener à bien les tâches matérielles de publication de son ouvrage.

Le Père Lèopold Cadière, expert en la matière, souligne sa grande maîtrise de la langue : « Pour tout ce qui concerne l’Annamite, le dialecte du Tonkin et celui de la Cochinchine n’avaient pas de secret pour lui. . . Ajoutons qu’il nous donne sur l’état ancien de la langue annamite, sur des mœurs et des coutumes aujourd’hui disparues, des renseignements qu’on ne trouve nulle part ailleurs …Ajoutons que pour le sens des mots l’ouvrage est d’une sûreté impeccable, et que les notions de grammaire qu’il a ajoutées à son dictionnaire dénotent une compréhension très profonde du mécanisme parfois compliqué et subtil de la syntaxe annamite » (Cadière, 1915, pp 238-39)

Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio,  le précis de grammaire annamite de 31 pages,  qui figure à la fin de son dictionnaire  « donne un aperçu sommaire sur le fonctionnement de la langue vietnamienne. Il consacre 6 chapitres sur 8 au traitement du problèmes de la classification des mots en vietnamien ». (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, p 143) Ces chapitres sont les suivants :

–                     Lettres et syllabes dont se compose la langue (chapitre 1)

–                     Accents et autres signes dans les voyelles (chapitre 2)

–                     Les noms et les adjectifs et les adverbes  (chapitre 3)

–                     Les pronoms (chapitre 4)

–                     Autre pronoms (chapitre 5)

–                     Les verbes (chapitre  6)

–                     Les particules indéclinables en vietnamien (chapitre 7)

–                     Quelques éléments de syntaxe  (chapitre 8)

Alexandre de Rhodes suit de près « les pratiques langagières chez les « annamites » en fonction  des différents milieux sociaux ». (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, p 149) Mais il fait entrer la syntaxe vietnamienne dans le cadre déjà fixé de la syntaxe latine : « On peut y retrouver les notions grammaticales utilisées pour une description de la langue latine comme le cas, les temps et modes, le nombre, le genre, les prépositions. C’est un effet de la grammaire latine étendue qui  impose son cadre descriptif, fixé depuis des siècles, pour les nouvelles langues à décrites ». (Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien, p 50).  Ce point de vue a été critiqué par les linguistes vietnamiens qui lui reprochent de ne pas faire justice aux traits spécifiques de la syntaxe vietnamienne.

Pour mettre au point son dictionnaire Alexandre de Rhodes s’est peut-être servi des premiers travaux de romanisation de la langue japonaise (romaji) de Yajiro[], un japonais converti du milieu du XVIème siècle, mais ses vrais précurseurs sont les jésuites venus du Portugal. Dans l’avis au lecteur de son dictionnaire Alexandre de Rhodes, reconnaît d’ailleurs sa dette envers ses prédécesseurs. Il dit avoir travaillé sur la base d’un dictionnaire vietnamien-portugais composé par  Gaspar do Amaral et d’un dictionnaire portugais-vietnamien du à Antonio Barbosa. Mais  son premier maître fut Francisco de Pina, encore un Portugais. Pina avait élaboré dès 1622 un système de transcription alphabétique adapté à la phonétique et aux tons de la langue vietnamienne, composé un florilège de morceaux choisis et commencé à rédiger une grammaire. (Roland, p 37) En 1624, Pina ouvre la première école de langue vietnamienne pour les étrangers, avec notamment deux élèves, Antonio de Fontes et…Alexandre de Rhodes.

De ce fait on constate, sans étonnement que les conventions phonétiques du quôc ngu révèlent une influence du portugais qui n’est sans doute pas étrangère au fait que, entre 1615 et 1788, sur les 145 jésuites qui résidèrent au Vietnam on dénombre 74 portugais contre 30 italiens, 5 français et 4 espagnols. En effet, l’alphabet vietnamien est une adaptation du vietnamien à l’alphabet latin utilisé dans les langues romanes parlées par les missionnaires. Pour la notation des tons ont été employés des signes utilisés en grec, le tild pour noter le ton nga, le point d’interrogation suscrit pour noter le ton hoi, on a ajouté un point souscrit pour noter le ton nang. Dans cette transcription Nguyên Phu Phong, à la suite d’A.G Haudricourt  souligne le poids de la langue portugaise En ce qui concerne les consonnes viennent du portugais, le gi, le ch, le x, le nh, en ce qui concerne les voyelles le â, le ê, le ô. (A.G Haudricourt, p 61,  Nguyên Phu Phong, pp 13-17 )

