Mấy nhận xét về cuộc chiến chống lại quyền tự do thể hiện

Russell C. SmithMichael Foster (Huffington Post – Mĩ)

Phạm Nguyên Trường dịch

Những vụ giết người do bọn khủng bố thực hiện trong thời gian gần đây ở Paris đã chứng minh một cách rõ ràng cho những công dân có tư tưởng tư do của hành tinh Trái đất rằngđiều kiện cần thiết để tạo lập một tương lai bền vững cho cuộc sống, tình yêu và sự sáng tạo là lí tưởng phổ quát về tự do thể hiện.

Thế giới cần tự do tư tưởng và tự do thể hiện hơn bao giờ hết. Khi những người có tư tưởng tự do, những họa sĩ biếm họa, những nhà thơ trào phúng và những người hoạt động văn hóa đủ mọi loại bị bắn chết ở một trong những trung tâm văn hóa của thế giới, thì tâm trí của chúng ta cần phải thay đổi một cách mạnh mẽ. Thế giới cần trí thông minh và thận trọng hơn bao giờ hết. Chưa bao giời thế giới lại cần những con người có khả năng nhìn sự hài hước, châm biếm hoặc thậm là tuyệt đối ngu dốt với nụ cười trên môi như hiện nay.

Thay vào đó, tâm trí của nhiều người đã bị chủ nghĩa quá khích bắt làm tù binh, và họ chấp nhận những vụ giết người không cần phân biệt, đốt sách, phá hủy văn hóa và nghệ thuật. Những những người có tư tưởng tự do, có tư duy sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện này. Người có thể bị những kẻ khủng bố đang tự quảng cáo trên Internet tẩy não, như các phương tiện truyền thông dường như khẳng định hay không? Nếu thế thì trên thế giới này đang có những người không có ý chí, họ không có những suy nghĩ của riêng và không thể sống cuộc sống của riêng mình.

Chả lẽ cuộc tìm kiếm nạn nhân của những vụ giết người lại trở thành cuộc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời ư? Thuộc về tôn giáo hay nhóm người dung túng tội giết người là không thông minh, không có đầu ócvà hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Trong thế giới của chúng ta, khi các tôn giáo đã bị xuyên tạc và suy đồi quá mức như hiện nay, coi những tên giết người là những kẻ cực đoan là việc làm vô nghĩa. Nhóm người liên kết với nhau nhằm mục đích giết người hoàn toàn không phải là những người có đạo, theo nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu về đạo.

Khi một tư tưởng tôn giáo đã bị xuyên tạcvà trở thành môn bài cho việc giết hại những người đã từng có hành động xúc phạm những kẻ giết người, thì không ai có thể chấp nhận hay dung thứ cho tư tưởng đó.

Có thời chúng ta đã tưởng rằng xu hướng ở một số quốc gia Trung Đông đang thúc đẩy sự kiện là những con người nhạy cảm ở đó sẽ lên tiếng phản đối và không đi theo các nhà lãnh đạo của họ, nếu những nhà lãnh đạo đang dẫn dắt người dân của mình đi vào con đường lầm lạc. Khi hành động khủng bố được thực hiện nhân danh một hệ tư tưởng mà một số người tin, nhưng những người này là có cảm giác rằng đấy là những hành động vô luân, thì các tín đồ phải nhìn vào những việc vừa xảy ra và tự hỏi cái giá mà họ phải trả khi vẫn tiếp tục im lặng là gì. Chưa bao giờ thế giới cần lòng dũng cảm để có thể cất lên tiếng nói trong xã hội toàn trị hơn là lúc này.

Hệ tư tưởng của lòng căm thù kết hợp với một tôn giáo không làm thế giới trở thành bền vững. Không thể tưởng tượng nổi thế giới mà không có tự do tư tưởng và tự do thể hiện. Nếu người ta không thể thấy sự khác biệt giữa châm biếm, hài hước, những cuộc thảo luận đầy trí tuệ và không hiểu rằng bị xúc phạm là một phần tự nhiên trong giao tiếpgiữa người với người trong xã hội tự do, thì nền văn minh sẽ chui vào những cái túi và những cái bong bóng, chứ không lan tỏa một cách đồng đều như nhiều người trong chúng ta từng hi vọng.

Nhà văn chuyên viết chuyện khoa học viễn tưởng, William Gibson, đã nói:“Tương lai đã có mặt ở đây, nó chỉ phân bố không đồng đều mà thôi”.Cũng có thể nói như thế về trí thông minh, hài hước, thận trọng và tự do tư tưởng. Lúc này, tiếng cười không chỉ là thứ thuốc tốt nhất, nó còn là thứ thuốc quan trọng nhấtcần phải được phân phối ra toàn thế giới.

Russell C. Smith – là nhà văn và người viết quảng cáo

clip_image001

Michael Foster – là nhà tương tai học, tâm lí học, thiết kế trang mạng và nghệ sĩ nhiếp ảnh

Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/russell-c-smith/notes-on-the-war-against-_b_6844376.html

16/03/2015

Comments are closed.