Truyện cười, giai thoại Liên Xô và Liên bang Nga (kỳ 4)

LKH sưu tầm và dịch

1. MAY QUÁ!

Một lần đang cùng Lênin dạo chơi quanh Kremli, Gorki thấy chú chim bay trên trời “bậy” ngay lên mũ lãnh tụ. “Hú vía!”, ông nghĩ thầm và thốt lên thành lời:

– May quá!

– May gì thế ông bạn?,- Lênin hỏi

– May mà lũ bò cái không biết bay!

2. LÊNIN Ở BA LAN

Trong triển lãm, người ta treo bức tranh “Lênin ở Ba Lan”. Tranh vẽ cái lều cỏ, từ “Lều”, thò ra ra hai cặp chân, một của đàn ông, một của đàn bà.

– Đây là Lều cỏ ở Vịnh Phần Lan. Kia là chân Dzepzhinski và chân Krupskaya, – Hướng dẫn viên giải thích.

– Thế Lênin ở đâu?

– Nhan đề nói rõ rồi: “Lênin ở Ba Lan”!

3. MANG CHO NHÀ TRẺ! CHO TẤT!

– Thưa đồng chí Vladimir Ilich, có mấy bác Thổ Mừ tới thăm đồng chí.

– Thế à? Họ có mang gì tới không?

– Có, thấy có cá tươi.

– Thế họ đi bao lâu thì tới đây?

– Dạ, hai tuần ạ.

– Bảo mang cho nhà trẻ! Cho nhà trẻ tất nhé!

4. TREO LÊN, HAY ĐÓNG ĐINH?

Năm 1920, vì thành tích lao động xuất sắc, một bác công nhân được khen thưởng. Phần thưởng là chân dung Lênin và chân dung Trosky. Trở về căn phòng trống trơn, trong phòng chỉ có mỗi tấm nệm trải sàn và chiếc đinh đóng trên tường, bác nghĩ mãi không ra: “Treo Lênin lên, đóng đinhTrosky vào tường thì tốt, hay treo Trosky, đóng đinh Lênin vào tường sẽ tốt hơn?”.

5. ĐẠI HỌC CỘNG SẢN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHƯƠNG ĐÔNG

– “Đại học cộng sản của người lao động phương Đông” là cái quái gì thế?

– Nó là trường học láu cá, ông Lênin mở ra cho cánh Do Thái dùng tiếng Anh dạy đám da đen và dân Tàu làm cách mạng theo kiểu Nga.

6. SỰ TIẾN HÓA HOÀN HẢO

Thời Lênin tựa như ĐƯỜNG HẦM: xung quanh toàn bóng tối, ánh sáng ở phía trước. Thời Stalin như trên XE BUÝT: một người lái, nửa đám đông ngồi im, nửa còn lại lắc lư. Thời Khrushev là RẠP XIẾC: một người nói, tất cả đều cười. Thời Breznev tựa như RẠP CHIẾU BÓNG: ai cũng mong mau hết phim.

7. KHÁC NHAU THẾ NÀO?

– Cộng sản và chống cộng khác nhau thế nào?

– Cộng sản là người đã đọc hoặc có nghe nói về trước tác của Marx và Lênin. Chống cộng là những người hiểu rõ trước tác của các vị ấy.

Comments are closed.