Le Jésuite portugais et Alexandre de Rhodes ont donc mis au point l’écriture alphabétique du vietnamien, mais cela ne signifie pas qu’ils ont ignoré le chu nôm, bien au contraire. Le chu nôm a largement été utilisé pour l’évangélisation, sous forme de catéchismes, d’histoires des saints, de recueils de paroles saintes. Un missionnaire italien Girolamo Majorica a signé 48 œuvres différentes, constituant un ensemble de 4200 pages. [4] En effet, comme le souligne Roland Jacques, l’écriture romanisée est avant tout destinée à l’instruction et à l’usage des missionnaires : « Elle leur fournissait une interface fort commode avec la langue orale ; en outre elle leur offrait un moyen d’échange intellectuel et de communication écrite avec les principaux dirigeants vietnamiens de la communauté chrétienne, dont on exigeait dans ce but l’apprentissage de la nouvelle écriture. Cette situation, caractérisée par une diffusion très restreinte du quôc nguu, évoluera très lentement à partir du milieu du XVIIIème siècle. Alors seulement, l’écriture  alphabétique commencera à se répandre davantage dans la communauté chrétienne ; ce sera pour des  raisons de sécurité face à un régime inquisitorial et peut être aussi à cause de sa commodité d’emploi ». (Jacques, p 51)         

Mais la mise au point du quôc ngu n’est pas le seul fait des missionnaires européens, ils n’auraient pu accomplir cette tâche sans l’aide des chrétiens vietnamiens, les catéchistes, les frères et, bien sûr, les prêtres. C’est d’ailleurs à eux que l’on doit les premières œuvres en prose vietnamienne, écrite dans une langue « vulgaire » et transcrites en alphabet latin : en 1659, l’Histoire du pays d’Annam de Bento Thien, en 1822 le Carnet de notes et de divers faits  (« Sach sô sang chep cac viêc »), rédigé à Lisbonne par le Jésuite Philippe Binh. Le rôle considérable constamment joué par les lettrés vietnamiens dans cette entreprise lexicographique est injustement ignoré, ces collaborateurs « indigènes » restent trop souvent dans l’anonymat.  Seuls quelques témoignages font état de cette collaboration. Francisco de Pina fut aidé par un jeune lettré vietnamien baptisé sous le nom de Pero et  « meilleur écrivain des lettres  chinoises » (Roland, p 3). Alexandre de Rhodes  exprime sa dette de reconnaissance en termes  émouvants : « Celui qui m’aida merveilleusement fut un petit garçon du pays qui m’enseigna dans trois semaines tous les divers tons de la langue et la façon de  prononcer tous les mots ; il n’entendait pas ma langue, ni moi la sienne, mais il avait un si bel esprit qu’il comprenait incontinent  tout ce que je voulais dire ; et en effet, en ces mêmes trois semaines, il apprit à lire nos lettres, à écrire et à servir la messe ; j’étais étonné d voir la promptitude de cet esprit et la fermeté de sa mémoire. (Alexandre de Rhodes, Voyages et Missions, 1854, p 89) Mgr Pigneaux de Behaine  qui composa son dictionnaire, à Pondichéry, entre juin 1772 et juin 1773,   réalisa ce travail avec l’aide de huit lettrés cochinchinois.

            De la Mission catholique à la généralisation du quôc ngu

Pigneaux de Behaine, appartenait aux Missions Étrangères de Paris. En effet, ce sont les prêtres des Missions Etrangères, successeurs des Jésuites qui poursuivirent la mise au point du quôc ngu. Le Dictionnarum Annamitico-Latinum de Pigneaux de Behaine est le premier dictionnaire incluant, les caractères romanisés et les caractères vietnamiens, les chu nôm, que le dictionnaire d’Alexandre de Rhodes ne prenait pas en compte. En rationalisant le système consonantique et celui des tons, il révise, corrige et enrichit le dictionnaire d’Alexandre de Rhodes. Mgr Tabert, utilise le dictionnaire manuscrit de Pigneaux de Behaine et le fait imprimer en 1838 à Serampore, au Bengale sous le titre Dictionarium  annamitico latinum. Ce dictionnaire dans lequel « l’apport de Mgr Tabert est mal défini…enferme environ 10 000 termes, avec l’exposé détaillé des divers sens de chaque terme ». (Moussay, p 2)

En 1868, le Père Legrand  de la Liraye fait éditer  son Dictionnaire élémentaire Annamite-Français. Le dictionnaire annamite-latin de Mgr Tabert est révisé et complété par Mgr Joseph Theurel, vicaire apostolique du Tonkin occidental, mais il meurt en 1868,  avant de mener à bien son projet. Le père Charles Lesserteur  termine le travail et fait publier le dictionnaire par les presses de la Mission de Ke-So, en  1877. Le Père Génibrel, des M.E.P, fait publier en 1898 son grand dictionnaire un Dictionnaire Annamite-Français. Du début du siècle à 1928, plusieurs missionnaires de M.E.P publièrent une série de petits lexiques : ceux des Pères Ravier, Dronet, Pilon, Barbier, Masseron.  En 1937 paraît le volumineux Dictionnaire Annamite-Chinois-Français du Père Hue, M.E.P. (Moussay, p 3)

Cette œuvre lexicographique des missionnaires est couronnée par la parution, en 1957, du Dictionnaire Vietnamien-Chinois-Français du Père Eugène Gouin, réédité en 2002 par les Editions You Feng, qui reste un dictionnaire de référence, même si les dictionnaires plus récents ont pris en compte l’évolution du Vietnamien écrit et parlé. Il faudrait y ajouter les grammaires, les ouvrages et les nombreux articles traitant de phonétique ou de linguistique. Ainsi, si les missionnaires ont traduit peu d’œuvres littéraires, à l’exception des contes, ils ont forgé la majorité des outils de traduction. En dehors des missionnaires, il faut signaler la contribution lexicographique importante de Georges Cordier qui fait publier en 1930 son Dictionnaire annamite-français à l’usage des élèves et des annamitisants.

C’est aussi par le filtre des milieux catholiques, plus enclins à collaborer avec les conquérants, que passera aussi le quôc Ngu, notamment grâce aux écrits de deux grands érudits, Huynh Tinh Cua (1834-1907) et Truong Vinh Ky (1837-1898) . Le premier, Gouverneur de province, traduit les décrets des autorités de Saïgon, vulgarise le quôc ngu dans le premier journal en langue vietnamienne et en alphabet latin le Journal de Gia Dinh(« Gia Dinh Bao »), publie des contes et légendes recueillis entre 1880 et 1887, compose, en 1897, un dictionnaire de la langue vietnamienne, sur le modèle des dictionnaires de la langue française. Mais un des grand artisan de la propagation du quôc ngu est Truong Vinh Ky . Génie polyglotte il est réputé avoir appris au Siam, le siamois, le birman, le laotien, le cambodgien et le chinois, au Séminaire de Pénang, à Singapour, le japonais, l’hindi, le grec, le latin, le portugais et le français En 1863, il accompagne Phan Thanh Gian, en qualité de secrétaire interprète de la commission d’ambassade envoyée à Paris pour le rachat des trois provinces cédées à la France. Nommé à son retour, Directeur du Collège des interprètes, et Professeur au Collège des stagiaires il obtient, en 1865, la suppression des concours littéraires sino-vietnamiens en Cochinchine, avant de devenir, en 1866, Ministre à la cour de Hué. De l’œuvre imposante de ce polygraphe, historien, essayiste politique, prosateur, poète et traducteur, il faut retenir pour notre propos, la rédaction en1863 de la première grammaire vietnamienne écrite par un vietnamien, un Petit dictionnaire franco-annamite et la transcription en quoc ngu, de quelques uns des chefs d’œuvres de la littérature en chu nôm, tels le Kim Van Kieu, le Phan Tran, et le Luc Van Tien, la rédaction de récits en prose, notamment Voyage à Hanoï, publié en 1887. En matière de littérature romanesque, c’est aussi dans l’orbite du catholicisme que fut rédigé « le premier récit moderne où le moi est en jeu, rédigé en prose et en quôc ngu à la manière occidentale, et décrivant des personnages de l’époque avec leur vie intérieure, familiale et sociale ».[5] Il s’agit de Truyên Thây Lazarô Phiên (Histoire de Lazaro Phiên) de Nguyên Trong Quan, éditée à Saïgon en 1887 par J.Linage. Le sujet, le milieu et les personnages sont catholiques : le héros, Lazare Phien, cherchera refuge dans la vie religieuse après avoir tué, pour avoir cru à une lettre trompeuse, sa jeune épouse et son meilleur ami.[6]

Dans la première moitié du XXème siècle  les contributions des auteurs  vietnamiens  se multiplient, bien au-delà des milieux catholiques. Il faut citer  notamment : Buu Cân, Lexique d’expressions sino-annamites usuelles (Hanoi, 1933) ; Do-van-Dap, Dictionnaire sino-annamite(Nam-dinh, 1933) ; Dao duy Anh, Dictionnaire français-annamite, avec transcription en caractères chinois des termes sino-annamite (Hanoi, 1936) ; Long-Diên  Nguyên van Minh, Dictionnaire d’allusions littéraires disposées par ordre alphabétique (Hanoi, 1941) ; Hoang xuân Han, Vocabulaire scientifique (Saigon, 1948) ; Dao van Tiên, Vocabulaire scientifique (Paris, 1945) ; Dao van Tâp, Dictionnaire général vietnamien-français (Saigon, 1950) ; Dao van Tâp, Dictionnaire général  français-vietnamien (Saigon, 1950) ;  Lê ba Kông, Dictionnaire anglais-vietnamien (Hanoi, 1950) ; Lê ba Kông, Dictionnaire vietnamien-anglais (Hanoi, 1950) ; Dao van Tâp, Dictionnaire vietnamien (Saigon, 1951) ; Trân van Hiêp, Dictionnaire sino-vietnamien (1951) ; Thanh-Nghi, Dictionnaire vietnamien-français  (Saigon, 1952) ; Dao dang Vi, Dictionnaire français-vietnamien, (Saigon, 1952). (Moussay, p 8)

Ces outils linguistiques ont été d’une aide précieuse pour les colonisateurs. En effet, une nécessité pratique motivait les acteurs de la colonisation, apprendre la langue des colonisés et former des interprètes, relais de transmission des conquérants. Ils s’appuyèrent pour ce faire sur les missionnaires. En effet le Collège des interprètes de Saïgon, qui dès 1861 comptait un millier d’inscrits n’était que la transformation de l’école secondaire d’Adran ou les missionnaires enseignaient à 40 élèves le quôc ngu et le latin. [7]  La même année, tout juste trois ans après l’intervention de la France, l’officier de marine Gabriel Aubaret publie, en quôc ngu, un Vocabulaire français-annamite et annamite-français, suivi en 1867 d’une Grammaire annamite. Le français succède au latin mais le caractère instrumental de l’entreprise demeure. Dans cette perspective, comme le souligne Paulin Vial, Directeur de l’Intérieur de la Cochinchine, l’usage des caractères est un obstacle au bon fonctionnement de l’administration coloniale et à la bonne communication entre français et vietnamiens : « Dès les premiers jours on a reconnu que la langue chinoise était une barrière de plus entre nous et les indigènes ; l’instruction donnée par les moyens carachérioglyphiques nous échappait complètement ; cette écriture ne permet que difficilement de transmettre à la population les notions diverses qui lui sont nécessaires, au niveau de leur nouvelle situation politique et sociale . » [8]Aussi, dès le 22 Février 1869, un arrêté du Gouvernement de Cochinchine rend obligatoire l’emploi du quôc ngu dans les documents administratifs.

En dehors des agents de l’administration coloniale et des personnes qui y sont liés d’une manière ou d’une autre, cette écriture est d’abord rejetée par les vietnamiens. Pour certains lettrés patriotes c’est l’écriture des conquérants, c’est à dire des barbares. L’un d’entre eux, Nguyên Ba Hoc (1857-1921), avant de devenir l’un des meilleurs nouvellistes de la revue Nam Phong, mis dans l’obligation, pour trouver un emploi, d’apprendre le quôc ngu, en éprouve de la honte : « Généralement je n’osais pas apprendre à haute voix ; qu’un visiteur vint à la maison, vite je cachai le manuel dans ma poche comme s’il se fût agi – ce manuel contenait les 24 lettres de l’alphabet latin – d’un livre secret, d’un manuel prohibé ». [9]

Cependant, au début du XX° siècle, toute une série de facteurs poussent les patriotes vietnamiens à faire du quôc ngu un des outils de la lutte pour l’indépendance nationale. La signature, en 1884, du traité Patenôtre qui reconnaît la domination française sur tout le Vietnam, la mort, en 1895, de Phan Dinh Phung, qui marque la fin du mouvement de résistance royaliste, entraînent l’apparition d’une nouvelle génération de nationalistes dont les deux leaders sont incontestablement  Phan Boï Châu et Phan Châu Trinh. Ils prennent connaissances des œuvres de Descartes, Montesquieu, Voltaire et Rousseau par les traductions chinoises et s’inspirent des livres nouveaux (tân thu) des réformateurs chinois comme Kang Yeou Wei et Liang Tchou. Les victoires du Japon sur la Chine en1895, sur la Russie en 1905 poussent Phan Boï Châu à préconiser le « voyage vers l’Est », c’est à dire le Japon où des étudiants vietnamiens partent clandestinement suivre les cours des écoles « occidentales » fondées par les japonais. Mais ces étudiants seront chassés du pays à la suite d’un accord franco-nippon. Phan Châu Trinh met en avant les principes de la Révolution française pour argumenter la lutte anticoloniale. Aussi les deux « Phan » font-ils partie du groupe de lettrés qui, au nom de la modernisation et de la critique du néo-confucianisme, considéré comme une trahison de la doctrine de Confucius ouvrent en 1907 l‘Ecole de la Juste Cause (Dong Kinh Nghia Thuc) qui se propose d’enseigner gratuitement le quôc ngu et de promouvoir la modernisation de la culture vietnamienne. Après neuf mois seulement l’école fut dissoute par l’administration coloniale, ses dirigeants, ses animateurs et ses partisans arrêtés et emprisonnés, notamment au bagne de Poulo Condor. Mais ses méthodes et sa doctrine avaient déjà fait tache d’huile dans le pays. Désormais, quôc ngu, modernisation et indépendance sont indissociables : « Ayant reçu le baptême des mains des patriotes le quôc ngu n’était plus « les lettres à eux » (les français, les pères catholiques), mais l’enfant né de la langue vietnamienne et jouissant désormais de la considération et de l’estime du peuple vietnamien ». (Nguyên Van Hoan, p 82)

Cette victoire du quôc ngu est indissociable de  la disparition des concours triennaux, mode de recrutement traditionnel des mandarins vietnamiens. Dès le règne de Tu Duc, ils cessèrent d’être organisés en Cochinchine. Les deux derniers furent organisés à Nam Dinh en 1915 et à Hué en 1919. La suppression des concours triennaux accélère non seulement  le  recul  de l’étude des idéogrammes mais traduit encore une profonde mutation culturelle : « Les concours littéraires sont désormais concurrencés par les nouvelles filières scolaires, puis peu à peu dévalorisés puisqu’ils débouchent de moins en moins sur les nouvelles voies de la promotion sociale ». (Brocheux, Hémery, p 218)

Les  lettrés modernistes sont d’ailleurs partisans convaincus du quôc ngu : « Les lettrés vietnamiens en viennent à leur tour a considérer le quôc ngu comme un instrument efficace pour diffuser la Nouvelle pensée, les Nouvelles lettres et les nouveaux manuels auprès des masses…Cette adoption du quôc ngu s’accompagne d’un début de diffusion d’ouvrages modernistes publiés sous leur responsabilité et dans le cadre des actions culturelles et éducatrices ». (Trin Van Thao, p 207)  C’est dans cette logique  qu’est publié le premier ouvrage  de synthèse sur la culture occidentale le Van minh ân hoc sach (Nouvelles études anthropologiques). (Tirnh Van Thao, p 208)                 

Le choix du quôc ngu par les vietnamiens est indissociable d’un mouvement d’alphabétisation de masse. Selon David Marr, cité par Phan Dan Binh, entre 1920 et 1940, 88 manuels différents ont été édités, en 364 éditions, totalisant 3,7 millions d’exemplaires. (Phan Dan Binh, p 135) Ces manuels ont non seulement pour but de vulgariser le quôc ngu, mais encore de lutter contre l’illettrisme. En 1926, selon Georges Garros, cité par Phan Dan Binh (p135) il n’y avait que 200 00 écoliers pour trois millions d’enfants en âge scolaire. En 1938, pour palier à la défaillance des pouvoirs publics, est créée l’association pour la vulgarisation du quôc ngu qui, vers 1945, recrute 1971 enseignants pour 59 827 apprenants et distribue 175 000 abécédaires. (Phan Dan Binh, p136) Cette campagne contre l’illettrisme est généralisée  par le Front révolutionnaire. « Entre septembre 1945 et décembre 1946,  le Service de l’éducation des masses a mobilisé 95665 instructeurs bénévoles pour apprendre à lire et écrire à 2 520 678 personnes. Fin 1958, on pouvait prétendre que 93,4 % de la population des plaines, entre 12 et 50 ans, y sont parvenues ». (Phan Dan Binh, p 136).

Le quôc ngu est donc devenu le véhicule de la modernisation et de l’identité nationale : « L’imagerie populaire montre volontiers le président Hô Chi Minh, lui-même fils d’un lettré patriote, au tableau noir, enseignant aux enfants des campagnes à lire et à écrire leur langue dans l’alphabet romanisé. Le nôm s’effaça jusqu’à disparaître complètement, tandis que l’écriture qui avait été celle des missionnaires et des Français devenait l’écriture unique de tout le monde  au Viêt Nam : « l’écriture nationale ». Utilisée dans tout les domaines elle se vit promue au rang de véhicule idéologique ». (Jacques, p 51)

Conclusion

Au terme de cet exposé, revenons-en à la figure d’Alexandre de Rhodes et à la progressive prise de conscience de son rôle par les autorités vietnamiennes. En effet, après 1975, le rejet de l’épisode colonial entraîne le rejet de l’œuvre d’Alexandre de Rhodes : « La romanisation de l’écriture fut classée comme un acte politique hostile, comme une entreprise de déstructuration culturelle visant à diviser la communauté nationale et à imposer une domination étrangère ». (Roland Jacques, p 24)

Dans cette logique, le mémorial d’Alexandre de Rhodes fut enlevé : « Mais malheureusement, le monument disparut un jour, il y a une trentaine d’années. Qui l’enleva ? Nul ne le sait ! Acte politique ou simple vandalisme, le mystère reste entier. La stèle, donc, bien que volumineuse, disparut de son piédestal… Un temps, on la revit dans l’échoppe d’un serrurier qui s’en servit comme… enclume. Puis une marchande de thé l’utilisa comme comptoir – bien pratique pour boire et se cultiver à la fois ! Certains la virent même au bord du fleuve Rouge… Dans les années 1980, l’espace dédié à Alexandre de Rhodes vit l’érection d’un superbe monument révolutionnaire blanc immaculé, à la gloire des patriotes : trois grandes statues de combattants, dont une femme. Sur le piédestal, cette inscription : “Prêts à se sacrifier pour la Patrie”. (Le courrier du Viêt Nam)

Il faut attendre 1993 pour qu’Alexandre de Rhodes soit réhabilité. Cette année là, le Club des historiens organisa une causerie sur Alexandre de Rhodes.et le professeur Nguyên Lân évoqua le mémorial du Français. Pour lui, il n’aurait jamais dû être abattu.  Le courrier du Viêt Nam commente en ces termes cet « enlèvement : « Cet acte révélait une certaine étroitesse d’esprit, une méconnaissance totale de l’histoire et, de toute manière, c’était indigne de notre peuple. Et Alexandre de Rhodes n’a-t-il pas aussi œuvré pour le peuple vietnamien ? L’écriture romanisée, d’apprentissage beaucoup plus facile que les idéogrammes, a favorisé l’accès au savoir et à l’information de larges pans de la population … Et le missionnaire était aussi un humaniste, proche de la population ». (Le courrier du Viêt Nam)

Le temps était venu de redonner à Alexandre de Rhodes un espace de mémoire au cœur de la capitale vietnamienne. Le professeur Nguyên Lân proposa d’élever un buste au parc Tao Dàn, devant l’Université de pharmacie de Hanoi. Mais il est aussi possible de remettre en place la vieille stèle qui est maintenant entreposée dans les locaux du Comité de gestion des vestiges historiques et des sites touristiques de la capitale. En 1995, le Centre des sciences sociales et humaines organise un colloque sur la vie et l’œuvre du missionnaire français. Dans son intervention relative aux contributions du jésuite au Vietnam, le docteur Nguyên Duy Quy conclut en ces termes : « Nous comptons déposer la vieille stèle dans l’enceinte de la Bibliothèque nationale. Nous voulons aussi redonner à une rue de Hô Chi Minh-Ville le nom du célèbre missionnaire, débaptisée il y a quelques décennies. ». (Le courrier du Viêt Nam) L’œuvre d’Alexandre de Rhodes est donc maintenant reconnue à sa juste valeur par les autorités vietnamiennes. 

Bibliographie

I . Ouvrages d’ Alexandre de Rhodes

1. Catechismus Pro iis qui volunt suscipere Batismum in octo dies divisus (Phep giang tam ngaycho ke muân chiu phep rua, ma be do dao thanh duc Chua bloi), Ope scra Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus ? Ab Alexandro de Rhodes è Societate IESU ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Romae, Typis Sacrae Congregationis de Propaganda Fide, Superiorum permissu.s.d. 323 p, Imprimatur, Rome, 8 Juillet 1651.

2. Dictionarium Anamiticum Lusitanum et Latinum ope Sacra Congregationis de Propaganda Fide in lucem editum ab Alexandro de Rhodes  E Societate Iesu ejusdemqu Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Romae, Typis et sumptibus  ejusdem Sacr. Congregat. MDCLI (1651), SuperiorumPermissev, 88ff, 450p,  deux colonnes +Linguae Annamiticae sev Tunchinensis bevis Declaratio, pp 1-31,

3. Histoire du royaume du Tonkin par A. de Rhodes, Revue Indochinoise, 1908, 2° semestre, 30 juillet, 15 août, 31 août, 15-30 septembre. Traduction de Tunchinensis historiae libri duo quorum altero status temporalis huius Regni …, Lyon, 1652.

4. Voyages et missions du Père Alexandre de Rhodes de la Compagnie de Jésus, en la Chine et autres royaumes de l’orient. Nouvelle édition par un père de la même Compagnie (Le Père Auguste Carayon), Paris, Julien Lanier et cie, 1854 pp VII-448.

II. Dictionnaires et grammaires [10]

1. Pigneau de Behaine Joseph Georges (1741- 1799) membre du Séminaire des Missionnaires de Paris, évêque d’Adran, vicaire apostolique de  Cochinchine, de Cambodge, de Ciampa,  Vocabularum annamitico-latinum,1772, 729 p,, Edition en fac-similé du manuscrit original, Documents des Archives des Missions Étrangères de Paris, 2001, 729 p, 34,5 x 24 (Traduction en vietnamien : Tu vi Annam Latinh préfacé par Nguyên Dinh Dâu, Thanh Pho Hô Chi Minh, Nha xuât ban Tre, 1999, 574 p, 14 x 20.

2. Taberd A.L (1794-1840), Dictionnarum annamitico-latinum, primum incetum ab P.J Pigneaux, episcopo adranensi, vicario apostolico Cocincinae, dein abslutum et editum a I.L Taberd, episcopo isauropolitano, vicarioapostolico Cocincinae, Serampore, EX Typis, J.C Marsham, 1838, XLVI, 7322-128 p, 28cm. Réimprimé au Viêt Nam en 2004 par le Centre d’études de la culture nationale.

3. Aubaret Gabriel, Grammaire annamite, suivie d’un vocabulaire français-annamite et annamite-français, Paris, Imprimerie Impériale, 1867.

4. Truong Vinh Ky, Jean Baptiste Petrus, Abrégé de grammaire annamite, Saïgon, Imprimerie Impériale, 1867.

5. Legrand  de la Liraye 1868   Dictionnaire élémentaire Annamite-Français, Saïgon, Imprimerie Impériale, 184 p.

6. Theurel, Mgr Joseph, Dictionnarum annamitico-latinum, ex opere Taberd con tans, nec no ab J.S Theurel, episc, A canthensi, vicario apost, Tunquini occidantalis recognitum et notabiler adauctumad quod ac-cessit, Appendix de vocibus sinicis et locutionibus minus usitatis, Nin Phu, Ex Typis Missionis Tunquini occidentalis, 1877, XXX-566-71 p

6. Truong Vinh Ky,  Jean Baptiste Petrus, Grammaire de la langue annamite, Saïgon, C.Guilland et Martinon, 1883, 304 p.

7. Truong Vinh Ky, Jean .Baptiste PetrusGuide de la conversation annamite. Sách tâp nói chuyên tiêng Annam vá tiêng Phangsa. 2e édition. Saigon, Ban-in Nhà Hàng C. Guilland et Martinon, 1885.

8. Truong Vinh Ky, Jean Baptiste Petrus Petit dictionnaire franco-annamite, Nouvelle édition ornée du portrait de l’auteur illustrée de 1250 gravures extraites du Petit Larousse illustré. Saigon, F.-H. Schneider, 1911 (Première édition, 1887).

9. Huynh Tinh Cua, dit Paulus Cua, Dictionnaire annamite … Dai nam quâc âm tu vi. Tham dung chu nho có giai nghia, có dan chúng, muon 24 chu cái phuong Tây làm chu bô. Deux volumes. Saigon, Rey, Curiol & Co., 1895 – 1896.

10. Génibrel, J.MF,  Dictionnaire annamite-Français comprenant 1° : tous les caractères de la langue annamite vulgaire avec l’indication de leurs divers sens propres et figurés et justifiés par de nombreux exemples, 2° les caractères chinois nécessaires à l’étude de Thu Tho, (=Quatr Livres classiques chinois), 3° la flore et la faune de l’Indochine par JMF Genibrel, missionnaire apostolique, 2° édition refondue et considérablement augmentée, Saïgon, Imprimerie de la Mission à Tân Dinh,  1898, 987 p.

11. Hue, Gustave, MEP,  1937  Dictionnaire Annamite-Chinois-Français, Hanoi, Imprimerie Trung Hoa Thiên Ban, 1937, 1199-7 p.

12. Cordier Georges, Dictionnaire annamite-français à l’usage des élèves et des annamitisants, Hanoi, Imprimerie Tonkinoise, 1930, 1433 p.

13. Gouin Eugène, Dictionnaire vietnamien, chinois, français, Saïgon, Imprimerie d’Extrême-Orient, 1957, réédité en 2002 par les Editions You Feng, en collaboration avec Les Indes Savantes et les Missions Étrangères de Paris.

III. Ouvrages et articles

1. Bordreuil, Daniel,  Etude biographique schématique sur le R .P Alexandre de Rhodes, S.J, (1591-1660) apôtre de l’Annam au XV11ème Siècle, Thèse de Maîtrise en Théologie soutenue le 8 Avril 1954, Faculté Libre de Théologie  Protestante, d’Aix en Provence.

2. « Bref aperçu sur l’histoire de l’étude des parties du discours vietnamien (1ère période), Lê thi Xuyên, Pham Thi Quyên,  Do Quang Viêt, Nguyên Van Bich, (Université Paris VII, Univerité Nationale de Hanoi), Histoire Épistémologie Langage, 2004, pp 137-158.

3. Brocheux Pierre, Hémery Daniel, Indochine, la colonisation ambiguë, Parsis, éditions la découverte, 2004

4. Cadière Léopold,  Missions Étrangères de Paris, « Les Européens qui ont vu le Vieux Hué : le père de Rhodes », Bulletin des Amis du Vieux Hué, II, 1915, pp 231-250.

5. Cadière Léopold, « Le Titre divin en annamite. Etude de terminologie chrétienne », Revue d’histoire des missions, supplément au n°de Décembre 1931, pp 1-27 .

6. Cadière Léopold, « Iconographie du Père de Rhodes », Bulletin des Amis du Vieux Hué, XXV, 1938, pp 27-62.

7. Francis, John de, Colonisation an language policy, La Haye, 1977

8. Haudricourt, André Georges, « Origine des particularités de l’alphabet vietnamien », Bulletin Dân Viêt, 3, EFEO, 1949, pp 61-68.

9. Jacques, Roland, « Le Portugal est la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l’histoire », Revue d’histoire de la France d’outre-mer, T 85, 1998, n° 318, pp 21-                                   54.

10. Le courrier du Viêt Nam, 4, Juillet 2004, Hông Nga et Sébastien.

11. Moussay Gérard, Les dictionnaires vietnamiens du XVIIème au XXIéme siècle, Texte inédit aimablement communiqué par l’auteur, 8 p.

12. Nguyên Phu Phong, « Regards comparatifs sur les deux écritures vietnamiennes », Cahiers d’études vietnamiennes, 15, 2001, pp 1-22.

13. Nguyên Van Hoan, « Le quôc ngu, nouvel instrument de la langue vietnamienne », Approches Asie, n° 7, Mars 1984, pp 70-88)

14. Phan Dan Binh, « Romanisation de l’écriture et  alphabétisation au Viêt Nam. Bilan et problèmes », in Illetrismes : variations historiques et anthropologiques, sous la direction de Bernard Frankael, Paris, BPI, Centre Georges Pompidou, 1993, pp 125-137.

15.  « Souvenir d’ Alexandre de Rhodes (1591-166) », 37ème cahier de la Société de géographie de Hanoi, Hanoi, G.Taupin, 1941, tirage à part du n°41 de la revue Indochine,  spécialement réimprimé par les Amis du Vieux Hanoi et les membres du Comité du Monument d’Alexandre de Rhodes, 15p.Cf notamment les articles suivants : R.Bourgeois, Alexandre de Rhodes, pp 3-5, P.Boudet, Les œuvres du R.P Alexandre de Rhodes, pp 6-8,  Nguyên Van Tô, Le père Alexandre de Rhodes et la transcription de Quôc Ngu, pp 9-10.  de Francis, Colonisation and language policy, La Haye, 1977.

16. Trinh Van Thao, Vietnam. Du confucianisme au communisme, Paris, L’Harmattan, Logiques sociales , 2007. 

17. Vietnamese Lexicography, Nguyên Dinh Hoa, http : //www.vietnamjounal.orgarticle 51

18. Vu Khanh Tuong, Les missions jésuites avant  les missions étrangères au Viêt Nam (1615-1665), Travail présenté pour l’obtention du Doctorat en Théologie, Institut Catholique de Paris, 1956.

[1] Le  quôc ngu est la transcription en alphabet latin  de la langue vietnamienne.

[2] Le patronyme Rueda , vient de rueda (rouelle), petit disque rouge que les juifs de ces contrées devaient porter sur leurs vêtements à partir du XIIIème

[3] Une langue dravidienne proche du Tamoul

[4]Alexandre Lê, Etude du Nôm, écriture idéographique de la langue vietnamienne : son    histoire, sa  structure et sa valeur littéraire , Paris, I.N.A.L.C.O, 1995, D.E.A de langue vietnamienne,            pp 61-60.

[5] Pham Dan Binh, Littérature vietnamienne et apports français au début du 20°siècle, in « Littérature d’Extrème-Orient au xx° siècle », Arles, Editions Philippe Picquier, 1993, p 57 .

[6] Pham Dan Binh , ibid .

[7].Phan Ngoc, op.cit, p 131 .

[8] Lettre de Paulin Vial adressée au Gouverneur de Saïgon le 15 Janvier 1878 in J.Bouchot, Petrus Truong Vinh Ky, érudit indochinois, Saïgon, 3°édition, 1927, p 48 . Cité par Nguyên Van Hoan, ), Revue Nam Phong, n°50, 1921, p 78 .

[9] Luoc su cu Nguyên Bac Hoc (Biographie succincte de Nguyên Bac Hoc1, cité par Nguyên Van Hoan, op.cit, 80

[10] Les dictionnaires et grammaires postérieurs au dictionnaire d’Alexandre de Rhodes, sont citéspar ordre chronologique.

Nguồn: https://phebinhvanhoc.com.vn/alexandre-de-rhodes-co-phat-minh-ra-chu-quoc-ngu/

Comments are closed.